Sáng nay, ngày 17/8/2016, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã có buổi tiếp chuyên gia an ninh mạng quốc tế Allan Cytryn, Tổng Giám đốc Risk Masters International Inc. Vị chuyên gia này sẽ là một trong những diễn giả tại hội thảo Vietnam CIO Summit 2016 có chủ đề “Mô hình an ninh mạng phản ứng linh hoạt (Cyber Resilience) - Thực tiễn áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp trước các nguy cơ tấn công mạng” được tổ chức vào ngày 18/8/2016 tại Hà Nội.
Theo Vietnam Report, ông Allan Cytryn là chuyên gia kỳ cựu người Mỹ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành an ninh mạng quốc tế. Ông chính là kiến trúc sư trưởng dẫn dắt và khắc phục các sự cố lớn trong các cuộc tấn công khủng bố tại NewYork và London, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở New York và vụ đánh bom Tòa tháp NatWest ở London.
Trong cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng sáng ngày 17/8, đồng tình với quan điểm của Thứ trưởng về việc Chính phủ không thể một mình thực hiện đảm bảo ATTT mà cần có sự phối hợp, hợp tác của khối tư nhân, doanh nghiệp, chuyên gia an ninh mạng Allan Cytryn cho biết, tại Mỹ cách đây 5 năm, câu hỏi Chính phủ cần làm gì để tăng cường hợp tác với khối tư nhân trong đảm bảo ATTT cũng đã được đặt ra.
Theo ông Allan Cytryn, ở phương Tây, hệ thống pháp luật có nhiều rào cản trong việc chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, tại Mỹ đã bắt đầu có sự nổi lên của mô hình hợp tác 3 bên giữa Chính phủ với các viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp. Nhiều cơ quan đã được thành lập để phát triển, mở rộng mối quan hệ đó. Và trong mô hình hợp tác này, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ về mặt pháp lý cho các hoạt động ở nước ngoài hay tham gia ký kết các thỏa thuận quốc tế nhằm đẩy mạnh khung pháp lý; xây dựng một trung tâm thông tin để các doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin song vẫn không phải lộ doanh nghiệp mình. “Đây là những việc mà các doanh nghiệp không thể tự mình làm được”, ông Allan Cytryn nói.
Với công tác đảm bảo ATTT của Việt Nam, chuyên gia Allan Cytryn khuyến nghị, Chính phủ nên phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn và cùng thực thi các tiêu chuẩn đó. Ông Allan Cytryn chia sẻ thêm: “Tôi đã đọc được trên một tờ báo Việt Nam trích lời một Thứ trưởng cho biết thiếu tiêu chuẩn là một trong những thách thức của Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa các tiêu chuẩn này vào thực thi trong cuộc sống cũng quan trọng không kém”.
" alt=""/>Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng tăngTheo ông Trí, bên cạnh việc hợp tác với các nhà bán lẻ, Microsoft cũng làm việc với các hãng sản xuất như Dell, Asus, Lenovo… để cài sẵn Windows bản quyền trước khi bán ra trên thị trường Việt Nam. Chương trình hỗ trợ này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển khác.
Ông Trí cho biết, có khoảng 98% máy tính cài Windows lậu hiện nay bị cài phần mềm mã độc. Bên cạnh các nguy cơ an toàn thông tin, bị đánh cắp dữ liệu… thì máy tính chạy hệ điều hành lậu có thể làm máy hoạt động không ổn định. Việc này, theo ông Trí, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các nhà bán hàng đối với khách hàng. Do đó, khi Microsoft đề xuất chương trình hợp tác nhằm cài đặt Windows có bản quyền trên các máy tính trước khi bán ra thị trường, các nhà bán lẻ khá hào hứng.
" alt=""/>30% máy tính mua mới tại VN hiện nay được cài Windows bản quyền