Trong lịch sử,ìsaoquyềntrượngcủahoahậucũngthườnggâytranhcãxem lại bóng đá hôm nay nhiều vị hoàng đế mang vương trượng tượng trưng cho uy quyền hoàng gia. Kể từ đó, quyền trượng được xem như một biểu tượng của quyền lực.
Ngày nay quyền trượng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, quyền trượng đã được sử dụng như một biểu tượng về quyền uy của nhan sắc trong suốt nhiều năm ở Hoa hậu Việt Nam.
Người đẹp trong giây phút đăng quang Hoa hậu Việt Nam trong cả thập kỷ qua luôn đội vương miện và giơ cao quyền trượng.
Hình ảnh và thiết kế quyền trượng cũng luôn gây tranh cãi ở cuộc thi hoa hậu. Mẫu thiết kế quyền trượng theo đó thay đổi liên tục vì phản ứng của dư luận.
Năm 2010 khi Hoa hậu Ngọc Hân đăng quang, vào khoảnh khắc được trao quyền trượng, hoa hậu phải dùng hết sức bê đỡ, vì quyền trượng có thiết kế cồng kềnh.
Năm 2018, Trần Tiểu Vy trở thành Hoa hậu Việt Nam với quyền trượng được thiết kế với các vòng cung màu nhũ vàng được điểm tô bằng tám viên đá Swarovsky, trên đỉnh quyền trượng là viên đá Swarovsky 13 ly. Nhưng, có lẽ, cũng chưa có năm nào, quyền trượng hoa hậu trở thành tâm điểm dư luận, bị chỉ trích chê bai, và bị chế hàng loạt hình ảnh như dụng cụ đầu bếp để chế giễu như năm 2018.
Cũng có những năm, quyền trượng hoa hậu được đầu tư với mức giá "khủng" như năm Đỗ Mỹ Linh đăng quang (quyền trượng 2,2 tỉ đồng), Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang (quyền trượng trị giá 2,5 tỉ đồng). Quyền trượng của hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên được đánh giá là quyền uy nhất, thiết kế cầu kỳ nhất, nhưng vẫn bị chê có phần màu mè.
Ngoài những đánh giá, tranh cãi về thiết kế, câu chuyện về việc hoa hậu có xứng đáng cầm quyền trượng - biểu tượng của quyền lực - cũng từng được bàn đến.
Cũng từng có những tranh cãi về việc, hoa hậu có xứng đáng được cầm quyền trượng, khi quyền trượng là biểu tượng về quyền lực?
Có lẽ, chính yếu tố “quyền lực” đã biến quyền trượng trở thành thứ “trang sức” luôn gây chú ý và dễ gây tranh cãi.