Theo ông Kim, tất cả thành viên trong Lực lượng vũ trang Hàn Quốc được huy động trong thời gian thiết quân luật có hiệu lực “đều hành động theo chỉ đạo của ông, và ông là người duy nhất chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra”.
Ông Kim sau đó đã gửi lời xin lỗi tới người dân Hàn Quốc về sự hỗn loạn và nhầm lẫn xảy ra trong đêm 3/12.
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chức diễn ra trong bối cảnh một quan chức cấp cao giấu tên nói với tờ Korea Times rằng chính ông Kim Yong-huyn là người đã yêu cầu Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật.
Đảng Dân chủ (DPK) đối lập ở Hàn Quốc trong một thông cáo đưa ra hôm nay khẳng định, đảng này sẽ đệ đơn hình sự chống lại ông Kim với cáo buộc “mưu phản” khi ông này thúc đẩy thiết quân luật mà không có đủ cơ sở pháp lý.
Sau một thời gian làm nhiệm vụ ở ngoại ô Kiev, Witch được bổ nhiệm làm chỉ huy đơn vị pháo binh từ đầu năm 2023. Ngay cả khi cuộc xung đột chấm dứt, Witch vẫn sẽ theo đuổi binh nghiệp. "Những người muốn tham gia quân đội cần hiểu rằng đây là một lẽ sống", Witch chia sẻ.
Thành viên trẻ nhất trong đơn vị pháo binh của Witch là một nữ quân nhân mới chỉ 19 tuổi, thường được gọi bằng biệt danh Kuzya. Kuzya giữ kín việc nhập ngũ với gia đình, bởi cô không muốn làm mọi người lo lắng.
Bạn trai của Kuzya đã tử trận vài tháng trước, trong khi Witch đã không được gặp cậu con trai 7 tuổi trong gần 1 năm. Nhưng vượt qua những khó khăn và mất mát, cả hai nữ quân nhân vẫn đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tại tiền tuyến Kupiansk, một nữ chỉ huy có biệt danh Tesla (21 tuổi) đang đảm nhận vai trò chỉ huy một khẩu đội pháo binh trực thuộc Lữ đoàn cơ giới Số 32. Tesla là một ca sĩ hát nhạc dân gian trước khi nhập học trường quân đội vào năm 2019, cuộc xung đột Ukraine nổ ra khi cô đang ở năm học cuối cùng.
"Tôi được đào tạo về pháo binh, và đã chia sẻ kinh nghiệm với nhiều sĩ quan. Nhưng trong cuộc xung đột này, họ có thể được điều tới những đơn vị như bộ binh, và đó là tình huống tệ nhất", Tesla nói.
Theo chia sẻ của nữ chỉ huy, mẹ của Tesla vẫn nghĩ rằng cô đang làm nhiệm vụ giảng dạy tại học viện quân sự, chứ không phải trực tiếp xuất hiện ở tiền tuyến.
Trên thực tế, phụ nữ tại Ukraine không được phép đảm nhận các vị trí chiến đấu trong quân đội cho tới năm 2018. Nhưng khi cuộc xung đột nổ ra, các hạn chế đã được nới lỏng. Tính đến cuối năm 2023, có khoảng 65.000 phụ nữ đang phục vụ trong biên chế Lực lượng vũ trang Ukraine, tăng 30% so với trước cuộc xung đột.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, có khoảng 45.000 nữ quân nhân đang tại ngũ, những người còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ dân sự. Có khoảng 4.000 nữ quân nhân đang trực tiếp chiến đấu ở tiền tuyến.
Khác với truyền thống, các nữ quân nhân Ukraine hiện đảm nhận hầu như tất cả các vai trò, từ xạ thủ, lính bắn tỉa, chỉ huy pháo binh hoặc xe tăng. Trong quá khứ, các nữ quân nhân chủ yếu làm việc trong các đơn vị quân y, bởi luật pháp nước này yêu cầu những phụ nữ có bằng y hoặc dược phải đăng ký phục vụ quân đội.