Cục An toàn thông tin cho biết, mục đích của việc xây dựng và ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm EDR là nhằm khuyến nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm an toàn thông tin trong nước.
Đồng thời, tạo chuẩn mực chung đối với các sản phẩm an toàn thông tin trong nước, hướng tới chuẩn mực quốc tế; thí điểm, đánh giá thực tế việc áp dụng yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.
Đối tượng áp dụng các nhóm yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm EDR là các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, đánh giá, lựa chọn sản phẩm EDR khi đưa vào sử dụng trong các hệ thống thông tin.
Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng, dài hạn của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin.
Từ tháng 6/2021, để góp phần hiện thực hóa mục tiêu nêu trên và phục vụ hoạt động đánh giá, kiểm định sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin đã đề xuất việc xây dựng danh mục yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho 11 sản phẩm an toàn thông tin trong nước.
Đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho 8/11 sản phẩm và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng, bao gồm: Sản phẩm Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall); Sản phẩm Quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin (Security Information and Event Management – SIEM); Sản phẩm Nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin (Threat Intelligence Platform – TIP); Sản phẩm Phòng, chống xâm nhập lớp mạng (Network-based Intrusion Prevention System - NIPS); Sản phẩm Mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN); Sản phẩm Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin (Security Orchestration, Automation and Response - SOAR); Sản phẩm Phòng, chống mã độc (Anti-Virus - AV); Sản phẩm Phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối (Endpoint Detection and Response - EDR).
Vân Anh
Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của Bộ TT&TT, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã phát triển rõ nét. Hiện tỷ lệ chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đã đạt 91% và sẽ đạt 100% vào năm 2021.
" alt=""/>Ban hành yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm phát hiện và phản ứng sự cố ATTT trên thiết bị đầu cuốiCác chuyên gia cũng cho biết thêm, trên thực tế, đã có rất nhiều người dân bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Để khiến người dùng “sập bẫy”, đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo này chủ yếu đánh lòng tham hay nỗi sợ hãi.
Điểm ra một số kịch bản phổ biến đang được nhiều đối tượng xấu sử dụng để lừa đảo người dân, Trung tâm NCSC thông tin, trong đó có kịch bản đối tượng xấu giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia...
Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình.
“Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng”, chuyên gia NCSC phân tích.
Một kịch bản phổ biến khác là đối tượng xấu giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa.
Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.
Bên cạnh đó, nhiều người dân còn gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện…
Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo này, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Ngoài ra, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video do một số YouTuber thực hiện kể về quá trình bị lừa đảo hoặc các tình huống được xây dựng trên những câu chuyện có thật.
Đơn cử như YouTuber “Anh Thám Tử” đã tạo dựng những tình huống lừa đảo có thật thông qua việc ra mắt website Dauhieuluadao.com (Dấu hiệu lừa đảo), với mong muốn hỗ trợ người dùng có thêm kiến thức, kỹ năng phòng tránh trước những cuộc tấn công lừa đảo.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Trung tâm NCSC và Google đã hợp tác cho ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng. Trang web này cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời đưa ra những “nguyên tắc vàng” trong hành xử để giúp người dân tự ngăn chặn, bảo vệ mình.
Kể từ khi ra mắt, dự án “Dấu hiệu Lừa đảo” đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, sự lan tỏa của dự án lần này đã tạo cảm hứng cho nhiều Nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Từ đó, nhiều YouTuber đã sản xuất ra các video có nội dung dựa trên các tình huống lừa đảo điển hình và có thật, được nhiều người dân cảnh báo về Trung tâm NCSC.
Cụ thể, đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dân dễ dàng nhận biết chiêu trò lừa đảo, chiến dịch lần này đã có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng. Các nhà sáng tạo nội dung YouTube như Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử; hay các nhóm sáng tạo BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, và nhóm Hài độc thoại Saigon Tếu đã sáng tạo ra các video và bài viết với chủ đề xoay quanh các tình huống lừa đảo thường xảy ra trong thực tế, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan và cả tin dẫn tới việc bị mắc bẫy của kẻ lừa đảo.
Vân Anh
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử.
" alt=""/>“Điểm mặt” một số kịch bản phổ biến được sử dụng để gọi điện lừa đảo người dânVenice, nằm ở Đông Bắc Italia trong một bờ vịnh trên Biển Adriatic, vốn nổi tiếng với hệ thống đường thuỷ mang tính biểu tượng. Kể từ khi lệnh cách ly toàn quốc tại Italia được ban bố hôm 8/3, thành phố vốn luôn đông nghịt du khách này gần như trống không.
Ảnh chụp cách nhau một năm của Venice |
Bức ảnh hồi tháng 4 năm ngoái cho thấy, hàng chục chiếc thuyền trên kênh đào Grand và kênh đào Giudecca, nhưng trong bức ảnh năm nay, số lượng thuyền đã ít hơn hẳn.
Các lệnh cách ly và phong toả trên toàn thế giới cũng có tác động đáng kể lên môi trường. Chỉ vài ngày sau khi lệnh cách ly được áp dụng, người dân Venice bắt đầu chia sẻ hình ảnh của những chú cá có thể được nhìn thấy từ trong đầm phá, nơi thường xuyên có thuyền chạy làm khuấy tung phù sa từ lưu vực.
Nước trong kênh đào tại Venice đã trong hơn rất nhiều giữa lệnh phong ly |
Trong khi đó, cách hàng ngàn dặm tại Ấn Độ, người dân đã có thể nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ nhờ sự tụt giảm mức ô nhiễm không khí. Tương tự, những hình ảnh chụp từ vệ tinh trên bầu trời nước Mỹ cũng cho thấy ô nhiễm đang có chiều hướng giảm khi hàng triệu người được yêu cầu ở nhà.
Anh Thư
" alt=""/>Ảnh vệ tinh tiết lộ thay đổi ở thành phố lãng mạn nhất Italia do Covid