Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al -
Theo một nghiên cứu, ở Mỹ, khoảng 1/3 - 1/2 phụ nữ thành đạt thuộc lứa tuổi trung niên không có con. Cụ thể, 33% phụ nữ nắm giữ các vị trí được coi trọng như: giám đốc điều hành doanh nghiệp, bác sĩ, luật sư, nhà nghiên cứu… trong độ tuổi từ 41 - 55 không có con vì ưu tiên cho sự nghiệp. Sếp nữ và những rào cản gia đìnhBên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã làm khoảng thời gian một phụ nữ dành ra để đạt được vị trí ngang hàng với nam giới tăng thêm 1/3 so với trước đây.
(Ảnh: Pexels) Rào cản về hạnh phúc riêng
Một khảo sát tại Mỹ chỉ ra rằng, nhìn chung, đàn ông càng thành công thì càng có nhiều khả năng tìm được vợ và trở thành cha (75%). Ngược lại, với phụ nữ cùng mức thu nhập, 49% trong số này không có con.
Trong công việc, họ vừa phải đối mặt với tình trạng làm việc nhiều giờ và áp lực công việc cường độ cao, vừa phải đương đầu các định kiến giới (“đàn ông không thấy hấp dẫn bởi phụ nữ thành đạt”) hoặc kém cơ hội khi có gia đình. Nhiều người lựa chọn sự nghiệp thay vì con cái.
Thiếu thời gian cho bản thân
Nhiều người thành đạt làm việc hơn 55 giờ/tuần. Nếu cộng thêm 1 tiếng rưỡi buổi trưa và trung bình 45 phút di chuyển, ngày làm việc phải kéo dài ít nhất 11 tiếng rưỡi.
Sau khi rời công sở, nhiều người phụ nữ tiếp tục làm nội trợ, chăm sóc con cái… khiến họ kiệt sức và khó có khả năng tái tạo sức lao động, toàn tâm toàn ý cho việc thăng tiến. Phụ nữ ở vị trí cao thậm chí không có thời gian đầu tư cho một mối quan hệ sâu sắc.
Nhiều phụ nữ phải mang công việc về nhà để giải quyết (Ảnh: Pexels) Chênh lệch lương
Phụ nữ phải cống hiến như đàn ông cho một vị trí tương đương. Ở Mỹ, phụ nữ chỉ kiếm được 78% lương của nam giới. Lý do sâu xa là vì các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào một nhân sự có khả năng sẽ mất một khoảng thời gian nghỉ sinh (vấn đề nam giới không gặp phải). Thậm chí, một số doanh nghiệp tại Việt Nam còn yêu cầu nhân viên nữ cam kết không có con trong vòng ít nhất 1 năm kể từ khi ký hợp đồng.
Cách “vượt rào”
Phụ nữ trẻ muốn cả sự nghiệp và gia đình nên sớm cân nhắc những điều sau:
Tìm hiểu xem bạn muốn cuộc sống như thế nào ở tuổi 45:Nếu muốn lúc đó bạn đã có con cùng một sự nghiệp ổn định, bạn cần lập gia đình và quyết định có con ngay từ bây giờ.
Tăng tốc gấp đôi cho mối quan hệ lâu dài:Cơ hội tìm kiếm hôn nhân của những phụ nữ cao nhất ở độ tuổi “vàng” 20 - 30.
Khởi động sự nghiệp riêng trước tuổi 35:Cơ hội làm chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao sẽ cao hơn nếu bạn bắt đầu trước tuổi 35.
Chọn một nghề nghiệp linh động về thời gian:Một số nghề cho phép sắp xếp thời gian linh hoạt hơn, giúp bạn dễ dàng sắp xếp cuộc sống hơn.
Chọn công ty cho phép bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống:Hãy tìm nơi tôn trọng thời gian nghỉ của bạn và không bắt bạn làm việc quá giờ.
Tuy vậy, những gì phụ nữ muốn làm là một nửa, nửa còn lại là mức độ tạo điều kiện của doanh nghiệp cũng như sự chia sẻ của người chồng trong đời sống gia đình.
Đồng thời cũng nhiều nữ lãnh đạo vẫn cân bằng được cả hạnh phúc cá nhân và sự nghiệp. Nhưng để có được điều đó, nhiều người phụ nữ phải đổ nhiều công sức hơn so với đàn ông.
Vĩnh Phú
"> -
Sản phẩm bổ trợ, chiêu bài thông minh trong kinh doanhSức hấp dẫn của các sản phẩm bổ trợ khiến khách hàng hào hứng mua sắm hơn. Ảnh:H.W.
Một ví dụ kinh điển trước đây về các sản phẩm bổ trợ lẫn nhau là phần cứng và phần mềm máy tính. Phần cứng chạy nhanh hơn khuyến khích người sử dụng nâng cấp lên các phần mềm mạnh hơn và các phần mềm mạnh hơn là động cơ thúc đẩy người sử dụng mua các phần cứng chạy nhanh hơn.
Mặc dù ý tưởng về sản phẩm bổ trợ có thể thấy rõ trong lĩnh vực phần cứng và phần mềm, song nó có thể áp dụng chung cho tất cả. Một sản phẩm bổ trợ cho một loại hàng hóa hay dịch vụ chính là bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào khác làm cho hàng hóa chính trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua.
Bánh mỳ kẹp xúc xích và tương hạt cải, xe hơi và dịch vụ tín dụng cho vay mua xe, điện thoại và các ứng dụng, các chương trình TV và tạp chí truyền hình, máy fax và đường dây điện thoại, đường dây điện thoại và các phần mềm nối mạng trên diện rộng, rượu vang đỏ và chất tẩy khô... Đây chỉ là một số trong rất nhiều ví dụ về các cặp hàng hóa và dịch vụ bổ trợ.
Hãy xem xét cụ thể hơn về các sản phẩm bổ trợ cho xe hơi. Một ví dụ rõ nhất là những con đường trải nhựa. Ngành công nghiệp xe hơi ngay từ lúc còn non trẻ đã không chờ để người khác phải làm hộ họ công việc này. Mặc dù không thể tự trải nhựa được tất cả các con đường, nhưng chính ngành này đã khởi xướng rất nhiều công trình xây dựng các con đường nhựa lớn.
Năm 1913, General Motors (GM), Hudson, Packard, Willys-Overland, cùng với nhà sản xuất lốp xe hơi Goodyear và nhà sản xuất đèn pha xe hơi Prest-O-Lite đã thành lập Hiệp hội Đường cao tốc Lincoln để làm chất xúc tác cho việc phát triển tuyến đường cao tốc đầu tiên nối hai bờ biển nước Mỹ.
Hiệp hội này đã xây dựng những đoạn đường hạt giống đầu tiên cho đề án về một tuyến đường xuyên lục địa. Dần dần mọi người nhận ra tính khả thi cũng như giá trị của những con đường trải nhựa và họ đã vận động chính phủ làm tiếp các đoạn đường còn lại.
Năm 1916, Nhà nước Liên bang lần đầu tiên cam kết đầu tư cho việc xây dựng các con đường trải nhựa. Đến năm 1922, tuyến đường cao tốc xuyên lục địa đầu tiên, bao gồm cả đường cao tốc Lincoln đã được khánh thành.
Đến khi đã có rất nhiều con đường, lại có vấn đề là tiền mua xe thì không phải ai cũng có. Những chiếc xe hơi, đặc biệt là những loại sang trọng rất đắt đỏ, do đó nếu như khách hàng khó vay tiền thì họ cũng khó lòng mua được xe mới. Vì vậy, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trở thành những ngành bổ trợ cho Ford và GM.
Nhưng không phải lúc nào người ta cũng có thể dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ thuê mua tài chính đối với xe hơi. Đó là lý do GM đã xây dựng tập đoàn GM Acceptance Corporation vào năm 1919 và Ford Motors thành lập Công ty Tín dụng Ford (Ford Motor Credit) vào năm 1959.
Thực tế vấn đề không phải ai là nhà cung cấp tài chính - ngân hàng, Hiệp hội tín dụng hay các Công ty tín dụng của chính các hãng sản xuất xe hơi, mà vấn đề là ở chỗ nhiều tiền đổ vào thị trường này sẽ dẫn đến tình trạng giảm lãi suất. Việc tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn và lãi suất thấp hơn cho phép nhiều người mua được xe hơi và điều này sẽ làm lợi cho Ford và GM.
Ngược lại cũng đúng như vậy, việc bán xe giúp cho Ford và GM tăng được các khoản cho vay. Trong khoảng cuối những năm 90, đầu năm 2000, thực tế là Ford đã kiếm được lợi nhuận từ các khoản cho vay mua xe còn nhiều hơn từ việc sản xuất xe hơi.
Bảo hiểm xe hơi là một lĩnh vực bổ trợ cho kinh doanh xe hơi, bởi vì nếu không có bảo hiểm, mọi người có thể sẽ không muốn mạo hiểm đầu tư khoảng 20.000 USD hay hơn thế cho một chiếc xe mới. Cũng như khi nhà sản xuất xe hơi có thể làm cho việc vay tín dụng mua xe trở nên dễ chấp nhận hơn, có lẽ họ cũng có thể làm gì đó để giúp cho việc bảo hiểm xe hơi trở nên dễ thực hiện hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người lần đầu tiên mua xe, những người thường phải trả mức phí bảo hiểm rất cao.
Các sản phẩm bổ trợ luôn luôn có tính tương hỗ. Khi bảo hiểm xe hơi bổ trợ cho những chiếc xe mới, thì đồng thời những chiếc xe mới cũng bổ trợ cho ngành bảo hiểm xe hơi. Khách hàng mua càng nhiều xe hơi, họ càng phải mua nhiều bảo hiểm, đặc biệt là các loại bảo hiểm chống va chạm và trộm cắp. Do vậy, các công ty bảo hiểm có thể sử dụng các kinh nghiệm cũng như ảnh hưởng để giúp khách hàng mua được xe mới với giá rẻ hơn.
"> -
Chia sẻ với VietNamNet, bà Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, tính đến ngày 15/2, trường có 37 lớp học có F0 và chuyển sang học trực tuyến, trên tổng số 76 lớp từ khối 7 đến 12. F0 tăng vọt, nhiều trường Hà Nội chuyển học online“Tất nhiên, nếu theo quy định thì chỉ số học sinh diện F0 và những học sinh F1 phải chuyển học trực tuyến. Tuy nhiên, phụ huynh các lớp đã làm đơn bày tỏ nguyện vọng cho cả lớp học trực tuyến. Do sĩ số các lớp của trường cũng chỉ khoảng 30, trên cơ sở nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường cũng tạo điều kiện cho các gia đình”, bà Dương nói.
Tính đến ngày 15/2, toàn trường có 111 trường hợp F0, trong đó có 9 giáo viên, nhân viên; 63 học sinh THPT và 39 học sinh THCS.
“Con số này đã tăng lên nhiều hơn so với một vài ngày trước bởi một số lớp khi chuyển học online vẫn báo cáo về ban giám hiệu rằng có thêm F0”, bà Dương nói.
Với yêu cầu chung của Sở GD-ĐT và TP Hà Nội, nhà trường vẫn mở cửa, lớp nào không có F0 vẫn đi học bình thường. “Nhưng có lớp sĩ số 25 thì đến ngày hôm qua 14/2 đã có đến 13 F0”, bà Dương nói.
Bà Dương cho biết, đến nay rất may, chưa có học sinh nào bị chuyển biến nặng.
Nhiều trường Hà Nội cho học sinh chuyển học online do số lượng F0 tăng vọt. Ảnh minh họa: Thanh Hùng Đại diện Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng cho biết, đến ngày hôm nay, trường đã có tới 40 trường hợp học sinh mắc Covid-19. Như vậy, đã có 10 lớp có F0.
Các phụ huynh một trường học ở quận Ba Đình mới đây cũng nhận được thông báo từ giáo viên chủ nhiệm: “Do tình hình F0, F1 ở lớp có dấu hiệu tăng. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, bắt đầu từ chiều nay lớp sẽ chuyển sang hình thức học online để đảm bảo an toàn cho các học sinh. Kính nhờ phụ huynh nhắc nhở các con chuẩn bị thiết bị kết nối, đồ dùng sách vở đầy đủ và vào học đúng giờ theo link zoom của lớp”.
Còn Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) tính đến ngày 12/2 cũng đã có 17 trường hợp học sinh mắc Covid-19, rải ở cả 3 khối 7,8,9 (khối 6 chưa đi học theo lịch chung toàn TP Hà Nội); trong đó lớp 8A7 có 4 học sinh. Số học sinh các lớp có F0 đi học trực tiếp cũng ít hơn rất nhiều so với sĩ số ngày thường.
Ở một trường ngoại thành Hà Nội, bà Nguyễn Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức) cho hay, bà cảm thấy khá lo khi số ca F0 đang tăng lên hàng ngày.
“Tôi cũng không nghĩ số ca F0 tăng lên nhiều như vậy dù việc đón học sinh được phân luồng rất bài bản, nghiêm túc. Các F0 hầu như chỉ đến khi về nhà mới phát hiện dương tính. Đến nay, trường đã có 18 học sinh và 2 giáo viên mắc Covid-19. Trường có tất cả 26 lớp thì rải rác mỗi lớp có một vài học sinh là F0, về cơ bản khối nào cũng có. Với những học sinh F0, F1 thì đương nhiên sẽ học trực tuyến".
Bà Dung cho hay, qua nắm bắt thông tin, các phụ huynh cũng đang rất lo cho con em mình, nhất là các học sinh khối lớp 6 do chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
“Khối lớp 6 đến nay cũng đã có 7 học sinh mắc Covid-19, riêng hôm nay có 3 học sinh. Có một lớp 6 có ca F0 nên các phụ huynh lo lắng và xin cho con được học trực tuyến. Hôm nay lớp đó chỉ 21 học sinh đi học trực tiếp trong khi sĩ số là 42. Chúng tôi cũng phải làm công tác tư tưởng, trấn an phụ huynh, học sinh. Nhà trường vẫn tổ chức học trực tuyến kết hợp trực tiếp để các em dù ở nhà vẫn có thể theo diễn tiến lớp học, đảm bảo chất lượng dạy học”, bà Dung chia sẻ.
Trong chuyến kiểm tra việc mở cửa trường học tại tỉnh Thanh Hóa mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng nhìn nhận rằng, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và việc ứng phó với dịch bệnh trong trường học bởi vậy không phải chuyện một sớm, một chiều. Do đó, rất cần sự nhất quán trong chỉ đạo, sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết, thái độ và nhận thức đúng về dịch bệnh; sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trẻ dù đã tiêm, hay chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng được quyền đến trường một cách bình đẳng; không được tạo ra sự kì thị nếu có học sinh là F0, F1. Bộ trưởng cũng lưu ý, cần trang bị cho học sinh hiểu biết về dịch bệnh nhưng không phải sợ hãi trước dịch bệnh. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các điều kiện về y tế trường học, khắc phục khó khăn về nhân lực y tế hiện nay bằng các cách phù hợp với điều kiện của các địa phương, nhà trường.
Thanh Hùng
Học sinh Hà Nội làm quen cảnh 'vừa đến trường, lớp báo có F0'
Vừa mới trở lại trường, nhưng nhiều học sinh lại ngay lập tức phải trở về nhà tiếp tục học trực tuyến bởi lớp có F0.
">