Thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quán bánh bao này nổi tiếng với cái tên "bánh bao chờ" hay "bánh bao chảnh".
Một thực khách quen của bánh bao Bà Mậu chia sẻ: "Trước đây, tôi hay căn giờ quán mở bán để ra mua bánh bao nóng hổi. Tầm 7 giờ sáng hay tan tầm 16 - 17 giờ chiều, bánh chỉ ra lò được 5, 10 phút là hết veo. Học sinh, phụ huynh ngôi trường gần đây xếp hàng dài chờ mua bánh. Tới muộn một chút thì lại phải đợi thêm 15 - 20 phút mới có mẻ bánh mới".
Bánh bao bà Mậu làm theo công thức riêng nên hương vị "có một không hai". Vỏ bánh dày, đặc ruột, hơi dai dai và phả lên mùi thơm của bột. Chiếc bánh khá to, vừa cái bát ô tô nhỏ, với nhân đầy đặn, đủ mộc nhĩ, miến, nấm hương, thịt lợn, trứng cút...
"Bánh bao ở đây thơm, ngon lắm. Chủ quán mở nắp nồi hấp ra là mùi thơm thoang thoảng. Chiếc bánh to, đầy đặn nên mình ăn no căng bụng. Thường mình và 2 bé chỉ ăn được hết 2 chiếc", chị Thảo Thu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Bánh bao làm tới đâu bán tới đó nên luôn thơm phức, nóng "bỏng tay
Bánh to, nhân đầy đặn, rất thơm
Bánh bao bà Mậu đã mở cửa được 30 năm. Hiện giờ, quán bánh được duy trì bởi con trai út của bà là anh Nguyễn Thế Hoạt, cùng vợ là chị Tống Thị Kim Thanh. Hàng ngày, anh chị đều đặn mở bán 2 lần từ 7 giờ sáng đến trưa và từ 15 giờ chiều đến 19 giờ tối.
"Trước đây mẹ tôi làm việc trong một công ty ăn uống. Khi về hưu, bà bắt đầu làm bánh bao để kiếm thêm thu nhập", anh Hoạt cho biết. Hồi đó, bà Mậu làm bánh bao rồi gánh ra chợ Hàng Bè - "khu chợ nhà giàu" của Hà Nội để bày bán. Những chiếc bánh bao nóng hổi, nhân thơm, ngon của bà được lòng thực khách, giúp bà có tiền trang trải cuộc sống, nuôi mấy người con ăn học. Sau này, khi tuổi cao, bà chuyển về bản tại nhà ở số 8 ngõ Nguyễn Hữu Huân.
Anh Hoạt được mẹ truyền công thức làm bánh bao cho
Theo chia sẻ của anh Hoạt, để thực hiện một chiếc bánh bao cần rất nhiều thời gian, từ khâu trộn bột, men sao cho vỏ bánh trắng, dẻo, đặc ruột; chọn nguyên liệu mộc nhĩ, thịt, trứng, nấm hương đều phải tươi, ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
"Từ tờ mờ sáng vợ chồng tôi đã nhận nguyên liệu để sơ chế, sau đó làm bột. Thời gian ủ bột, nặn bánh thủ công rất lâu. Trước đây, khách hay nói quán tôi chảnh, cứ để khách chờ lâu. Nhưng thực tế, hai vợ chồng làm không ngơi tay, một ngày cũng chỉ đủ 200 chiếc. Được mẻ nào chúng tôi mở bán mẻ đấy", anh Hoạt cho biết.
Bánh ngon, được lòng thực khách nên lâu nay, nhiều người tìm đến mua công thức hay mua số lượng lớn để bán buôn. Thế nhưng, anh Hoạt đều từ chối. "Vợ chồng tôi muốn thực hiện nguyện vọng của mẹ. Bà muốn đây là thứ bánh gia truyền. Mỗi chiếc bánh phải ngon nhất, chất lượng nhất khi đến tay thực khách chứ không vì kinh tế mà làm cẩu thả, làm "công nghiệp" số lượng lớn", anh Hoạt cho hay.
Anh Hoạt cũng phân bua: "Tôi có chảnh đâu mà thực lòng vợ chồng tôi muốn làm cẩn thận để khách được ăn bánh ngon, chất lượng. Chúng tôi lúc nào cũng niềm nở, vui vẻ với khách mà".
Anh Hoạt cho biết, hiện giờ, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường học xung quanh đóng cửa, lượng khách giảm đi rõ rệt. Mỗi ngày, vợ chồng anh chỉ làm và bán từ 100 - 150 chiếc. Sắp tới, ngày Rằm hay 23 tháng Chạp thì anh chị sẽ làm nhỉnh lên để phục vụ thực khách mua làm đồ cúng.
"Nhiều khách hàng ngại chờ đợi buổi sáng thì sẽ đến mua vào chiều muộn, mang về nhà để tủ lạnh và tự hấp nóng lại vào sáng hôm sau. Họ nói, bánh để tủ ăn sẽ không ngon bằng tại quán nhưng đỡ lo "chờ mà hụt", anh Hoạt kể.
Quán bánh bao 30 năm nhưng vẫn được lòng thực khách
Minh Khôi
" alt=""/>Quán bánh bao Hà Nội 30 năm tuổi 'vừa chảnh vừa đắt' nhưng khách xếp hàng dài chờ mua
Mệt mỏi
Đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ đối mặt với các sự kiện căng thẳng hoặc gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc cảm lạnh vì cơ thể đang cố gắng chống lại virus.
Theo The Sun,các nghiên cứu ghi nhận chúng ta buồn ngủ và mệt mỏi hơn khi cơ thể buộc bạn phải nghỉ ngơi. "Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi không có lý do rõ ràng, đó là dấu hiệu cho thấy điều gì đó không ổn. Bạn hãy đi khám", các chuyên gia khuyên.
Dữ liệu từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy 90% số người bị ung thư có cảm giác mệt mỏi dẫn tới thiếu năng lượng, không muốn bị làm phiền, khó ngủ vào buổi tối, khó thức dậy vào buổi sáng, có cảm giác tiêu cực và đau cơ.
Đau nhức
NHS tuyên bố đau nhức cơ bắp là triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh. Trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Các chuyên gia thông tin mức độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư. Khi ung thư di căn đến xương, người bệnh có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói.
Giọng khàn
Theo NHS, triệu chứng chính của ung thư thanh quản là có giọng khàn trong hơn ba tuần. Các biểu hiện khác bao gồm thay đổi giọng nói, khó nuốt, đau khi nuốt.
Các vết loét
Các bác sĩ tại Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết những vết loét nhỏ trong miệng là điều bình thường và thường khỏi sau khoảng hai tuần. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
Ho dai dẳng
Trong suốt đại dịch Covid-19, tất cả chúng ta đều được khuyến cáo phải đề phòng một cơn ho dai dẳng mới. Ho thường gặp khi bị cảm lạnh nhưng nếu không khỏi trong vài tuần, đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi.
Tháng 12/2021, Emily bắt đầu Chế độ ăn kiêng 1: 1 để giảm cân. Cô dùng các bữa ăn làm sẵn có lượng calo tuân theo mục tiêu giảm cân. Đến tháng 4 năm nay, cô đã giảm hơn 40kg, giải quyết được mọi vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2 và cao huyết áp.
Hiện tại, khi nặng 73kg, Emilly cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết. Cuối cùng, cô có thể góp mặt trong những khoảnh khắc kỷ niệm với các con của mình.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ trông như thế này. Khi nhìn thấy những bức ảnh của bản thân bây giờ, tôi không thể tin đó là mình. Tôi đã chuyển cỡ quần áo từ 24 sang 10”, Emily tâm sự.
Chế độ ăn 1:1 là gì?
Chế độ ăn kiêng này do Tiến sĩ Alan Howard tại Đại học Cambridge (Anh) đưa ra vào năm 1970. Ban đầu, đây được gọi là chế độ ăn kiêng Cambridge, hiện mang tên chế độ ăn kiêng 1:1, nêu bật mối quan hệ 1-1 giữa người ăn kiêng và người tư vấn.
TheoNews Medical, cơ thể người ăn kiêng được đưa vào trạng thái trao đổi chất gọi là ketosis. Do không có đủ nguồn năng lượng từ carbohydrate, cơ thể bắt đầu đốt cháy lượng mỡ dự trữ, dẫn đến trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng.
Có sáu bước trong kế hoạch ăn kiêng 1:1, cung cấp khoảng 450 - 1.500 calo mỗi ngày. Bước 1 khắc nghiệt nhất khi chỉ ăn một số món nhất định cùng với 2,5 lít nước. Bước cuối cùng mang tính duy trì, linh hoạt hơn, với các bữa ăn lành mạnh xen kẽ với một số sản phẩm ăn kiêng đặc thù.
Ưu điểm
Những người ủng hộ cho hay chế độ ăn kiêng trên sẽ giúp giảm cân ngay lập tức. Vì các sản phẩm dùng trong bữa ăn được tính toán trước nên người ăn kiêng sẽ nhận được đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin và khoáng chất.
Có những nghiên cứu khoa học khẳng định chế độ ăn kiêng 1:1 có thể được áp dụng một cách an toàn, giúp giảm tới 15kg và mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài như kiểm soát bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ, béo phì và rối loạn tim mạch.
Nhược điểm
Theo một số chuyên gia, không nên tuân theo kế hoạch ăn kiêng dưới 1.000 calo mỗi ngày trong hơn 12 tuần liên tục. Nếu một người ăn dưới 600 calo, họ phải được chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá liên tục để tránh những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như mất khối lượng cơ.
Chế độ ăn kiêng 1:1 có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, hôi miệng, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí nguy cơ sỏi túi mật.
Bản chất nghiêm ngặt của kế hoạch ăn kiêng 1:1 có thể khiến người áp dụng mất tinh thần ở một thời điểm nào đó, gặp khó khăn trong việc duy trì các nguyên tắc trong thời gian dài. Một nhược điểm khác là các sản phẩm trong chế độ ăn trên có thể tốn kém.