Cách cư xử của mẹ chồng khiến tôi vô cùng khó nghĩ. Tôi nên làm gì để gia đình vẫn được yên vui?Vợ chồng tôi mới kết hôn được 10 tháng. Chúng tôi vẫn “kế hoạch” vì muốn có một khoảng thời gian hưởng thụ cuộc sống của vợ chồng son. Tuy chúng tôi còn một khoản nợ mua nhà nhưng tôi sống không quá chi ly, tiết kiệm.
Dịp nghỉ Tết Dương lịch, vợ chồng tôi đã đặt vé máy bay đi du lịch 3 ngày. Chúng tôi muốn hưởng kỳ trăng mật thêm lần nữa trước khi tôi có ý định mang bầu.
Bố mẹ chồng sống cách nhà chúng tôi không quá xa. Một tháng đôi lần, vợ chồng tôi vẫn về ăn cơm với bố mẹ. Vì Tết Dương chúng tôi đi du lịch nên trước ngày đi tôi bàn với chồng mua một túi quà đến chào bố mẹ. Nghỉ Tết Dương mà không thấy chúng tôi về, thế nào bố mẹ cũng mong.
Trước khi tới nhà bố mẹ chồng, tôi tạt vào siêu thị mua một ít bánh trái, hoa quả, đồ ăn để biếu ông bà. Túi quà trị giá hơn 1 triệu đồng.
Khi vợ chồng tôi tới, bố mẹ rất vui. Thấy tôi mua quà, mẹ chồng vội nói: “Các con về nhà ăn cơm với bố mẹ là vui rồi, lần sau con không phải mua gì đâu nhé”. Tôi để túi quà vào bếp rồi phụ mẹ chồng nấu cơm.
Khi tôi nói về việc hai vợ chồng tôi sẽ đi du lịch vào dịp Tết Dương, nét mặt mẹ chồng tôi đột nhiên thay đổi. Sau đó, bà trở nên lặng lẽ suốt bữa ăn. Bố chồng tôi cũng không vui lắm. Ông dặn dò: “Năm cùng tháng tận, 2 đứa đi chơi xa phải cẩn thận. Nhà mình còn nhiều việc phải lo”.
 |
|
Ăn tối xong, hai vợ chồng tôi chào bố mẹ ra về. Chúng tôi vừa về nhà một lát thì mẹ chồng gọi điện cho tôi. Bà nói với giọng nhỏ nhẹ, ôn tồn:
“Giờ mẹ mới mở túi quà các con biếu. Con con mua nhiều đồ quá, mẹ nhìn hóa đơn những hơn 1 triệu đồng. Các con mới lấy nhau, kinh tế còn khó khăn, mua nhà vẫn phải đi vay lãi. Các con cho bố mẹ thế này, bố mẹ không dám nhận đâu. Nhà có 2 ông bà già ăn đến bao giờ mới hết? Mẹ cất đồ vào tủ lạnh rồi, lúc nào rảnh 2 đứa sang mà lấy. Các con cầm về ăn đỡ phải đi mua”.
Nghe mẹ chồng nói tôi mới giật mình. Lúc vội mua đồ, tôi vẫn để nguyên hóa đơn mua hàng trong túi quà biếu bố mẹ. Mẹ chồng tôi là người kỹ tính, có lẽ bà đã phật lòng. Và việc trả lại túi quà còn là cái cớ để mẹ chồng tôi nhắc nhở tôi chuyện ăn tiêu. Bà không vui thì thấy các con còn nợ nần mà vẫn vung tiền đi du lịch.
Cuộc điện thoại của mẹ chồng khiến tôi bất ngờ và bối rối vô cùng. Tôi không biết nên phản ứng thế nào cho phải, đành lặng im nghe mẹ chồng nói rồi giải thích vài câu. Mẹ chồng tôi tỏ rõ vẻ không vui, bà chủ động cúp máy vì không muốn nghe tôi nói tiếp.
Sau cuộc điện thoại ấy, vợ chồng tôi chẳng còn hứng thú đi chơi. Nhưng vé máy bay đã đặt rồi, chúng tôi cũng không nỡ bỏ.
Tôi đang lo lắng vì không biết sau khi chúng tôi đi du lịch trở về, bố mẹ chồng tôi sẽ phản ứng thế nào. Tôi nên làm gì để bố mẹ chồng tôi vui trở lại? Rất mong mọi người “gỡ rối” giúp tôi.
(Theo Dân Việt)
" alt="Tâm sự: Mẹ chồng trả lại túi quà vì một chút sơ ý của con dâu"/>
Tâm sự: Mẹ chồng trả lại túi quà vì một chút sơ ý của con dâu

- Chiều ngày 6 tháng 1 năm 2017, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm điêu khắc mang tên Nguyên Trâu II sẽ khai mạc vào lúc 16h30'.Nguyên Trâu là biệt danh của nghệ sỹ Lê Đình Nguyên. Biệt danh ấy sinh ra từ thế giới nghệ thuật của anh. Đã bao năm nay, anh đắm mình trong thế giới của những con trâu nghệ thuật.
Và trên cánh đồng của nghệ thuật không bờ bến, nghệ sỹ Lê Đình Nguyên là một lão nông cùng với những con trâu của anh đã không ngưng nghỉ dựng lên những đường cày để làm nên vụ mùa của trí tưởng tượng, của sự sáng tạo và của những thông điệp về đời sống này.
Tôi đã đến ngôi nhà của nghệ sỹ Lê Đình Nguyên. Tôi đã “lang thang” trong ngôi nhà ấy như lang thang qua những ngôi làng, qua những cánh đồng. Và ở đâu trong ngôi nhà tôi cũng gặp những con trâu.
Tất cả đã sẵn sàng để đến với triển lãm. Nhưng triển lãm cũng chỉ là một hình thức hẹp, một không gian hẹp, một thời gian hẹp trong sự vô hạn và đa chiều của sáng tạọ.
Còn với tôi, tôi đã đi cùng đàn trâu Việt ấy trong một chuyến đi dài, vượt qua cái không gian và thời gian của triển lãm. Đó là một chuyến đi thực sự cho dù được thực hiện trên con đường của ký ức.
Tôi gọi chuyến đi ấy của những con trâu trong triển lãm Nguyên Trâu II là Cuộc hành hương của những con trâu. Cuộc hành hương ấy là cuộc hành hương trở về đời sống của chính con người.
Bởi trong đời sống của người Việt Nam bao đời nay, con trâu là phương tiện sản xuất, là tài sản, là bạn của những người nông dân và là nhân chứng của bao thăng trầm trong chiều dài lịch sử trên mảnh đất này.
Những con trâu Lê Đình Nguyên đã lên đường từ khi chúng được sinh ra. Những con trâu áo tơi, trâu lưỡi cày, trâu cối xay, trâu giã gạo, trâu nhà, trâu đèn, trâu sáo diều... đưa tôi về những năm tháng xa xưa. Ở đó, tôi nhìn thấy những người nông dân Việt Nam ngàn đời cày cấy, gieo gặt, sinh con đẻ cái, dựng nhà, dựng làng, mơ ước...
Những con trâu pháo, trâu kẻng (trâu bom)... đưa tôi về những năm tháng chiến tranh tàn khốc, đầy máu chảy và khát vọng bất diệt cho nền hòa bình của đất nước. Và những con trâu vespa ( xe máy), trâu thời gian ( đồng hồ)... lại đưa tôi về cuộc sống hiện đại và cả tương lai bằng biểu tượng về sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại.
Nghệ sỹ Lê Đình Nguyên là người sinh ra ở thành phố. Nhưng có một điều gì đó hay có một ai đó từ trong sâu thẳm tâm hồn nghệ sỹ Lê Đình Nguyên đã mách bảo anh chọn con trâu là đối tượng sáng tạo của mình.
Với cách nhìn của cá nhân tôi, có hai điều làm nên thế giới trâu nghệ thuật độc đáo và đa dạng của nghệ sỹ Lê Đình Nguyên. Điều thứ nhất là sự thân thuộc của con trâu và đời sống của nó cùng con người Việt Nam đã gợi mở ra sự đa dạng, chất dân gian, tính biểu tượng của cuộc sống và lịch sử cho những sáng tạo của anh.
Điều thứ hai là chính trí tưởng tượng phong phú, mới lạ, nhiều bất ngờ và sự tìm tòi không ngưng nghỉ của nghệ sỹ Lê Đình Nguyên đã cho anh khả năng chạm được vào cái thế giới trâu kỳ lạ ấy. Với điều đó, tôi nhận ra một trong những nguyên lý của sáng tạo là: Hiện thực mang lại cho nghệ sỹ cảm hứng và ý tưởng sáng tạo, còn cái nhìn của nghệ sỹ sẽ mở ra những vẻ đẹp mới và những chiều kích mới của hiện thực và từ hiện thực.
Có một điều mà sự sáng tạo những con trâu của Lê Đình Nguyên đã làm cho tôi vừa thú vị, vừa cảm động và vừa suy ngẫm. Lê Đình Nguyên đã chọn những cái có hình thức tưởng như bất biến như cái cày, ngôi nhà, cánh diều, áo tơi lá... để sáng tạo ra những con trâu của anh.
Về mặt ý nghĩa đời sống, những con trâu như thế đã trở thành biểu tượng của đời sống người nông dân Việt Nam như những cặp đôi tương ứng: con trâu - cái cày, chăn trâu - thả diều, làng quê (nhà tre) - con trâu.
Với những ai đã trải qua đời sống thôn quê hay hiểu biết về văn hóa làng truyền thống thì khi xem những con trâu nghệ thuật của Lê Đình Nguyên bỗng ngập tràn tâm hồn và ký ức họ về xứ sở của họ.
Thế nhưng, Lê Đình Nguyên đi một bước “liều” hơn khi anh sáng tạo ra những con trâu đàn, trâu xe máy, trâu thời gian ( lấy đồng hồ là biểu tượng), bởi những cặp đôi này hầu như không có một đời sống tự nhiên hay đời sống lịch sử : xe máy - trâu, đồng hồ - trâu, đàn ( nhạc cụ) - trâu và chúng là những cặp đôi tương phản.
Nhưng nghệ sỹ Lê Đình nguyên đã quyện cặp đôi tương phản thành một. Đấy chính là sáng tạo của anh và là thành công của anh. Nếu không anh chỉ là một kẻ gán ghép liều lĩnh và phi nghệ thuật. Đối với những cặp đôi tương ứng hay những cặp đôi tương phản đều không dễ dàng để làm nên sự hài hòa của khối và đường nét bởi tất cả những con vật (trâu) hay đồ vật đều không có sự tương đồng về hình.
Nghệ sỹ Lê Đình Nguyên đã tựa vào khối và nét của những vật dụng cụ thể cũng như lợi dụng những khố, những nét ấy để sáng tạo ra những khối, những nét của anh đầy thăng hoa. Chính thế mà tôi thấy cày đấy, pháo đấy, cối giã gạo đấy, xe đạp đấy...nhưng vẫn là trâu.
Và trâu đấy nhưng lại là cày đấy, pháo đấy, cối giã gạo đấy, xe đạp đấy. Và vì thế mà những tác phẩm của anh vừa dân gian lại vừa hiện đại, vừa thân thuộc lại vừa mới mẻ. Với tư duy và sáng tạo như vậy, nghệ sỹ Lê Đình Nguyên đã vượt qua được thách thức không nhỏ và anh cùng với những con trâu của mình đã làm nên một vụ mùa trên cánh đồng nghệ thuật bất tận.
Nguyễn Quang Thiều
" alt="Cuộc hành hương của những con trâu"/>
Cuộc hành hương của những con trâu