Dù mới chỉ là ý kiến từ phía Cục CSGT nhưng đề xuất này đã ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến đồng tình của các doanh nghiệp vận tải và cộng đồng lái xe.
Nhiều lái xe cho rằng, quy định hiện nay vẫn bắt buộc phải mang xe mới đi kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mới cho phép ra đường. Điều này gây mất thời gian, công sức và lãng phí lớn của doanh nghiệp và người dân.
Ông Nghiêm Xuân Đỉnh – giám đốc một doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội cho rằng, xe mới xuất xưởng hoặc mới nhập khẩu về, các hãng đã phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm về chất lượng. Thế nhưng chủ xe vẫn mất thêm tiền và thời gian đi đăng kiểm cho một chiếc xe mới 100% là việc không cần thiết.
"Với một doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân thì số tiền đăng kiểm trên không đáng bao nhiêu. Nhưng thử tính xem mỗi năm cả nước có khoảng 400.000 chiếc xe mới được lăn bánh. Nếu tất cả số xe này đều phải đi đăng kiểm với chi phí ít nhất là 340 nghìn đồng thì đã tốn kém đến hơn trăm tỷ đồng. Chưa kể còn mất thời gian, công sức của hàng nghìn người nữa", ông Đỉnh phân tích.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Vũ Minh Tùng (Hải Phòng) nói: “Tiêu chuẩn kỹ thuật của hãng xe khi xuất xưởng còn cao hơn cả tiêu chuẩn đăng kiểm. Thế nên việc kiểm định lại đối với xe vừa xuất xưởng là ngược đời. Việc đăng kiểm đối với xe mới cần được nghiên cứu theo hướng tiết giảm hoặc tốt nhất là lược bỏ”.
Trao đổi với VietNamNet, giám đốc một trung tâm đăng kiểm lớn tại Hà Nội thừa nhận, trong nhiều năm qua, tại trung tâm này chưa ghi nhận được trường hợp nào xe mới 100% đi đăng kiểm mà không đạt. Tuy vậy, theo quy định thì những xe này vẫn phải được thực hiện kiểm tra tất cả các bước kiểm định xe theo đúng quy trình.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Miễn đăng kiểm với ô tô mới giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ mỗi nămThấy vậy, người thợ cắt liền động viên: "Em yên tâm đi, mặt em xinh lắm, tâm em sáng em để tóc gì cũng đẹp". Xen giữa cuộc hội thoại là những giọt nước mắt của cô gái xinh đẹp và anh thợ cắt tóc. Hàng triệu cư dân mạng đã thả những lượt like, biểu tượng trái tim và dành tặng cô gái cơn mưa lời khen.
PV Dân tríđã liên hệ với anh Nguyễn Văn Chiến (31 tuổi, ở Hà Nội) - thợ cắt tóc cũng là người chia sẻ clip nói trên lên mạng.
Anh Chiến cho biết, đoạn clip xúc động trên được ghi lại khi khách hàng Dương Bảo Yến (32 tuổi, quê Thái Nguyên) đến tiệm của anh cắt tóc để hiến tặng cho các bệnh nhân ung thư.
Trước đó, năm 2001, qua một vị khách đến quán, anh mới biết đến chương trình hiến tóc của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam. Nhận thấy đây là một chương trình ý nghĩa, anh Chiến sau đó thường giới thiệu đến khách của mình. Đồng thời, anh cũng thường xuyên dựng các clip lan tỏa về hành động đẹp này rồi chia sẻ lên mạng xã hội.
Nhiều khách hàng nữ đã chủ động tìm đến, thông qua cửa hàng của anh gửi tặng mái tóc của mình tới các bệnh nhân kém may mắn. Đối với khách hàng hiến tặng tóc, anh Chiến tài trợ toàn bộ chi phí cắt, gội, hấp… Ước tính gói dịch vụ này khoảng 600.000-700.000 đồng. "Các bạn nữ không tiếc gì mái tóc của mình thì tôi cũng có một món quà nhỏ dành tặng các bạn ấy", anh Chiến nói.
Kể về nữ khách hàng trong đoạn clip đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng, anh Chiến cho hay: "Hôm 16/5, Yến đi cùng bà ngoại và con trai từ Thái Nguyên xuống Hà Nội. Trước khi cắt, tôi có tâm sự với Yến một chút cũng là để động viên bạn ấy vì tôi biết bạn ấy thích để tóc dài. Khi cắt lọn tóc bên trái, tôi thấy Yến rơm rớm nước mắt. Bản thân tôi vốn dễ xúc động, tôi nghĩ đến hành động đẹp của Yến, lại nhớ đến một người chị của mình trước đây cũng mất vì ung thư, bất giác tôi liền rơi nước mắt".
Theo anh Chiến, cô gái Bảo Yến đã cắt 63cm tóc để hiến tặng bệnh nhân ung thư. Sau khi cắt tóc, Yến không sử dụng dịch vụ hóa chất nào khác mà chỉ tỉa lại tóc, gội, hấp thông thường để giữ vẻ đẹp nguyên bản của mái tóc.
"Kịch bản" thuyết phục chồng cho cắt tóc
Ngày 24/5, PV Dân tríđã kết nối với cô gái Dương Hải Yến( 32 tuổi, đang sinh sống ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Yến tâm sự, dù đã cắt tóc hơn 1 tuần nhưng vẫn chưa quen với mái tóc ngắn. Tuy nhiên, bản thân cô không hề hối hận khi cắt đi 63cm tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư.
Yến cho biết, trước đó qua mạng xã hội, cô biết đến chương trình ý nghĩa này. Dẫu vậy, vì chồng, mẹ đẻ và bà ngoại đều thích Yến để tóc dài nên cô đã phải dành một thời gian làm công tác tư tưởng cho mọi người.
Yến không nói ngay ý định của mình với chồng mà thường cho anh xem những video quay cảnh các bạn nữ cắt tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư. Đến thời điểm gần hè, cô "bóng gió kêu khổ" rằng: "Ôi hè rồi, lại sắp vất vả rồi đây".
Nghe thấy vợ nói thế, người chồng liền chủ động gợi ý: "Hay em cũng cắt tóc hiến tặng bệnh nhân ung thư đi". Yến mừng húm vì mọi chuyện diễn ra đúng như "kịch bản" cô mong muốn.
Bà ngoại mới đầu cũng phân vân nhưng rồi vẫn quyết định ủng hộ cháu. Duy chỉ có mẹ của Yến là không đồng tình bởi bà chỉ lo mái tóc của con mình không đến được với bệnh nhân ung thư. Tuy vậy, Yến đã động viên mẹ cần tin tưởng vào lòng tốt của mỗi người trong cuộc sống.
Yến cũng nói bản thân đã tìm hiểu kỹ và lựa chọn cửa hàng có uy tín, trách nhiệm để thực hiện công việc này. Sáng 16/5, Yến cùng con trai và bà ngoại bắt xe xuống Hà Nội cắt tóc. Ngay khi kéo chạm tóc, mắt Yến đã đỏ hoe. Tuy nhiên cô nói, đó không phải là những giọt nước mắt tiếc nuối, bởi nếu tiếc nuối cô đã không làm điều đó.
Chia sẻ thêm về mái tóc đặc biệt của mình, Yến cho biết, trong suốt 15 năm, Yến chỉ cắt một lần duy nhất ở phần đuôi tóc vào thời điểm sau sinh. Khi ấy, tóc của cô bị chẻ ngọn nhiều. Chính vì vậy, mái tóc rất dài, qua cả đầu gối Yến.
Hải Yến kể thêm: "Chăm sóc tóc dài cũng khá vất vả, nhất là vào mùa hè. Những đợt bận rộn, phải tới 5 - 7 ngày tôi mới gội đầu một lần. Mỗi lần gội hết 30 phút, ngồi chờ tóc khô trước quạt khoảng 40 phút, để khô tự nhiên thì mất vài tiếng. Chính vì vậy tôi thường gội đầu vào buổi sáng để tóc có thể khô tối đa".
Hải Yến cho biết, cô thường không dùng máy sấy vì sợ tóc sẽ gẫy, rụng. Hôm nào trời mùa đông lạnh buốt, cô mới sấy sơ phần chân tóc, sau đó mặc ấm, ngồi trước quạt để tóc khô.
Theo chia sẻ của Hải Yến, từng có người đến hỏi mua mái tóc của cô với giá vài triệu đồng. Tuy nhiên, cô không từ chối, không bán. Hiện tại, sau khi cắt, mái tóc vốn qua đầu của Yến chỉ còn dài đến ngang lưng. Cô dự tính sẽ tiếp tục nuôi tóc và khi đủ dài sẽ lại hiến tặng các bệnh nhân ung thư.
Theo Dân trí
" alt=""/>Cô gái cắt tóc nuôi 15 năm tặng bệnh nhân ung thư, dân mạng thả 'bão like'ĐBQH Bùi Hoài Sơn. |
- Ông thấy gì khi nhìn lại sự phát triển văn hóa từ năm 1986 đến nay?
Năm 2021 đánh dấu 35 năm công cuộc Đổi mới đất nước. Cùng với thắng lợi của Đại hội Đảng lần thứ XIII, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và khí thế quyết tâm của cả nước, sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là khi Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh một trong những đột phát chiến lược giai đoạn 2021 – 2030 là "phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình mới.
Bức tranh tổng thể của văn hóa sau 35 năm đổi mới đã mang những sắc thái mới, đa dạng và năng động hơn. Đáng chú ý là sự đa dạng hóa về các chủ thể văn hóa, sự chuyển đổi từ nguồn lực đơn tuyến của Nhà nước cho văn hóa đến sự nhập cuộc, hiệp lực và phối hợp đa chiều, đa thành phần từ nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội cho các hoạt động văn hóa.
Quan điểm văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội, huy động tiềm năng, nguồn lực của mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp văn hóa đã dẫn đến những chuyển biến tích cực trong thực tiễn. Các công đoạn khác nhau của văn hóa trước đây chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước (từ khâu sáng tạo, sản xuất, đến phân phối), nay trở thành hoạt động thu hút được sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội, như cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài, nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam và quốc tế. Sự tham gia của nhiều chủ thể văn hóa đã thúc đẩy sự đa dạng trong loại hình, ý tưởng, xu hướng và phong cách của các biểu đạt văn hóa, đem đến cho công chúng những món ăn tinh thần phong phú hơn.
Đời sống văn hoá ở cơ sở đã có bước phát triển, thu hút đông đảo quần chúng lao động tham gia hoạt động, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống được phục hồi và tổ chức với sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân. Đời sống văn hoá ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đã có những cải thiện rõ rệt. Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, là một trong những chủ trương, chính sách văn hóa lớn của Đảng và Nhà nước, cũng là một trong những nội dung trọng tâm của Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đã tạo điều kiện cho phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao quần chúng cả ở khu vục nông thôn, đô thị và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều duy trì và phát triển...
- Đó là thành tựu, còn thách thức trong suốt 35 năm qua là gì, thưa ông?
Bức tranh xây dựng văn hóa, phát triển con người trong những năm vừa qua vẫn còn những thách thức. Việc xây dựng thể chế văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Các văn bản pháp luật về văn hóa nhiều khi chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, việc tổ chức thực hiện còn yếu, một số văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt. Hạn chế lớn nhất trong xây dựng con người những năm vừa qua là sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu ý chí phấn đấu có phần gia tăng trong thế hệ trẻ. Văn hóa gia đình chưa được chăm lo, củng cố. Gia đình chưa thực sự trở thành cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người. Văn hóa học đường có những biểu hiện đáng báo động. Hệ giá trị của người Việt Nam trong xã hội đương đại đang có nhiều biến đổi, có cả chiều hướng tiêu cực.
Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển văn hóa nhưng đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu, khoảng cách về hưởng thụ văn hóa so với khu vực đô thị và các khu vực khác vẫn chậm được thu hẹp. Các thiết chế văn hóa, thể thao tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng hoạt động thiếu hiệu quả, nội dung, phương thức nghèo nàn, trùng lặp, không phù hợp với truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế, địa lý của người dân sở tại.
Nhiều sản phẩm văn hoá không phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, thậm chí độc hại ảnh hưởng tiêu cực đối thị hiếu, lối sống của một phần không nhỏ người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật số lượng tác phẩm xuất hiện ngày một nhiều, song còn ít tác phẩm đạt đỉnh cao, tương xứng với những thành tựu phát triển đất nước trong thời kỳ Đổi mới. Một số tác phẩm, lý tưởng xã hội, thẩm mỹ không rõ nét, chưa thể hiện được tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Một số tác phẩm có nội dung tư tưởng lệch lạc, thiên về khai thác những mặt tiêu cực, thậm chí phủ nhận quá khứ hào hùng của dân tộc, xuyên tạc sự thật lịch sử. Không ít tác phẩm còn thể hiện sự dễ dãi, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng.
Xu hướng xã hội hoá, phát triển thị trường văn hóa tạo sự đa dạng cho diện mạo văn học, nghệ thuật, song cũng khuyến khích xu hướng thương mại hóa văn hóa, nghệ thuật, chạy theo lợi nhuận của kinh tế thị trường. Còn thiếu vắng những tác phẩm sáng tạo mới, có giá trị cách tân thực sự, phản ánh sâu sắc những thay đổi to lớn của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đã xuất hiện những tác phẩm mang tư tưởng chống đối, phá hoại hệ giá trị tư tưởng thông qua các hình thức nghệ thuật mới.
- Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chúng ta có những giải pháp nào, theo ông?
Thứ nhất,nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững. Đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người, theo đó phát triển văn hoá, xây dựng con người phải được chú trọng tương xứng, hài hòa với phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa phải giữ vai trò điều tiết, định hướng sự phát triển đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế bằng mục tiêu nhân văn, hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa.
Thứ hai,hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo vai trò kiến tạo phát triển văn hóa, xây dựng con người, tăng cường hiệu quả của các hệ thống thiết chế văn hóa. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa, xây dựng con người cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đặc biệt là năng lực xây dựng thể chế, chính sách, các chương trình và kế hoạch dài hạn, khắc phục tình trạng xa đà vào sự vụ, thiếu tính chiến lược. Từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ văn hóa thông qua quá trình tiêu chuẩn hóa, tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ.
Xây dựng các luật, cơ chế chính sách về giải phóng sức sáng tạo của văn nghệ sĩ, của các lực lượng xã hội, huy động các lực lượng xã hội trên nguyên tắc khuyến khích và chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia vào sáng tạo và phân phối văn hóa. Hoàn thiện các luật của các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các chính sách cụ thể liên quan tới quy trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng văn hóa. Đổi mới tư duy quản lý văn hóa dựa trên tư tưởng về quyền văn hóa và tinh thần xây dựng hệ thống hành chính công hiện đại; từng bước xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền mới theo nguyên tắc các cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hệ thống thể chế, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng chủ chốt, phát triển nguồn nhân lực bậc cao, tổ chức một số hoạt động và sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia.
Thứ ba,phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dùng và thị trường ngoài nước. Phát triển thị trường văn hóa nhằm tạo điều kiện cho các sản phẩm văn hóa vận hành theo nguyên tắc thị trường, từ đó định hướng cho người sản xuất văn hóa đáp ứng những nhu cầu đa dạng, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, cần chú ý đến tính đặc thù, tính độc lập tương đối của văn hóa với kinh tế. Đổi mới phương thức đầu tư cho văn hóa, có cơ chế đầu tư trước thuế để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ văn hóa. Thực hiện bình đẳng trong đầu tư của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động văn hóa trên cơ sở năng lực và hiệu quả xã hội của mỗi tổ chức. Tạo môi trường pháp lý để các doanh nghiệp kinh tế bảo trợ, tài trợ cho văn hóa.
Thứ tư,xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, là những chủ thể văn hóa có bản lĩnh, sáng tạo, có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, có tinh thần nhân văn và ý thức lao động. Đề cao trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Thứ năm,tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người, ưu tiên nguồn lực cho vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đối tượng hưởng chính sách xã hội hay đối tượng chịu thiệt thòi cho một số loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại cần bảo tồn, phát triển.
Thứ sáu,xác lập quyền lực mềm quốc gia bằng văn hoá, với các chính sách phát triển hợp lý, trên cơ sở các giá trị đặc sắc, lợi thế cạnh tranh của văn hoá Việt Nam, tạo sức đề kháng trước sự gia tăng sức mạnh mềm của một số quốc gia. Phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc có sức lôi cuốn và hấp dẫn đối với cộng đồng quốc tế, đồng thời tập trung xây dựng những giá trị văn hoá mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại.
- Ông kỳ vọng gì ở Hội nghị sắp tới?
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu dài của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng, cần phải được thực hiện một cách kiên trì, thận trọng. Chính vì thế, việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa, cũng như là cơ hội để huy động trí tuệ tập thể của đội ngũ văn nghệ sĩ, hiến kế phát triển văn hóa là hết sức cần thiết.
Sau Hội nghị này, chắc chắn các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn cũng như các ý kiến tâm huyết sẽ thể chế hóa, giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Tình Lê
Dự kiến, ngày 24/11 tới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và một số bộ, ngành.
" alt=""/>Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng