Trao đổi với ICTnews, đại diện phía FapTV cho biết sự việc diễn ra khoảng từ 9 - 10 giờ sáng nay (28/5). Hacker đã chiếm quyền trong thời gian ngắn, đổi tên kênh và đăng tải video, đường link dụ dỗ người xem.
Đến thời điểm hiện tại, đội ngũ FapTV đã lấy lại quyền kiểm soát kênh và đang xử lý các vấn đề kỹ thuật. Theo dõi cho thấy, kênh FapTV đã lấy lại được tên cũng như các video đã đăng tải trước đó.
Với 13,3 triệu lượt subs, FapTV là kênh YouTube có lượng người theo lớn tại Việt Nam với nhiều nội dung hấp dẫn thu hút hàng triệu lượt xem, trong đó nổi nhất là series "Cơm nguội".
Phía FapTV cũng thông tin rộng rãi đến cộng đồng người theo dõi về vụ việc. “Do chính sách không nhận quảng cáo tiền ảo nên hacker đã căm phẫn và hack kiểm soát kênh YouTube của FapTV”. Đồng thời, cảnh báo người xem không truy cập các đường link lạ được gắn kèm vào những video này. “Chúng tôi cảnh báo mọi người không click vô clip đang live trên kênh hoặc các link lạ để tiếp tay cho hacker. Bộ phận kỹ thuật của FapTV đang làm việc với NASA để lấy lại kênh trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi cũng gửi lời cảnh báo đến các kênh đồng nghiệp, thị trường tiền ảo đang giảm khá sâu nên hacker sẽ còn tiếp tục lộng hành, hãy tỉnh táo và không click vô đường link lạ nhé”, kênh này thông tin.
Đây không phải lần đầu tiên một kênh của Việt Nam bị tấn công vì tiền mã hóa. Theo đại diện FapTV, trong vòng 1 năm trở lại đây rất nhiều kênh gặp tình trạng này.
Duy Vũ
Khi công nghệ phát triển xe điện ngày càng tiên tiến, các cuộc tấn công mạng nhắm vào xe điện trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thậm chí, nguy cơ tin tặc hack xe đang tăng lên khi các chương trình xây dựng trạm sạc ngày một nhiều.
" alt=""/>Kênh Youtube FapTV bị hacke lừa đảo chiếm đoạt tiền mã hóaNgày 19/7, hàng nghìn chuyến bay trên toàn cầu bị hủy hoặc trễ, các đài truyền hình không thể phát sóng, các buổi khám bệnh bị hủy và hàng triệu máy tính không khởi động lại được sau khi CrowdStrike phát hành bản cập nhật phần mềm lỗi, ảnh hưởng đến hệ điều hành Microsoft Windows.
Trên mạng xã hội X, CrowdStrike thông báo đã có tiến triển trong việc khắc phục hậu quả sự cố công nghệ thông tin (CNTT) được xem là “lớn nhất lịch sử”.
“Trong xấp xỉ 8,5 triệu thiết bị Windows bị tác động, một lượng đáng kể đã khôi phục và hoạt động lại”,công ty Mỹ viết.
CrowdStrike nói thêm, đang thử nghiệm phương thức mới để “tăng tốc khắc phục hệ thống bị ảnh hưởng” và nỗ lực để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận kỹ thuật này.
Trên LinkedIn, Giám đốc An ninh Shawn Henry của CrowdStrike tiếp tục gửi lời xin lỗi về sự cố. Ông gọi 48 giờ vừa qua là thời gian khó khăn nhất trong hơn chục năm ông làm việc tại đây. Vụ việc khiến công ty nhanh chóng mất đi niềm tin của khách hàng mà họ dành nhiều năm xây dựng.
“Chúng tôi đã làm cho những người mà chúng tôi cam kết bảo vệ thất vọng, và để nói rằng chúng tôi bị suy sụp còn là nói giảm nói tránh”,Henry viết trên LinkedIn.
Theo công ty dữ liệu bay OAG, hơn 9.600 chuyến bay khắp thế giới bị hủy kể từ ngày 19/7, với hãng hàng không Delta Air Lines chiếm gần một nửa. CEO Delta Ed Bastian chia sẻ, sự cố ảnh hưởng đến một ứng dụng quan trọng trong hệ thống CNTT của mình.
“Cụ thể, một trong các công cụ liên quan đến theo dõi đội bay bị ảnh hưởng và không thể xử lý hiệu quả số lượng thay đổi chưa từng có do gián đoạn hệ thống gây ra”.
Hãng hàng không lớn nhất châu Âu – Ryanair – tiết lộ đã hủy hơn 400 chuyến bay vào cuối tuần, chủ yếu do sự cố CNTT.
Tại Anh, Cơ quan y tế quốc gia cảnh báo các dịch vụ thăm khám sức khỏe bị hoãn do sự cố. Hiệp hội Y khoa Anh cho hay, các dịch vụ thăm khám bình thường không thể phục hồi ngay lập tức do các vấn đề CNTT gây tồn đọng đáng kể.
(Theo The Guardian)
" alt=""/>Phần lớn thiết bị ảnh hưởng sự cố CrowdStrike đã hoạt động trở lạiNgoài các ví online, khách hàng sử dụng điện có thể thanh toán tiền điện một cách dễ dàng vào bất cứ thời gian nào tại các địa điểm hoặc các cửa hàng có liên kết với Payoo trên toàn quốc như: cửa hàng điện máy (Thế giới di động, FPT Shop, MediaMart…), các cửa hàng tiện lợi (WinMart+, Circle K, Ministop…), các siêu thị (Aeon, Lotte mart, WinMart…).
Ngay từ cuối năm 2021, khi việc thanh toán qua ứng dụng tiền di dộng (Mobile money) được Chính phủ phê duyệt, PC Bắc Ninh đã hợp tác với các nhà cung cấp mạng VNPT, Viettel, Mobiphone. Đây là một loại hình dịch vụ thanh toán mới, rất phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn và những nơi xa hệ thống tài chính ngân hàng, hoặc những nơi dịch vụ mạng internet chưa phát triển. Theo đó khách hàng thanh toán tiền điện không cần phải có tài khoản ngân hàng, không cần điện thoại thông minh hay internet mà chỉ cần một chiếc điện thoại di động phổ thông có sử dụng tài khoản Mobile Money để thanh toán tiền điện thông qua tin nhắn SMS.
PC Bắc Ninh cũng đẩy mạnh công tác truyền thông như nhắn tin SMS, phát tờ rơi, dán thông báo, phát thông tin trên các phương tiện truyền thông của thôn, xã, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh để người dân đồng thuận, chuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Biến chợ truyền thống thành “chợ 4.0”
Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh vừa thống nhất triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ theo chủ đề “Chợ công nghệ bình thường mới - Chợ 4.0” trên địa bàn tỉnh theo lộ trình.
Cụ thể, trong tháng 11/2022, Bắc Ninh sẽ triển khai thử nghiệm cách thức giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt tại 2 chợ: Chợ Nam Sơn (TP. Bắc Ninh) và chợ thị trấn Chờ (huyện Yên Phong). Bắt đầu từ tháng 12/2022 và năm 2023, sẽ triển khai đồng loạt tại các chợ còn lại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đại diện Viettel Bắc Ninh cho biết đang phối hợp xây dựng lộ trình, phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; tổ chức ra mắt mô hình “Chợ công nghệ bình thường mới - Chợ 4.0” hiệu quả nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ trên địa bàn.
Chị Ngọc Thảo chủ sạp bán đồ gia dụng tại chợ thị trấn Chờ cho biết hiện các tiểu thương đang được nhân viên Viettel Bắc Ninh hướng dẫn tạo mã QR. Từ đó, người dân có thể dễ dàng thanh toán mọi mặt hàng bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money.
“Chợ Nam Sơn việc thanh toán không dùng tiền mặt đã rất phổ biến, hàng thịt nào cũng có số tài khoản ngân hàng treo sẵn, các cửa hàng quần áo có máy POS cà thẻ… Bây giờ còn có thanh toán qua mã QR rất tiện lợi, tôi mua mớ rau, đồ dùng hàng ngày cũng có thể thanh toán dễ dàng, không cần mang theo tiền mặt hay lo đổi tiền lẻ”, anh Lương Hiệp, một người dân ở gần khu chợ Nam Sơn chia sẻ.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi lĩnh vực
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều dịch vụ công. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt đối với lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực, viễn thông, giao thông...
Ngoài ra, các công ty, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ... trong tỉnh đã mở rộng nhiều hình thức thanh toán: thanh toán bằng thẻ của hầu hết các ngân hàng, thanh toán tiêu dùng thông qua các ứng dụng tích hợp trong điện thoại di động thông minh. Hay việc các doanh nghiệp, đơn vị cũng đang nỗ lực triển khai hệ thống hóa đơn điện tử, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thanh toán…
Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến cuối năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại… sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán điện tử, tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, QR code, POS, thẻ tín dụng...
Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, hoàn thiện, triển khai các văn bản quy định về hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, kịp thời nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.
Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng. Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Thu Hoài
" alt=""/>Bắc Ninh: Đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân