Dưới đây là những sai lầm mẹ cần sửa khi chăm sóc trẻ bị đi ngoài do Ths.BS Hoàng Thị Năng - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến cáo.
Dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài
Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn, cầm đi ngoài là rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo nhưng thực chất lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn. Càng kéo dài càng khiến bệnh tiêu chảy trở nặng, trẻ bị mất nước nhiều và có thể tử vọng nếu không kịp thời chữa trị.
Một số mẹ còn tự ý cho trẻ uống những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc mà không biết chúng có thể ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ.
Tự dùng kháng sinh có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Rất nhiều bà mẹ có thói quen tự cho con mình uống thuốc kháng sinh khi bị tiêu chảy. Đây là cách chữa sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
Do đó, khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh, bạn cần cho trẻ đến khám bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.
![]() |
Kiêng ăn thịt, cá, trứng, sữa, chỉ ăn cháo trắng
Quan niệm kiêng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và chỉ cho trẻ ăn cháo trắng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất sẽ chỉ khiến trẻ kiệt sức, lâu khỏi bệnh hơn.
Ngược lại, khi trẻ bị tiêu chảy, những loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa cần được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để trẻ không bị kiệt sức vì thiếu chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để trẻ có sức chiến đấu với bệnh tật. Mẹ lưu ý nên chọn thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn này.
Cho uống oresol không đúng nồng độ
Dung dịch oresol có tác dụng bù nước cho trẻ bị tiêu chảy nhưng nếu trẻ uống với nồng độ đặc hoặc loãng quá sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều, làm tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, orsesol pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp thêm quá nhiều muối, tăng lượng muối có trong máu, khiến trẻ sốt cao, co giật, hôn mê,…
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để tìm nguyên nhân tiêu chảy
Theo Ths.BS Hoàng Thị Năng, tiêu chảy kéo dài do nhiều nguyên nhân: có thể do nhiễm khuẩn các vi khuẩn, do virus, ký sinh trùng, nấm; do chế độ ăn… Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác, không liên quan đến hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa… Loại tiêu chảy này thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.
Theo Ths.BS Hoàng Thị Năng, muốn trị bệnh tiêu chảy cho trẻ, cần tìm rõ nguyên nhân bằng cách cho trẻ đi khám và làm các xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế để có cách điều trị đúng.
Tuy nhiên, trẻ tiêu chảy đi ngoài liên tục và yếu mệt lại cộng thêm với việc chờ đợi ở những nơi khám bệnh đông đúc sẽ rất bất tiện khiến trẻ mệt mỏi đồng thời lây chéo các bệnh tật khác. Các mẹ có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà.
Sau khi nhận được thông tin đăng ký, tổng đài bệnh viện sẽ gọi lại và có nhân viên đến tận nhà lấy mẫu phân để xét nghiệm.
Kết quả sẽ được trả lại và thông báo cho người bệnh. Sau đó, sẽ có bác sĩ tư vấn qua điện thoại về cách điều trị bệnh cho bé.
Chi phí của mỗi lần xét nghiệm máu và phân như vậy chỉ mất khoảng 200 -400.000.
Lưu ý khi lấy mẫu phân làm xét nghiệm tận nhà:
Cho trẻ đi ngoài vào bô sạch, không lẫn nước tiểu (không lấy phân trong bỉm).
Dùng que lấy phân (que sẵn vô khuẩn hoặc que sạch), lấy phân chỗ nghi ngờ: nhầy nhớt, lỏng, bọt, máu,... lấy 10- 15g phân vào lọ sạch đậy kín lại.
Phân lấy xong bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Nhân viên sẽ đến lấy mẫu và tiếp tục được bảo quản để chuyển về khoa Xét nghiệm. Nếu mẫu này bảo quản trong nhiệt độ lạnh có thể duy trì được 4-6 tiếng.
Lâm Anh
" alt=""/>4 sai lầm của mẹ khiến trẻ tiêu chảy kéo dài"Đây là quyết định khó khăn, nhưng thực tế là có nhiều cầu thủ nổi bật hơn ở vị trí của cậu ấy", Gareth Southgate giải thích khi gạt Marcus Rashford khỏi danh sách đội tuyển Anhchuẩn bị cho EURO 2024.
Southgate triệu tập đến 33 cầu thủ trước khi sàng lọc danh sách chính thức sang Đức, thông qua trận giao hữu với Bosnia trên sân St James' Park ngày 3/6.
Rashford không có chỗ trong danh sách sơ bộ, mặc dù anh hiện đứng thứ 6 về số lần khoác áo "Tam sư" trong số các cầu thủ hiện còn thi đấu.
Cho đến nay, ngôi sao 26 tuổi của MU có 60 trận đấu quốc tế và ghi 17 bàn. Chỉ có 5 người đá nhiều hơn anh: Harry Kane (89 trận), Kyle Walker (82), Jordan Henderson (81, không được gọi), John Stones (71) và Harry Maguire (63).
Có nhiều ý kiến khác nhau khi Southgate loại Rashford, nhưng đây là quyết định công bằng khi xét theo phong độ trong mùa giải 2023-24.
Ollie Watkins, Jarrod Bowen, Ivan Toney hay Eberechi Eze, những người có ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế, có hiệu suất tấn công vượt trội so với những gì Rashford thể hiện ở MU. Anh chỉ hơn Jack Grealish.
Trong mùa giải mà MUcó thứ hạng thấp nhất kể từ khi Premier League được thành lập, Rashford là gánh nặng của đội.
Ở Champions League, số thẻ đỏ (1) của Rashford còn nhiều hơn bàn thắng (0). Đây cũng là mùa đầu tiên, sau 8 mùa liên tiếp, Rashy không ghi bàn thắng nào trên đấu trường châu Âu.
Sau khi bất ngờ bùng nổ mùa 2022-23, Rashford trở nên ích kỷ hơn ở mùa giải này. Anh dứt điểm nhiều, đôi khi rườm rà khiến cho những cơ hội tốt của đội nhà trôi qua một cách đáng tiếc.
Lần gần nhất Rashford ghi bàn ở Ngoại hạng Anh là trận thắng Everton hôm 9/3. Anh thực hiện 60 pha dứt điểm ở giải đấu, ghi 7 bàn. Trong khi đó, Rasmus Hojlund ghi 10 bàn từ 38 lần dứt điểm.
Tính trên mọi mặt trận, cầu thủ người thành phố Manchester chỉ có 1 bàn trong 8 trận gần nhất được HLV Erik ten Hag tung vào sân. Đó là pha lập công giúp MU thắng Liverpool 4-3 sau 120 phút nghẹt thở ở tứ kết FA Cup.
Tìm niềm vui ở FA Cup
MU đang có mùa giải thảm họa dù 206 triệu bảng được đầu tư để Erik ten Hagnâng cấp đội hình. Trong cuộc khủng hoảng, Rashford là nỗi thất vọng lớn nhất.
Rashford cần 325 phút để ghi 1 bàn ở Premier League 2023-24, nhiều hơn 100 phút so với mức trung bình của anh trong toàn bộ sự nghiệp tham dự giải đấu (cứ 225 phút thì có 1 bàn).
Không chỉ Southgate, mà Ten Hag cũng thất vọng với Rashford nên để anh ngồi dự bị trong 2 trận cuối cùng ở Premier League.
Ten Hag hết kiên nhẫn với Rashfordnên phải tìm kiếm giải pháp mới cho trận chung kết FA Cup gặp Man City cuối tuần này (21h ngày 25/5).
Kế hoạch của nhà cầm quân người Hà La là xếp Bruno Fernandes đá "số 9 ảo". Trong trận lượt về với Man City ở Premier League vừa qua, ông đã thực hiện giải pháp này và được xem là khá tích cực (dù thua ngược 1-3).
Chung kết FA Cup trở thành hy vọng cuối cùng để MU tránh khỏi thảm họa. Đánh bại Man City trên sân Wembley là cách duy nhất để MU được dự cúp châu Âu mùa sau.
Bản thân Rashford cũng mong muốn giải thoát cho chính mình bằng việc đánh bại Man City, đối thủ mà anh có 20 lần gặp, ghi 6 bàn.
Tuy vậy, khả năng Rashy dự derby Manchester vẫn là một câu hỏi lớn. Anh đang phải cạnh tranh với cầu thủ trẻ Amad Diallo - người gần đây được Ten Hag ưu ái với vị trí tấn công biên phải.
Dù đá chính hay dự bị, Rashford phải biết nắm bắt cơ hội để thể hiện mình. Tương lai của anh sẽ được quyết định dựa trên màn trình diễn trong trận chung kết FA Cup.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thịt vịt được nhiều người chọn trong chế độ ăn kiêng, giảm cân. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ thịt vịt theo Đông y:
- Nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hàng ngày chữa nóng trong, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.
- Hầm với gừng tươi, ăn làm thuốc bổ âm, bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ, với nhân hạt hồ đào và đường phèn, ăn liên tục 3 ngày, chữa thở khò khè.
- Dùng nấu cùng với đông trùng hạ thảo hoặc hạt khiếm thực (15g) chữa tiểu đường.
- Nấu cùng sa sâm (30g), ngọc trúc (30g), chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý do thịt vịt có tính mát, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.