![]() |
Trang điện thoại Bphone nhưng toàn... iPhone. Ảnh chụp màn hình |
Cá biệt trong số này, có một chiếc iPhone Xs Max 512GB được rao giá 52.788.000 đồng, đắt hơn 22 triệu đồng so với giá bán của chiếc iPhone này phiên bản chính hãng. Đối với hàng nhập khẩu không thông qua Apple Việt Nam thì iPhone Xs Max 512GB còn thấp hơn, có giá khoảng 23,9 triệu đồng.
![]() |
iPhone Xs Max bán giá hơn 52 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình |
Cũng nhà bán hàng này trên Lazada, chiếc Samsung Galaxy Note 9 được rao giá… 28 triệu đồng, đắt hơn cả chiếc Note 10 đang bán hiện nay. Galaxy Note 9 đang bán tại Thế Giới Di Động với giá 22,9 triệu đồng.
Sản phẩm thứ 3, cũng là sản phẩm cuối cùng, của người bán này là chiếc Samsung Galaxy A50s. Chiếc máy đang được bán với giá 6,99 triệu đồng nhưng giá bán của người này lại chỉ có 3,49 triệu đồng.
PV ICTnews thử liên hệ với người bán qua trình chat trên Lazada nhưng chưa tiếp cận được.
Trong phần hỏi đáp về sản phẩm, một số người thắc mắc sản phẩm có chính hãng không, có được kiểm thử trước khi trả tiền không. Người bán khẳng định máy là hàng chính hãng nhưng không cho kiểm thử do chính sách của Lazada, và có thể đổi trả hàng theo chính sách của trang này.
Lại có iPhone rẻ như cho
" alt=""/>iPhone núp bóng… Bphone, bán giá trên trời dưới đấtAlex Zhu tại một sự kiện năm 2016. Ảnh: Greylock Partners
Mùa hè năm 2014, Alex Zhu cùng Louis Yang vẫn đang quay cuồng với thất bại của đứa con tinh thần đầu tiên - ứng dụng giáo dục muốn kết hợp cả Coursera và Twitter trong một sản phẩm. Anh phát hiện mọi người không thực sự muốn dùng smartphone để học. Thay vào đó, họ chủ yếu duyệt Facebook, chơi game, nhắn tin. Điện thoại chỉ dùng để giải trí và kết nối.
Với ít tiền còn sót lại từ 250.000 USD huy động được từ các nhà đầu tư mạo hiểm trước đó, Zhu nảy ra ý tưởng tiếp theo trên chuyến tàu tới Mountain View, California, Mỹ. Tại đây, anh nhìn thấy thanh thiếu niên nghe nhạc, chụp ảnh, quay video tự sướng rồi cho nhau xem màn hình của mình. Nó khiến anh nghĩ rằng họ có thể yêu thích ứng dụng kết hợp tất cả các yếu tố ấy.
Kết quả là Musical.ly ra đời. Với Musical.ly, ai cũng trở thành một ngôi sao giải trí.
Chỉ trong vòng một năm, Musical.ly đã đứng đầu bảng xếp hạng App Store tại Mỹ. Đây là trường hợp hiếm gặp đối với một ứng dụng do người Trung Quốc phát triển. Zhu từng làm việc tại hãng phần mềm SAP của Đức tại Mỹ nhưng sau đó chuyển về Thượng Hải, nơi phần lớn nhóm Musical.ly đang sinh sống. Hơn 10 năm trước, anh học kỹ sư dân sự tại Đại học Triết Giang.
Tháng 8/2016, CEO Facebook Mark Zuckerberg mời Zhu đến trụ sở công ty ở Menlo Park, California để đàm phán mua lại Musical.ly, theo nguồn tin của BuzzFeed. Các cuộc thảo luận diễn ra trong tháng sau đó khi một nhóm Facebook ghé thăm Zhu và Yang tại Thượng Hải. Có lẽ, Facebook xem Musical.ly là một nguy cơ.
" alt=""/>Alex Zhu: Từ startup thất bại tới người điều hành ứng dụng khiến Facebook phải kiêng dèTrong 7 giờ liên tục ngày 21/11/2019, đội tuyển sinh viên Việt Nam đã tranh tài cùng 9 đội của các nước khác trong khu vực ASEAN tại cuộc thi Cyber SEA Game 2019 (Nguồn ảnh: Cục An toàn thông tin)
Cyber SEA Game là cuộc thi về kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho các đối tượng trẻ (dưới 30 tuổi) khu vực ASEAN, với sự hợp tác tài trợ của Nhật Bản. Cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực an toàn thông tin ASEAN - Nhật Bản tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên, kỹ sư trẻ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin của các nước trong khu vực ASEAN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
Năm nay, Bộ TT&TT tiếp tục tuyển chọn các đội thi xuất sắc đại diện cho các kỹ sư, sinh viên Việt Nam tham gia tranh tài tại cuộc thi an toàn thông tin khu vực ASEAN Cyber SEA Game 2019.
Diễn ra ngày 21/11/2019, vòng chung kết cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 được tổ chức tại Thái Lan có sự góp mặt của 10 đội thi đến từ các nước khu vực ASEAN gồm Singapore, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Philipines, Brunei, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Đội thi được Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin tuyển chọn, cử tham gia cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 là đội Just ∫du It! gồm 4 sinh viên của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội là Đào Tuấn Linh, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Hoàng Thạch và Phạm Nguyễn Ngọc Biên.
![]() |
Đội sinh viên Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin Cyber SEA Game 2019 (Nguồn ảnh: Cục An toàn thông tin) |