Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
Nguyễn Quang Hải - 12/04/2025 10:08 Ý lich thi dau vleaguelich thi dau vleague、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
2025-04-18 08:18
-
Nhào lộn ấn tượng, Chi Pu đạt kỳ tích vượt mặt nhiều ngôi sao ở 'Đạp gió 2023'
2025-04-18 07:50
-
LTS: Nhân chủ đề Cha mẹ trong tim tôitrên báo VietNamNet, ca sĩ Hoàng Yến Chibi viết về người mẹ hy sinh mọi thứ cho con cùng cuộc hôn nhân không trọn vẹn của bố mẹ năm cô 18 tuổi.
Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, bố mẹ làm công nhân xí nghiệp cấp thoát nước. Mỗi chiều, bố mẹ lại bán xiên nướng ở chợ Nam Đồng. Chị em tôi cứ tan học lại đến chợ ngồi học bài chờ bố mẹ bán xong đưa về nhà.
Hồi ấy, nhà tôi nghèo lắm nhưng bố mẹ không để tôi thiếu thốn bao giờ. Tôi có xe đạp, có đồng phục, đi học có bố mẹ đưa đón. Nếu không mua nổi quần áo mới, mẹ sẽ mua đồ "si-đa" (quần áo đã qua sử dụng - PV)độc nhất cho tôi mặc. Dù vậy, các bạn vẫn phát hiện ra chuyện nhà tôi nghèo. Họ bảo nhau: "Con Yến trông chỉnh tề chứ bố mẹ nó nghèo rớt mồng tơi". Tôi không hiền đâu, tôi cãi tay đôi lại bằng hết.
Hoàng Yến Chibi trên tay mẹ lúc nhỏ. Hồi tiểu học, bố mẹ tôi không cho tiền ăn quà đâu. Đổi lại, tôi luôn được bà nội, bà ngoại lén dúi vào tay 4.000 đồng mỗi sáng, đủ mua 2 cái nem chua.
Cấp 2 tôi đi diễn nhiều, mẹ mới mua máy may để tập may trang phục cho tôi. Không ngờ tôi mặc đồ mẹ may đẹp quá, nhiều cửa hàng chủ động liên hệ đặt mẹ may. Dần dà, mẹ trở thành thợ may. Có tháng, người ta đặt mẹ hàng nghìn bộ quần áo. Tôi phải tham gia vắt sổ, cuốn bèo, đính kim sa phụ mẹ.
Mẹ may đồ rất nhanh, có thể may mấy chục bộ chỉ trong một đêm. Tôi nhớ mãi căn nhà chất đầy vải vóc đến nỗi xe phải để ngoài cửa, đêm nào cũng ngủ cùng vải. Tầng trệt chuyên chất vải cotton; tầng 1 và 2 là lụa, satin, kim tuyến... Tôi đã sống trong "nhung lụa" đúng nghĩa đen.
*
Bố mẹ tôi cũng như bao bố mẹ thời ấy, thường nghĩ "Thương cho roi cho vọt". Tôi từ bé luôn vâng lời, đến khoảng năm 15 - 16 tuổi lại bướng. Chẳng hạn mẹ định chở đi học, tôi lại "đốp" ngay: Không, hôm nay con tự lái xe đến trường! Mẹ may đồ mấy năm, tích cóp mua cho tôi chiếc Liberty, oách lắm dù đã có bằng lái đâu. Chiếc xe ấy đến giờ lọc cọc lắm rồi nhưng tôi vẫn giữ lại. Lắm lúc nghĩ lại, sao hồi ấy mình hư thế không biết!
Trận đòn nhớ đời của tôi là khi ở ngách 29 ngõ Tân Lạc. Đối diện ngõ nhỏ là nhà thờ. Mỗi Chủ Nhật, người ta lại hát Thánh ca, đánh chuông vang lắm. Tôi không nhớ nổi mình quấy gì để mẹ phải đánh. Chỉ nhớ tiếng người ta hát, tiếng chuông át cả tiếng cô bé Hoàng Yến khóc ầm lên vì bị đánh đòn...
Một đêm, mẹ tôi buồn ngủ đến díp cả hai mắt vẫn cứ cặm cụi may. Tôi đang lên cầu thang thì nghe một tiếng động lớn từ chiếc máy may. Quay lại, tôi thấy ngón út của mẹ bị chiếc kim máy may đâm xuyên hoàn toàn, mũi kim dôi ra gần một đốt ngón tay. Mẹ tôi không gào, không khóc, tự mình rút chiếc kim ra và kêu "Ối" một tiếng rồi thôi. Tôi thấy ngón tay của mẹ run bần bật không dừng.
Tôi luôn rùng mình mỗi khi nhớ lại. Kể từ khoảnh khắc đó, tôi nguyện cả đời không để mẹ làm mấy việc chân tay vậy nữa. Ngay hôm sau từ bệnh viện trở về, tôi dẫn mẹ bàn giao lại công việc cho bác thợ may. Tôi ngồi đấy vắt sổ mà cứ hồi tưởng cảnh đêm là khóc rưng rức. Cũng từ đó, mẹ tôi muốn gì được nấy tôi không bao giờ nói "không" với mẹ nữa.
*
Tôi cũng rất thương bố và em trai. Tôi và em trai hồi bé rất hay đành hanh nhau. Có lần bị tôi giành chơi lego, nó nổi điên cầm chiếc kẹp tóc cào rách mặt tôi, đến giờ vẫn còn sẹo. Có lẽ vì chuyện đó mà thằng bé càng lớn càng ngoan, rất chiều chị. Nó sẵn sàng sang tắt đèn phòng ngủ giúp tôi chỉ vì tôi đã chui vào chăn. Nó lóc cóc nấu mì bò giữa đêm mang lên tầng 3 nếu tôi than đói. Nhiều hôm, tôi và mẹ về nhà đã thấy nó nấu sẵn cơm chiều. Đấy, chỉ vì vết sẹo thôi đấy!
Hoàng Yến Chibi và bố. Tôi từng nghĩ gia đình tôi sẽ mãi vui vẻ như vậy. Nhưng không… Sinh nhật tôi 18 tuổi, bố và mẹ ly hôn. Thời gian đầu, tôi từng rất giận bố nhưng không kéo dài lâu. Tôi ôm hy vọng khi trưởng thành, mình sẽ gắn kết bố và mẹ. Cuối năm ngoái, bố tôi có gia đình mới. Giấc mơ gia đình tái hợp đã không kịp nữa, tôi cũng học được cách chấp nhận sự thật. Đến giờ, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với bố.
Mẹ đến nay vẫn làm quản lý cho tôi nhưng không đi theo con gái nhiều nữa. Hồi ấy, lần nào mẹ đưa tôi đi diễn cũng chăm con gái từng chút một trong hậu trường. Có người thấy bình thường, cũng có người nghĩ tôi "đỏng đảnh cỡ nào mà để mẹ mình phải theo sát nâng khăn sửa túi như vậy". Có lẽ trong mắt các bà mẹ, đứa con của mình vẫn cứ bé bỏng như ngày nào.
Như vừa nói, mẹ muốn quản lý tôi bao lâu cũng được. Và điều tôi vui nhất là mình có thể lo cho mẹ và em trai bằng công sức lao động của mình.
MV 'Con đã về' - Hoàng Yến Chibi
Ca sĩ Hoàng Yến Chibi
NSƯT Thành Lộc và những bí mật của Tết
"Và mỗi năm, khi giao thừa con hiểu rằng lúc thắp nhang rước ông bà về với gia đình, bao nhiêu năm nay còn có cả ba với má về chơi với con, lắng nghe tiếng con trai út thì thầm nhỏ to tâm sự", NSƯT Thành Lộc viết.
" width="175" height="115" alt="Khoảnh khắc đau lòng khiến Hoàng Yến Chibi để mẹ 'muốn gì được nấy'" />Khoảnh khắc đau lòng khiến Hoàng Yến Chibi để mẹ 'muốn gì được nấy'
2025-04-18 07:38
-
NSND Trần Hiếu U90 vẫn luyện thanh, được vợ thứ 3 chăm như em bé
2025-04-18 07:19


![]() |
Cụ thể, trường sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho sinh viên hệ chính quy khóa 36 (Quản trị- Luật) và khóa 37 ngay tại trường thay vì dự kiến vừa tổ chức ở trường và vừa làm ở một nơi “đảm bảo tính trang trọng, hoành tráng, chuyên nghiệp, xứng tầm với thương hiệu và vị thế của các tân cử nhân”- như trường thông báo trước đó.
Ông Phan Văn Tuyến, Trưởng phòng Công tác chính trị-sinh viên nhà trường cho biết, ban tổ chức cũng sẽ có cuộc họp với đại diện lãnh đạo khoa và các ban cán sự lớp để xác định thứ tự sinh viên các khoa lên sâu khấu nhận bằng và thống nhất quy trình tổ chức buổi lễ.
Trước đó, trường từng phát thông báo thăm dò về việc tổ chức trao bằng cử nhân hệ chính quy Khóa 36 và 37 năm 2016: Hoặc sinh viên trực tiếp đến ký và nhận bằng tại Phòng Đào tạo, hoặc đóng chi phí nhiều hơn thì sẽ được tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng đảm bảo tính trang trọng hoành tráng, chuyên nghiệp, xứng tầm với thương hiệu và vị thế...
Cụ thể, với hình thức trao tại trường, sinh viên trực tiếp đến ký và nhận bằng tại Phòng Đào tạo. Khi đến nhận bằng, mỗi sinh viên sẽ nhận lại 50.000 đồng (số tiền dự định làm kinh phí tổ chức lễ tốt nghiệp trích từ số tiền 220.000 đồng mà sinh viên đã đóng cho Phòng Đào tạo).
Với hình thức khác, nhà trường dự định sẽ tổ chức tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng với mức phí 900.000 đồng, được thông tin: “Lễ tốt nghiệp và trao bằng được tổ chức đảm bảo tính trang trọng, hoành tráng, chuyên nghiệp, xứng tầm với thương hiệu và vị thế của các tân cử nhân - sản phẩm đào tạo và là niềm tự hào của Nhà trường”.
Thông báo này khiến nhiều sinh viên của trường cảm thấy bị phân biệt đối xử trong lễ tốt nghiệp.
- Thanh Hùng
ĐH Luật TPHCM hủy lễ tốt nghiệp dự kiến khiến sinh viên phản ứng

Ngành xuất bản bước vào kỳ Đại hội mới với nhiều kỳ vọng. Hôm nay, 12/7, ban chấp hành mới của Hội Xuất bản Việt Nam sẽ được bầu ra. Trả lời phỏng vấn của Tri thức trực tuyến, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV, chia sẻ góc nhìn và những kỳ vọng dành cho Hội Xuất bản ở nhiệm kỳ tới.
Chú trọng phát triển văn hóa đọc
- Thưa ông, sau hơn 5 năm gắn bó với Hội Xuất bản Việt Nam vừa qua, ông nhận thấy Hội có vị trí thế nào trong ngành xuất bản?
- Thứ nhất, trong nhiệm kỳ thứ IV vừa qua (2017-2023), Hội Xuất bản Việt Nam đã có những bước đổi mới căn bản cả về phương thức, nội dung và hoạt động Hội theo hướng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có liên quan để đẩy mạnh xây dựng nền xuất bản phát triển lành mạnh.
Hội cũng đã và đang chú trọng các nội dung phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao nhân lực ngành xuất bản, tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng Hội vững mạnh.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản có một số đặc trưng đáng chú ý. Thứ nhất, trong một nhiệm kỳ, những quan điểm nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII đều được cụ thể hóa trong nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội Hội Xuất bản và đồng thời trong nghị quyết của Ban chấp hành Hội Xuất bản thời gian qua.
Thứ hai, trong những năm cuối của nhiệm kỳ, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế chung, trong đó có kinh tế xuất bản. Nhưng trong những nguy cơ đó, cũng có những cơ hội mở ra cho ngành xuất bản. Xuất bản và phát hành điện tử được quan tâm và đẩy mạnh.
Thời gian qua, các doanh nghiệp nội dung số, doanh nghiệp công nghệ cũng hăng hái, quan tâm đến xuất bản.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, nhiều đơn vị xuất bản tự thấy rằng mình phải tham gia xuất bản, phát hành online để tiếp cận độc giả dễ dàng hơn. Công tác quảng bá, giới thiệu sách trên môi trường số được đẩy mạnh.
Chúng ta còn phát triển cả một sàn thương mại điện tử Book365 - sàn thương mại không chỉ bán sách mà còn để trao đổi về nghiệp vụ, giới thiệu những cuốn sách, trao đổi bản quyền...
Cũng bởi thế, có lẽ chưa có nhiệm kỳ nào các doanh nghiệp nội dung số, doanh nghiệp công nghệ cũng hăng hái, quan tâm đến xuất bản như thời gian vừa qua. Tôi nhận thấy các doanh nghiệp công nghệ tham gia vào lĩnh vực xuất bản, phát hành sách càng ngày càng nhiều. Đây là một dấu hiệu rất tốt.
- Chăm lo phát triển văn hóa đọc là một trong những mục tiêu quan trọng mà Hội Xuất bản Việt Nam đề ra. Hội đã có những hành động gì để hiện thực hóa mục tiêu ấy?
- Tôi cho rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản Việt Nam để lại một số dấu ấn như sau: Thứ nhất, những mô hình văn hóa đọc được Hội phát huy từ những gì đã làm được ở nhiệm kỳ III và đạt được nhiều thành tựu mới. Từ kinh nghiệm tổ chức mô hình Đường sách TP.HCM, Hội giúp các địa phương xây dựng một số mô hình tương tự. Có nơi gọi đường sách, có nơi gọi vườn sách, có nơi gọi phố sách.
Tất nhiên, độ thành công ở mỗi nơi một khác, tôi đề nghị Hội Xuất bản nhiệm kỳ tới chủ động tổng kết lại những gì đã làm được để đưa ra các mô hình phát triển văn hóa đọc phù hợp với từng địa bàn: ở thành phố, trung tâm lớn hay vùng nông thôn, mỗi nơi đều cần có cách tiếp cận riêng.
Tôi nhận thấy công tác phát triển văn hóa đọc còn có một điểm mới mà trước đây chưa có: Nhiều nhà xuất bản, công ty phát hành sách đã mạnh dạn chọn địa điểm đặt nhà sách ở những trung tâm mua sắm, những siêu thị lớn. Người vào nhà sách tại đây không chỉ để mua sách, mà còn trải nghiệm văn hóa đọc, không khí trong nhà sách. Một vài đơn vị nổi bật là Phương Nam, Nhã Nam, Fahasa… Đi vào siêu thị, người ta không chỉ thấy hàng hóa, thực phẩm, mà còn thấy sách. Tôi tin người dân vẫn quan tâm đến sách, vẫn thích nhìn thấy sách và trải nghiệm không gian sách vở.
Ngoài ra, còn có những mô hình hoạt động như ngày hội khuyến đọc, ATM sách của Thái Hà Books; hoạt động phát triển không gian đọc sách ở nhà văn hóa nông thôn của Tân Việt.
Rồi những hoạt động phát triển tủ sách trong nhà trường, khuyến khích mở thư viện, mở tiết đọc trong nhà trường. Hội Xuất bản Việt Nam hướng đến phát triển văn hóa đọc ở các đối tượng, các vùng miền bằng đa dạng cách thức khác nhau.
![]() |
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam, tại lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai tổ chức ở Huế. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Một dấu ấn đáng chú ý nữa là Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức Hội sách nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4. Trước đây, Bộ và Hội thống nhất đề xuất Thủ tướng quyết định chọn ngày này làm Ngày Sách Việt Nam. Quốc hội tổng kết lại ý kiến và thấy đề xuất rất ý nghĩa nên quyết định đưa vào luật với tên gọi mở rộng ra là Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam. Hội phối hợp rất chặt chẽ với Bộ để chọn từng thời điểm, từng khu vực để tổ chức.
Ví dụ, Hội sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay chúng ta tổ chức ở Huế - một không gian văn hóa rất đặc thù. Trước đây, địa điểm được chọn chủ yếu là TP.HCM hoặc Hà Nội, nhưng giờ đây, chúng ta hướng tới phát triển văn hóa đọc đồng đều hơn, do vậy ngày hội sách gắn với kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa Đọc Việt Nam tới đây sẽ diễn ra ở những điểm khác nhau. Tôi cho đây là hình thức để lan tỏa văn hóa đọc hiệu quả.
- Nhiệm kỳ vừa qua, Hội Xuất bản Việt Nam cũng tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia, tạo dấu ấn trong lòng công chúng. Ông có thể chia sẻ thêm về những thay đổi trong công tác tổ chức giúp giải có được những thành công đó?
- Đây là nhiệm kỳ đầu tiên Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia. Giải này có tiền thân là Giải Sách Việt Nam, sau đó Hội Xuất bản Việt Nam đã báo cáo, trình thủ tướng, đề nghị nâng cấp lên thành Giải thưởng Sách Quốc gia. Đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 5 mùa giải rồi.
Giải thưởng Sách Quốc gia đã tạo được sức hút lớn. Cứ đến mùa giải là người làm sách và người đọc sách đều theo dõi, chờ đợi. Sự thành công của Giải đã phần nào khẳng định vị trí Hội Xuất bản Việt Nam trong xã hội. Qua từng lần tổ chức, chúng ta cũng ngày càng nâng vị thế Hội Xuất bản lên.
Giải thưởng Sách Quốc gia không đặt nặng về số lượng giải, hội đồng chọn trao giải ít mà chất lượng. Các sách/bộ sách được chọn đều là những tác phẩm hay, có ý nghĩa, giá trị lớn.
Ngoài ra, uy tín của Giải thưởng Sách Quốc gia cũng đã thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Giải do Hội Xuất bản Việt Nam đứng ra tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, nên kinh phí cho tổ chức giải lần I chỉ khoảng độ hơn 800 triệu từ ngân sách Bộ Tài chính.
Nhằm mở rộng quy mô giải và nâng cơ cấu giải thưởng, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Hội phối hợp với nhau đặt vấn đề xã hội hóa; một doanh nghiệp tài trợ đến nay cũng được 4 mùa giải rồi, vì thế giá trị giải thưởng cũng tăng lên.
![]() |
Giải thưởng Sách Quốc gia không đi vào số lượng, hội đồng chọn trao giải ít mà chất lượng. Ảnh: Việt Linh. |
Kiên trì thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra
- Thời gian này, Hội đã đổi mới hoạt động như thế nào, thưa ông?
- Hoạt động Hội Xuất bản Việt Nam thời gian qua có một số thay đổi phù hợp với xu thế của xã hội. Đầu tiên là hình thức trao đổi, cung cấp thông tin cho các hội viên, các ủy viên trong ban chấp hành Hội. Chúng tôi sử dụng công nghệ thường xuyên hơn. Điều này xảy ra nhiều vào thời điểm dịch Covid-19, chúng tôi gần như không họp trực tiếp được và phải sử dụng công nghệ để cung cấp thông tin cho hội viên.
Các hội viên tổ chức, cá nhân trong Hội Xuất bản Việt Nam sống và gắn bó với nhau rất tình nghĩa. Vì thế, khi Trung ương Hội cần huy động gì, dù không được cấp kinh phí nhưng tinh thần của hội viên Hội luôn rất tích cực, nhiệt tình giúp đỡ, hoạt động vì ngành xuất bản. Tôi cho rằng việc khi cần đều sẵn sàng là điểm rất đáng ghi nhận của các hội viên, tổ chức, cá nhân của Hội Xuất bản Việt Nam.
Một việc nữa mà trong nhiệm kỳ vừa qua Hội rất coi trọng là tham gia vào góp ý, xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến xuất bản và ngành sách. Thời gian đầu của nhiệm kỳ khi chưa có đại dịch Covid-19, Hội đã cùng các đơn vị làm xuất bản tổ chức các hội thảo góp ý về chính sách thuế, mô hình các nhà xuất bản, công tác biên tập, phát hành online. Gần đây, chúng tôi có những đề xuất sửa đổi luật xuất bản.
Trong đại dịch Covid-19, hoạt động của các đơn vị làm sách hầu như đóng băng. Hội Xuất bản đã phối hợp với UBND TP.HCM để có những văn bản đề nghị tạo điều kiện cho một số nhà xuất bản hoạt động, tìm cách để vừa đảm bảo an toàn y tế, vừa đảm bảo cung cấp sách cho đời sống tinh thần của người dân. Tôi cho là Hội đã rất nhanh nhạy và tham mưu kịp thời.
- Ông có điều gì gửi gắm đến lãnh đạo Hội trong nhiệm kỳ tiếp theo?
- Có 5 mục tiêu Hội Xuất bản Việt Nam vẫn cần kiên trì thực hiện ở nhiệm kỳ tới: Xây dựng nền xuất bản lành mạnh, phát triển văn hóa đọc, nâng cao chất lượng nền nhân lực, hội nhập quốc tế và xây dựng hội vững mạnh. Tất nhiên, tên gọi và nội hàm của từng mục, ban chấp hành Hội nhiệm kỳ V sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Tôi hy vọng rằng ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV
Ví dụ, trước đây ta đưa ra các mục tiêu đầu nhiệm kỳ IV, xu thế công nghệ chuyển đổi số chưa nổi trội, chưa cấp bách như bây giờ; ở nhiệm kỳ này, chúng ta cần đặt vấn đề xem trong bối cảnh 4.0, xây dựng nền xuất bản lành mạnh cần thêm gì, phát triển văn hóa đọc cần thêm gì…
Tôi hy vọng rằng ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn.
Một điều quan trọng nữa là đại diện Hội cần góp ý, kiến nghị với cơ quan có chức năng, cơ quan nhà nước, để sớm thể chế hóa việc Hội Xuất bản Việt Nam được xếp vào 1 trong 30 hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Quan điểm của Đảng có rồi, Ban Bí thư đã ra thông báo rồi, nhưng các cơ quan Nhà nước chưa thể chế hóa thì Hội chưa thực hiện được.
Với tinh thần là một tổ chức được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Hội Xuất bản Việt Nam vẫn cần được cấp một nguồn kinh phí nhất định để đảm bảo công tác, có số nhân sự tối thiểu giúp vận hành hoạt động Hội. Khi Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ bằng hình thức đặt hàng, cấp một phần kinh phí cho bộ máy hoạt động, Hội sẽ được tạo điều kiện xây dựng chương trình công tác, cơ chế hoạt động chặt chẽ hơn.
Mong rằng khi thực hiện được những điều trên, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ chuyển biến, có diện mạo mới, nâng cao được vị thế và góp phần đưa ngành xuất bản phát triển.
Đọc được sách hay, hãy gửi review choZing News
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing Newsmở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Kỳ vọng vào một diện mạo mới của Hội Xuất bản Việt Nam" width="90" height="59"/>![]() |
Học sinh Vietschool học tiếng Anh theo giáo trình Wonders của NXB McGraw-Hill |
Phát âm theo đôi tai chứ không phải bằng mắt
Tất cả những điều mà học sinh Vietschool làm khi học phát âm đó là “nghe, nghe và tiếp tục nghe”. Các em nói tiếng Anh theo thói quen và theo đôi tai nhiều hơn so với mặt chữ.
Khi gặp một từ mới hoàn toàn, học sinh vẫn có thể phát âm một cách chuẩn xác. Bởi các em tập đọc và làm quen với chữ cái giống như cách học của trẻ em bản ngữ. Nghĩa là khớp những âm thanh đã biết với mặt chữ chưa biết để học đọc thay vì biết mặt chữ trước khi biết cách phát âm.
Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn có khả năng đọc hiểu tốc độ với 160-200 từ/phút. Việc cải thiện tốc độ đọc cho học sinh là điều mà nhà trường rất chú trọng, không phải vì mục đích điểm số mà để học sinh có thể nghe hiểu hiệu quả và hòa nhập với cuộc sống tại một đất nước nói tiếng Anh.
Tiếp thu từ vựng trong hoàn cảnh cụ thể
Học sinh Vietschool sở hữu khả năng dùng từ chính xác với hoàn cảnh, những lỗi dùng từ ngây ngô như “I cut my hair” tuyệt đối không có trong từ điển của các em. Điều này bắt nguồn từ cách học từ vựng theo giáo trình Wonders mà Vietschool đang áp dụng.
Theo đó, học sinh học từ vựng theo ngữ cảnh, nghĩa là học cách sử dụng từ đó trong một câu hoặc một bối cảnh nhất định. Chính bối cảnh xuất hiện của câu có chứa từ vựng này sẽ giúp các em tiếp thu từ vựng mới theo cách tự nhiên nhất và biết cách sử dụng chính xác từ đó tùy theo hoàn cảnh nói khác nhau.
![]() |
Giáo trình Wonders tích hợp video, hình ảnh trực quan giúp học sinh học ngôn ngữ hiệu quả nhất |
Luyện kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống linh hoạt khi giao tiếp
Học sinh Vietschool giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần và liên tục với giáo viên bản xứ và các bạn trong lớp. Các em thoải mái trò chuyện, trao đổi và chia sẻ những câu chuyện thú vị của mình. Đó là cách mà Vietschool tạo ra môi trường giao tiếp đời sống và đang đạt được hiệu quả rất tốt trong việc rèn luyện kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống linh hoạt cho học sinh.
Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn được tham gia các hoạt động luyện tập nghe và nói thường xuyên như học tập theo tình huống, đặt câu hỏi và học tập theo dự án... để cải thiện vốn từ và khả năng giao tiếp của mình.
Học lối nói đặc thù của người bản ngữ
Thực tế, có nhiều cụm từ khá phổ biến trong lối nói của người bản ngữ nhưng lại rất lạ lẫm với người Việt chúng ta. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Vietschool giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp để có thể tạo ra câu văn truyền tải suy nghĩ của mình một cách tốt nhất, bao gồm cách nói lóng, chơi chữ, các thủ pháp ẩn dụ, biểu tượng hóa, nhân cách hóa… của người bản ngữ.
Đọc hiểu văn bản phức tạp
Học sinh Vietschool được rèn luyện cách đọc hiểu văn bản phức tạp, tác phẩm văn học thú vị và văn bản thông tin. Đây không chỉ là cách để các em luyện tập tiếng Anh mà còn trau dồi thêm kiến thức về văn học, xã hội.
Học sinh đọc hiểu văn bản phức tạp dựa trên từ vựng, kết nối ý tưởng, tính năng văn bản và cấu trúc văn bản. Khi không biết một từ, các em biết cách tìm kiếm manh mối ở bối cảnh câu. Để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản, các em kết nối các ý tưởng từ một phần của văn bản với một phần khác hoặc căn cứ vào hình ảnh, bản đồ, sơ đồ có trong văn bản.
![]() |
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại Vietschool tạo cho học sinh tâm lý học thoải mái, tự chủ |
Luyện viết bài luận dưới nhiều khía cạnh và quan điểm
Học sinh Vietschool được làm quen với cách viết những bài luận nhỏ thông qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống xung quanh trước khi đạt được những yêu cầu cao hơn về bài luận ở các lớp học kế tiếp. Bài luận của các em cho thấy sự sâu sắc và bộc lộ nhiều khía cạnh quan điểm khác nhau dựa trên các thông tin và bằng chứng thực tiễn.
Có thể thấy, phương pháp giảng dạy tiếng Anh với giáo trình Wonders tại Vietschool tạo cho học sinh tâm lý học thoải mái, tự chủ trong việc học và học mọi lúc mọi nơi bằng nhiều kênh hoặc nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh việc đầu tư bài bản về chương trình học tiếng Anh chuẩn Quốc tế, Vietschool cũng chú trọng vào tạo dựng môi trường tiếng Anh ngoài lớp học với giáo viên bản ngữ để phát triển tư duy ngôn ngữ và tạo nên phong thái nói chuyện tự tin như người bản ngữ cho học sinh.
Sở hữu nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học tập, làm việc và phát triển trong môi trường quốc tế. Đây cũng chính là sứ mệnh và mục tiêu của Vietschool - đào tạo những công dân toàn cầu - đủ tri thức, phẩm chất và kĩ năng cần thiết để sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với một thế giới đang không ngừng thay đổi.
(Nguồn Vietschool)
" alt="Vì sao học sinh Vietschool tư duy tiếng Anh như người bản xứ?" width="90" height="59"/>Vì sao học sinh Vietschool tư duy tiếng Anh như người bản xứ?

- Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Yokohama FC, 12h00 ngày 13/4: Kém cỏi như nhau
- Người nổi tiếng làm 'tiểu tam' là bình thường?
- Suy ngẫm về xuất bản Việt Nam qua các hội sách quốc tế
- Nam chính 'Bão qua làng': Người vợ con đề huề, kẻ một mình cô quạnh
- Nhận định, soi kèo Inhulets Petrove vs Karpaty Lviv, 19h30 ngày 14/4: Sáng cửa dưới
- Phát triển bền vững, Apollo English mở thêm 3 trung tâm mới nửa đầu 2020
- Tin sao Việt 21/3: Nhan sắc 'vạn người mê' của Như Quỳnh tuổi 52
- 3 đại học Việt Nam lọt top 500 trường đại học tốt nhất châu Á
- Nhận định, soi kèo Liepaja vs Jelgava, 22h00 ngày 14/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
