Quan hệ hợp tác giữa Microsoft và OpenAI mang tính dài hạn. Microsoft là nhà cung cấp đám mây độc quyền cho startup, còn bản thân sử dụng các mô hình của đối tác để phục vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Microsoft là nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI với 13 tỷ USD đã rót vào cho đến nay.
Dù vậy, thông tin mới nhất cho thấy họ bắt đầu xâm phạm lãnh thổ của nhau. Hồ sơ nộp lên Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ của Microsoft liệt kê OpenAI là đối thủ trong lĩnh vực AI và tìm kiếm, quảng cáo tin tức. Tuần trước, startup giới thiệu nguyên mẫu công cụ tìm kiếm mang tên SearchGPT.
Một số công ty trả tiền trực tiếp cho OpenAI để sử dụng các mô hình AI, số khác lại thông qua dịch vụ Azure OpenAI của Microsoft. Với những người tìm kiếm thay thế cho ChatGPT, chatbot Microsoft Copilot cũng có sẵn thông qua công cụ Bing và trong hệ điều hành Windows.
Theo người phát ngôn OpenAI, quan hệ giữa hai bên không có gì thay đổi và nó được thiết lập dựa trên sự thấu hiểu rằng cả hai sẽ có cạnh tranh. Microsoft vẫn là đối tác tốt của OpenAI.
Dù vậy, theo CNBC, năm vừa qua không hề dễ chịu với hai hãng công nghệ. Truyền thông đưa tin CEO Microsoft Satya Nadella không được thông báo trước khi ban quản trị OpenAI đuổi CEO Sam Altman hồi tháng 11/2023. Sau khi Altman nhanh chóng phục chức, OpenAI mới cho Microsoft một ghế trong ban quản trị. Đầu tháng này, nhà sản xuất Windows từ bỏ vị trí này.
Trong khi đó, vào tháng 3, CEO Nadella xướng tên Mustafa Suleyman, đồng sáng lập công ty nghiên cứu AI DeepMind, làm phụ trách bộ phận AI của Microsoft. Trước khi về với “gã khổng lồ” phần mềm, Suleyman sáng lập và dẫn dắt startup Inflection AI.
Nadella vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Altman. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với New York Times, ông chia sẻ Sam gọi điện cho ông hằng ngày.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Từ đối tác, OpenAI thành đối thủ của Microsoft"Không phải vì địa phương này nhiều tiền hơn, thì trẻ em được tiêm vắc xin đắt hơn, còn địa phương ít kinh phí thì trẻ em tiêm vắc xin ít tiền hơn, thậm chí không được tiêm", bà Lan nói.
Qua rà soát nguồn vắc xin gối đầu chuyển từ năm 2022 sang, Bộ Y tế khẳng định chỉ thiếu vắc xin "5 trong 1" từ cuối tháng 2 đến nay (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B). Đây là vắc xin nhập khẩu, do năm 2022 tiến hành các thủ tục đấu thầu, mua sắm theo quy định nhưng không có nhà thầu tham gia nên có tình trạng thiếu.
Bà Lan khẳng định "không có hiện tượng Bộ Y tế đùn đẩy (mua sắm vắc xin - PV) xuống địa phương hay căn bệnh sợ trách nhiệm lan tới Bộ Y tế nên mới đùn đẩy".
Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Y tế để chủ động xây dựng phương án giá, gửi sang Bộ Tài chính để thẩm định sớm. Đây là căn cứ cho đặt hàng vắc xin "5 trong 1". Trong thời gian triển khai và chờ mua vắc xin theo ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế đã làm việc với các đối tác, tìm nguồn hỗ trợ các loại vắc xin đang thiếu.
"Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, WHO tại Việt Nam, UNICEF Việt Nam, vừa thông báo sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trên 200.000 liều vắc xin '5 trong 1' cho trẻ em", Bộ trưởng thông tin.
Cùng với nguồn tài trợ hơn 65.000 liều trong nước, bà Lan cho rằng "sẽ đảm bảo vắc xin để ưu tiên tiêm cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa, nơi khó tiếp cận với vắc xin '5 trong 1' dịch vụ". Các đơn vị Bộ Y tế đang tiến hành thủ tục nhanh chóng tiếp nhận nguồn viện trợ này.
Có tình trạng né tránh, đùn đẩy trong ngành yTại cuộc tọa đàm, bà Lan chia sẻ, 3 năm 2020-2022, ngành Y tế đã vượt qua những khó khăn "có thể nói là chưa bao giờ khó khăn hơn được nữa của ngành".
"Gần đây, nhiều ý kiến nói về vấn đề né tránh, đùn đẩy trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tôi nói thật, là một trong những nơi, sau những vụ vi phạm của ngành Y tế, trong ngành y chắc chắn cũng xuất hiện nhiều tình trạng này.
Tất nhiên, chính sách không rõ ràng, anh em không có căn cứ làm việc, đó là trách nhiệm của cơ quan ban, ngành. Nhưng có những nơi, chính sách rõ rồi, cơ quan, bệnh viện chỗ này làm tốt nhưng chỗ khác lại không làm”, Bộ trưởng Lan nói.
" alt=""/>Hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 tiêm miễn phíTheo bà Fujita Mai, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong tương lai sẽ là hai chiều hỗ tương, đa dạng hóa và mở rộng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đầu tư, trước đây, doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam để đầu tư vào Việt Nam. Sau này, sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều vào Nhật Bản. Những năm gần đây, các công ty trong lĩnh vực phần mềm, lập trình… đã hợp tác tiến sang thị trường Nhật Bản.
Hiện tại, các doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu góp vốn 100% hoặc thành lập công ty liên doanh nhưng sau này, họ sẽ làm việc trực tiếp với công ty Việt Nam để có mức độ góp vốn ngang bằng, hoặc Nhật Bản hợp tác với một công ty nước ngoài khác làm việc với công ty Việt Nam. Ngoài ra, sẽ có nhiều người Nhật đến Việt Nam để startup, phối hợp với nguồn nhân lực tại Việt Nam để làm việc.
Trong bài trình bày về “Quan hệ Kinh tế Việt Nhật: Chặng đường đã qua và triển vọng tương lai”, bà Fujita Mai cho biết bốn lĩnh vực quan hệ của hai nước: viện trợ, ngoại thương, đầu tư, hợp tác nguồn nhân lực thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và lịch sử.
Bà Fujita Mai dẫn khảo sát từ tháng 7 đến tháng 9/2021 của JBIC đối với các công ty Nhật Bản về nguyên tắc có từ 3 công ty con ở nước ngoài trở lên, bao gồm một hay nhiều cơ sở sản xuất, cho thấy Việt Nam đứng thứ tư về triển vọng tốt cho đầu tư trung hạn (3 năm trước mắt), đứng thứ tư về triển vọng tốt cho đầu tư dài hạn (10 năm tới). Việt Nam vẫn là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á, là điểm đến tốt của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Về vai trò của các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam tại Nhật Bản, bà Takaobushi Megumi đến từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Nhật Bản đánh giá cao và đặt kỳ vọng lớn vào doanh nghiệp CNTT Việt Nam. Đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản khi thăm Việt Nam luôn thăm các công ty CNTT như FPT. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, cũng có quan hệ mật thiết, gần gũi với doanh nghiệp Nhật Bản từ rất lâu. Bà tin rằng hợp tác CNTT giữa hai nước sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
Ngày 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo Thủ tướng, 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển. Là hai nước Đông Á, hai quốc gia biển, hai nền kinh tế Việt - Nhật có tính bổ sung cao, còn nhiều dư địa và nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng chuỗi cung ứng và phát triển xanh.
" alt=""/>Sẽ có nhiều người Nhật Bản đến Việt Nam để khởi nghiệp