Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Bosnia Herzegovina, 23h00 ngày 4/4: Khó có bất ngờ
(责任编辑:Giải trí)
Soi kèo góc Brentford vs Chelsea, 20h00 ngày 6/4
Bảng 1: Trạng thái dịch Covid-19 ngày 11/3/2020 và 30/4/2021
Việc phòng chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ với nhân loại nên thực tế hơn 1 năm qua, các nước vừa làm, vừa học, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quy mô những người nhiễm phải được điều trị trong các bệnh viện - họ là nguồn lây nhiễm chủ yếu tạo ra lây nhiễm cộng đồng và dịch ở các nước - không ngừng tăng lên, từ 75.727 lên 18.937.963 người, chưa có dấu hiệu trở về mức khi công bố có dịch (11/3/2020), chứng tỏ việc phòng, chống Covid-19 của nhân loại về tổng thể là chưa đem lại kết quả toàn cầu mong muốn, Hình 1.
Qua Hình 1 ta thấy, số người đang được điều trị trong các bệnh viện tăng từ 10 người, khi WHO công bố đại dịch Covid-19 ngày 11/3/2020, lên đạt đỉnh 2.461 người/1 triệu dân vào ngày 24/1/2021, sau đó giảm dần. Tức là xét góc độ toàn thế giới, loài người vừa trải qua làn sóng thứ 1 của đại dịch Covid-19. Nếu như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á từ tháng 3/2021 không nới lỏng các quy định phòng chống dịch thì số người đang được điều trị trên 1 triệu dân đã tiếp tục giảm (Hình 1), song các biện pháp nới lỏng thực tế đã làm dịch bùng phát trở lại từ 11/3/2021, đúng 1 năm sau khi WHO xác nhận có đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đến ngày 30/4/2021 có 2.455 người đang được điều trị trên 1 triệu dân, tương ứng đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (2.461 người), Hình 1.
Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện trên 1 triệu dân (nguồn: Worldometer)
Sau 1 năm 50 ngày, tình hình dịch Covid-19 ở các châu lục rất khác nhau, Bảng 2.
Qua thống kê ở Bảng 2 ta thấy, với tiêu chí số người đang điều trị/1 triệu dân và số người chết/1 triệu dân thì tình hình dịch hiện nay ở châu Mỹ và châu Âu là nặng nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Á và châu Phi. Đáng lưu ý là GDP/người của châu Mỹ và châu Âu cao hơn nhiều lần châu Á và châu Phi, song cường độ lây nhiễm (số người đang điều trị/1 triệu dân) của châu Mỹ và châu Âu cũng gấp nhiều lần châu Á và châu Phi.
Trong khi châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, thì lại chiếm 48,78% tổng số người nhiễm đang phải điều trị và 47,3% tổng số người chết, châu Âu chiếm 10,8% dân số thế giới, song có đến 26,3% số người đang điều trị toàn cầu và 32,56% tổng số người chết. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ, 2 lục địa giầu nhất thế giới (Bảng 2) cộng lại chiếm 23,9% dân số thế giới song đang có 75% tổng số người nhiễm đang phải được điều trị và gần 80% tổng số người chết. Châu Á chiếm hơn 58% dân số thế giới, nhưng chỉ có 23% số người nhiễm đang được điều trị, còn châu Phi chiếm gần 17% dân số thế giới, song chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị của thế giới.
Đáng lưu ý là mức độ lây nhiễm và tỉ lệ chết và Covid-19 của Việt Nam rất thấp. Trong khi bình quân trên 1 triệu dân ngày 26/4/2021 Việt Nam chỉ có 3 người nhiễm đang phải điều trị ở các bệnh viện thì ở châu Mỹ là 9.029 người, gấp hơn 2.900 lần ở Việt Nam, ở châu Âu là 5.945 người, gấp hơn 1.900 lần Việt Nam, ở châu Á là hơn 959 người, gấp hơn 300 lần Việt Nam, Bảng 2.
Bảng 2: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam ngày 26/4/2021
Tình hình dịch của một nước hoặc một địa phương được phản ánh bởi nhiều chỉ số: số ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số người nhiễm tích lũy, số người đang điều trị, số người chết, số người khỏi bệnh, trong đó chỉ số số người đang được điều trị trên 1 triệu dân là một chỉ số cơ bản, luôn phải được giám sát đầu tiên, giống như sức khỏe của một người được phản ánh qua rất nhiều chỉ số: nhiệt độ, huyết áp, mạch, các chỉ số xét nghiệm, trong đó nhiệt độ (không quá 37 độ C) là một chỉ số đầu tiên phải được giám sát.
Ngày 11/3/2020, khi WHO ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã trở thành đại dịch, thì có xấp xỉ 10 người lây nhiễm đang được điều trị/1 triêu dân, Bảng 1. Vì vậy, có thể lấy chỉ số: 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân là ngưỡng có dịch để phân biệt: Một đất nước đang có lây nhiễm Covid-19 có phải là có dịch hay không?
Nếu số người đang điều trị/1 triệu dân nhỏ hơn 10 thì có nghĩa nước đó có lây nhiễm Covid-19, song chưa có dịch. Còn nước có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 10 thì có nghĩa là nước đó đang có dịch.Từ Hình 1 và Bảng 1 ta thấy, sau ngày 11/3/2020, dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ngày gia tăng, đạt đỉnh của làn sóng thứ 1 ngày 24/1/2021, sau đó giảm, nhưng sau ngày 11/3/2021 lại tăng và ngày 30/4/2021 có mức lây nhiễm trong cộng đồng dân cư gấp 250 lần ngày 11/3/2020.
II. Nhận xét, kinh nghiệm và bài học
II.1. Ba nhận xét:
Trong khi trên toàn thế giới về tổng thể từ 1/2020 đến 4/2021 việc phòng chống dịch Covid-19 không đạt kết quả mong muốn, Bảng 1 và Hình 1, thì có 23 nước và vùng lãnh thổ có số người đang điều trị/1 triệu dân dưới 10 người, tức là không có dịch (ngày 26/4/2021 bình quân toàn cầu có 2.433 người đang điều trị/1 triệu dân). Tổng dân số của 23 nước và vùng lãnh thổ không có dịch là 1.752 triệu người, chiếm 22,7% dân số thế giới, tổng số người đang điều trị là 2.033 người, chiếm 0,01% tổng số người đang điều trị của thế giới. Từ thực tiễn phòng chống dịch Covid-19 của các nước này, rút ra 3 nhận xét:
Nhận xét 1: Yếu tố quy mô dân số và thu nhập đầu người không phải là các yếu tố chủ yếu quyết định một đất nước có phòng chống dịch thành công hay không.
Nhận xét 2: 23 nước và vùng lãnh thổ phòng chống dịch tốt nhất thế giới, sau 1 năm 50 ngày không có dịch, đã thành công mà không cần sự trợ giúp của vắc xin. Cái giá phải trả là phải cách ly người nước ngoài đến nước mình, sau kiểm tra không bị nhiễm Covid-19 thì mới được đi lại bình thường, người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện hạn chế tiếp xúc tùy theo đặc điểm các vùng trong mỗi nước…
Nhận xét 3: Một đất nước có thể có các đợt lây nhiễm với cường độ của dịch, số người đang điều trị cao gấp nhiều lần ngưỡng có dịch, song nếu nó không cao quá 30 lần thì luôn có cơ hội đưa số người đang điều trị trở lại mức dưới 10 người/1 triệu dân, hết dịch.
II.2. Hai kinh nghiệm và ba bài học
Lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, do đó muốn kiểm soát lây nhiễm và dịch trong 1 nước thì phải kiểm soát sự đi lại của người dân các địa phương và giữa các nước. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phòng chống dịch và đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân và phát triển kinh tế, các nước đã thực hiện nhiều giải pháp có thể tham khảo :
Kinh nghiệm 1:Xếp hạng rủi ro lây nhiễm từ các nước xung quanh và nước khác: nhiều nước lập danh sách kiểm soát, hạn chế hoặc cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định đối với công dân và phương tiện vận tải của một số nước.
Hiện nay lây nhiễm Covid-19 ở Lào và Campuchia đã trở thành dịch. Với dân số 7,2 triệu người và 999 người đang điều trị ở Lào, tỉ lệ người điều trị/1 triệu dân ở Lào đã gấp 13 lần ngưỡng có dịch. Campuchia với dân số 16,6 triệu người và 8.390 người đang điều trị, tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 50 lần ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân). Còn Ấn Độ với 1.366,4 triệu dân và 3.232.165 người đang điều trị, tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 236 lần ngưỡng có dịch. Đến nay Việt Nam không có thông điệp gì đặc biệt về kiểm soát nhập cảnh từ 3 nước này, trong khi nhiều nước trên thế giới đã tạm dừng nhập cảnh người từ Ấn Độ.
Kinh nghiệm 2:Công bố các tiêu chí để xếp hạng mức độ lây nhiễm và dịch, đồng thời quy định ứng với các mức độ đó, chính quyền địa phương và người dân phải làm gì để mỗi tỉnh hoặc địa phương trong tỉnh phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cần thiết, không chờ chính phủ phải hướng dẫn cần làm gì và các địa phương xung quanh phải chấp nhận các biện pháp của các tỉnh đó liên quan đến người và phương tiện của các tỉnh, địa phương khác.
Ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa công bố tiêu chí thế nào là tỉnh có mức độ lây nhiễm cao, trung bình, thấp, 1 tỉnh có dịch và các biện pháp cần thực hiện ở các mức độ lây nhiễm như vậy. Do đó qua các làn sóng lây nhiễm thứ 1, 2, 3 và thứ 4 ở Việt Nam, nhiều tỉnh giáp ranh với các địa phương có dịch (Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Quảng Ninh) hay các tỉnh giáp với Campuchia và Lào hiện nay, có các quy định hạn chế đi lại, làm việc rất khác nhau đối với công dân và doanh nghiệp ở địa phương mình và từ các tỉnh, địa phương có dịch và không có dịch đến địa phương mình.
Từ nhận xét 3 nêu trên có thể rút ra bài học là: Để có thể đưa trạng thái lây nhiễm Covid-19 của đất nước xuống dưới ngưỡng có dịch, tức là từ đang có dịch thành hết dịch, tuy vẫn còn lây nhiễm, thì ngay từ khi lây nhiễm còn quy mô nhỏ, thậm chí dưới ngưỡng có dịch hoặc khi dự báo có những yếu tố hội tụ để có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới và xuất hiện dịch, thì cần triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để giảm nhanh nhất tốc độ lây nhiễm ở cộng đồng, làm cho chỉ số số người người đang điều trị/1 triệu dân càng thấp càng tốt và xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch. Khi đó khả năng đưa đất nước, địa phương về trạng thái không có dịch sẽ cao.
Ngày 26/4/2021, trong 220 nước và vùng lãnh thổ có lây nhiễm và dịch Covid-19 có tới 135 nước và vùng lãnh thổ (chiếm 61%) có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 30 lần ngưỡng có dịch ở nước của họ, trong đó có 102 nước và vùng lãnh thổ tỉ lệ này gấp 100 lần đến 2.600 lần ngưỡng có dịch. Tức là các nước và vùng lãnh thổ này sẽ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa (kể cả dùng vắc xin) để có thể kéo mức lây nhiễm xuống dưới ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân), tức là hết dịch.
Có thể coi đây là Bài học 1: Bài học về khống chế tốc độ lây nhiễm và quy mô người nhiễm:“Phải làm tất cả để làm chậm tốc độ lây nhiễm, không để số người đang điều trị/1 triệu dân vượt ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân), trong trường hợp xấu nhất không được vượt khả năng của hệ thống cách ly và điều trị của các địa phương và cả nước (kinh nghiệm quốc tế là không quá 30 lần ngưỡng có dịch)”.
Một đặc điểm chung của các nước và vùng lãnh thổ không có dịch hiện nay là khi họ trải qua các làn sóng lây nhiễm mà đỉnh có thể vượt ngưỡng có dịch nhiều lần, thì họ đều áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch, giảm lây lan đủ mạnh, đủ lâu để cường độ lây nhiễm - số người đang điều ở bệnh viện trên 1 triệu dân phải giảm xuống dưới ngưỡng có dịch. Khi đó các biện pháp kiểm soát dịch mới được nới lỏng. Vì vậy, nếu một làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện thì nó bắt đầu ở mức rất thấp, ở mức dưới ngưỡng có dịch, do đó việc cách ly, chữa trị người bị nhiễm thuận lợi rất nhiều, vì hệ thống y tế không bị quá tải khi làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện.
Có thể coi đây là Bài học 2: Bài học về mức độ và thời điểm nới lỏng các biện pháp kiểm soát và dập dịch:“Khi xảy ra làn sóng lây nhiễm hoặc dịch thì việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm lây nhiễm cần thiết phải được duy trì trong thời gian đủ dài để số người đang điều trị/1 triệu dân phải giảm liên tục tới mức dưới ngưỡng có dịch của quốc gia hoặc địa phương”.
Trong thực tế việc áp dụng các biện pháp phòng dịch và dập dịch ở mức độ cao đều đòi hỏi chi phí lớn và gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế, do đó thường xuyên có xung đột lợi ích ngắn hạn giữa phòng chống dịch và duy trì hoạt động kinh tế. Tuy nhiên kết quả phòng chống dịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ cho phép rút ra bài học rất quan trọng.
Khi dịch Covid-19 nổ ra tại Vũ Hán, 1/2020 - 3/2020, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt: hạn chế rồi cấm ra khỏi nhà, dừng tất cả hoạt động giáo dục, dịch vụ, thương mại thông thường, vui chơi, sản xuất, các gia đình chỉ được cử 1 người đi chợ vài ngày một lần. Kết quả là sau 2 tháng, từ 15/1 đến 15/3/2020, xét ở quy mô toàn quốc, dịch đã bị dập tắt, từ đó đến nay tỉ số số người được điều trị/1 triệu dân rất thấp so với ngưỡng có dịch. Số người chết đến nay là 4.636 người, bình quân 0,3 người chết/1 triệu dân, vào loại thấp nhất thế giới (Bảng 1-2). Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng 2,3% năm 2020.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nền KHCN vào loại hiện đại nhất thế giới, GDP/người gấp 6,5 lần của Trung Quốc, về tổng thể đã không thực hiện được triệt để việc đeo khẩu trang, giảm hoạt động đông người, truy vết, cách ly người nhiễm nên đã trở thành nơi có dịch lớn nhất thế giới. Ngày 15/3/2020, khi Trung Quốc hết dịch, Mỹ chỉ có 4.033 người đang điều trị. Nhưng đến 30/4/2021 có 6,8 triệu người đang điều trị và 580.337 người chết, gấp hơn 120 lần số người chết vì dịch ở Trung Quốc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 3,5% năm 2020.
Việt Nam là nước có dân số gần 100 triệu người, GDP/người khoảng 2.740 USD, chỉ bằng hơn 4% GDP/người của Mỹ (2019). Những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt của Việt Nam đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhưng Việt nam dù ở ngay sát Trung Quốc, nơi nổ ra đại dịch Covid-19 đầu tiên, đã không xảy ra dịch Covid-19, mặc dù đã có 3 làn sóng lây nhiễm, song số người điều trị/1 triệu dân chưa bao giờ đạt 7,5 người, luôn thấp hơn ngưỡng có dịch 10 người/1 triệu dân. Kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,91%. Trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020 chỉ có 4 nền kinh tế tăng trưởng dương: Trung Quốc (2,3%), Đài Loan (2,98%), Ai Cập (3,55%) và Việt Nam (2,91%).
Ấn Độ có 1,3664 tỷ dân, vì vậy ngưỡng có dịch là 13.664 người đang điều trị. Hình 2 thể hiện diễn biến dịch Covid-19 của Ấn Độ.
Hình 2: Diễn biến dịch Covid-19 ở Ấn Độ
Ngày 11/3/2020 khi WHO tuyên bố có đại dịch toàn cầu, thì Ấn Độ chỉ có 58 người đang được điều trị, bằng 0,4% ngưỡng có dịch. Chỉ hơn 1 tháng sau, 19/4/2020, số người đang điều trị là 14.203, vừa vượt ngưỡng có dịch. Đến 18.09.2020, dịch đạt đỉnh lần thứ 1, với 1.014.649 người đang điều trị, gấp 74 lần ngưỡng có dịch. Như vậy quá trình gia tăng lây nhiễm toàn quốc của làn sóng dịch thứ nhất kéo dài 5 tháng, từ 19/4/2020 đến 18/9/2020. Các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ, các Bang và người dân trong 5 tháng này đã chặn được sự gia tăng lây nhiễm, do đó số người đang được điều trị giảm dần, Hình 2.
Các giải pháp phòng chống dịch này cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế. Tuy nhiên với hơn 1 triệu người đang được điều trị ngày 18/9/2020, mức độ lây nhiễm còn rất cao, phải tiếp tục các giải pháp kiểm soát dịch và giảm lây nhiễm để kéo mức độ lây nhiễm xuống thấp. Vấn đề đặt ra là quá trình dập dịch này sẽ kéo dài bao lâu, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đời sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động chính trị ở Ấn Độ thế nào (bầu cử vào quý 2 năm 2021).
Ngày 16/2/2021, tức là sau 5 tháng từ khi làn sóng dịch thứ nhất đạt đỉnh (18/9/2020) số người đang được điều trị giảm còn 138.254, tức giảm 86% so với đỉnh dịch (1.014.649), số người đang được điều trị chưa bằng 14% lúc cao nhất. Đây là kết quả rất có ý nghĩa và chính lúc này, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng hàng loạt biện pháp chống dịch: người dân được tham dự các lễ hội truyền thống, các cuộc mít tinh, vận động bầu cử, việc đeo khẩu trang bị lơ là. Chỉ trong vòng 2 tháng sau đó, Ấn Độ bùng phát dịch với mức độ chưa từng có, số người đang được điều trị tăng vọt từ 138.254 người lên 1.679.121 vào ngày 16/4/2021 và sau đó 2 tuần lên mức 3.272.256, Hình 2, gấp 240 lần ngưỡng có dịch. Số người chết từ 16/2/2021 đến 30/4/2021 là 55.890 người, nhiều hơn số người chết của hơn 7 tháng đầu năm 2020 (15/1/2020 – 20/8/2020) là 54.975 người.
Vì sao khi mức độ lây nhiễm cộng đồng, thể hiện qua số người đang được điều trị đã giảm 86% mà vẫn bùng phát dịch khi gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch cơ bản? Vấn đề chính là ở chỗ: số người đang được điều trị ngày 16/2/2021 tuy chỉ bằng chưa tới 14% lúc đạt đỉnh dịch (hơn 1 triệu người ngày 18/9/2020), song nó vẫn gấp hơn 10 lần ngưỡng có dịch (138.254 người đang điều trị so với 13.664 người). Bỏ các biện pháp phòng chống dịch khi dịch đang còn tuy ở mức không cao cùng với xuất hiện chủng mới của virus corona đã dẫn đến dịch bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước, Hình 2.
Kể từ khi bắt đầu có dịch, 19/4/2020 đến khi chính phủ gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch cơ bản, 16/2/2021, là tròn 10 tháng liên tục. Người dân phải chịu đựng các hạn chế trong cuộc sống, hoạt động kinh tế bị thu hẹp thời gian dài như vậy để lại hậu quả rất nặng nề. Kinh tế Ấn Độ năm 2020 tăng trưởng âm 5,7%.
Dưới góc độ nghiên cứu, để rút ra các bài học cần thiết có thể nêu câu hỏi: Nếu Ấn Độ không dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch cơ bản vào 16/2/2021, mà tiếp tục phòng chống dịch như trước, thì bao giờ hết dịch, thiệt hại xã hội do phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch khắt khe là gì? Không có cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi này. Tuy nhiên, kinh nghiệm về các quá trình xã hội và tự nhiên và thực tế diễn biến dịch ở Ấn Độ đến 16/2/2021 có thể cho ta một dự báo sơ bộ: Nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc sau 7,5 tháng từ ngày đạt đỉnh 18/9/2020, nghĩa là khoảng đầu tháng 5/2021.
Tức là, nếu kéo dài thời gian phòng chống dịch thêm 3 tháng sau 16/2/2021 thì rất nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc.
Rõ ràng việc phòng chống dịch thêm 3 tháng này sẽ gây thiệt hại cho người dân, nền kinh tế, đảo lộn lịch bầu cử, song các thiệt hại này sẽ là rất nhỏ so với những thiệt hại do bùng phát dịch hiện nay đã và sẽ gây ra trong nhiều tháng tới.
Có thể coi đây là bài học 3, Bài học về phương châm phòng chống dịch: phòng chống dịch là ưu tiên số 1 và làm sao ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kinh tế, xã hội:“Khi giải quyết mâu thuẫn giữa phòng chống dịch và nhu cầu đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân, phát triển kinh tế và các hoạt động chính trị, phải ưu tiên hàng đầu là không để xảy ra dịch, khi có dịch phải kiểm soát lây nhiễm và dập dịch nhanh nhất, bằng các biện pháp đồng bộ, có thể khác nhau giữa các địa bàn và trong các giai đoạn khác nhau, phù hợp với quy luật phát triển của dịch và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, để ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến đời sống người dân, phát triển kinh tế và hoạt động chính trị”.
III. Một số việc Việt Nam nên xem xét làm ngay:
Tình hình dịch ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ hơn 1 tháng qua và diễn biến lây nhiễm ở Việt Nam 4 tuần qua cho thấy: Việt Nam đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4, từ 7/4/2021 đến nay. Ngày 13/5/2021, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam đã vượt mốc 970 người (ngưỡng có dịch của Việt Nam với dân số 97 triệu người).
Từ kinh nghiệm, bài học quốc tế và TP.HCM, tôi thấy 9 việc sau cần được xem xét để làm ngay:
1. Huy động toàn bộ lực lượng, quyết tâm chính trị để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, không để các tỉnh, thành phố trở thành tỉnh, thành phố có dịch
- Mỗi địa phương cần nhận thức rõ mục tiêu “Không để tỉnh, thành phố mình trở thành nơi có dịch” là gì: số người đang điều trị Covid-19 không quá 10 lần dân số tỉnh tính bằng triệu người, như TP.HCM không có quá 95 người đang được điều trị, Hà Nội: 85 người, Hải Dương: 19 người, Quảng Ninh: 11 người, Hà Nam: 9 người, Vĩnh Phúc: 12 người (số người đang điều trị ≤ 10 người/1 triệu dân).
Việc phòng ngừa, phát hiện, truy vết, cách ly, điều trị phải làm quyết liệt để các tỉnh, thành phố không vượt ngưỡng này. Đây chính là nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương.
- Theo kinh nghiệm của TP.HCM 2020, 1 người dương tính tại chỗ sẽ đòi hỏi cách ly khoảng 280 người F1, F2. Như vậy có thể ước lượng (do chưa có thống kê của Bộ Y tế), ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỉ lệ cách ly khoảng 200 người/1 F0, các tỉnh đồng bằng khoảng 100 người/1 F0, các tỉnh miền núi khoảng 50 người/1 F0, để làm cơ sở chủ động xây dựng các cơ sở cách ly.
- Nếu TP.HCM dự báo giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị, thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18.000 chỗ cách ly, Hải Dương nếu dự báo có 19 người đang điều trị thì cần 1.900 chỗ, Vĩnh Phúc nếu dự báo có 12 người đang điều trị thì cần 1.200 chỗ. Nơi nào chưa đủ, phải làm xong trong 1 tuần.
- Trong trường hợp số người nhiễm lên đến khoảng vài trăm người thì số phải cách ly (F1, F2) sẽ lên đến hàng chục ngàn người, đòi hỏi xét nghiệm với quy mô rất lớn. Do đó cần chuẩn bị đủ thiết bị, hóa chất và lực lượng y tế để hoàn thành được nhiệm vụ này trong thời gian rất ngắn.
2. Trong trường hợp 1 số tỉnh, thành phố không ngăn được lây lan, trở thành có dịch, thì phải đặt mục tiêu khống chế tốc độ lây lan sao cho tổng số người đang được điều trị và cách ly không vượt quá khả năng của hệ thống y tế và hệ thống cách ly, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch của địa phương.Như vậy, mới có cơ hội đưa địa phương trở lại trạng thái không có dịch sau 2-3 tháng.
Khi Hải Dương có dịch vào tháng 2 và 3/2021, số người được điều trị lúc cao nhất là 491 người, gấp gần 26 lần ngưỡng có dịch (19 người). Kinh nghiệm 23 nước không có dịch Covid-19 từ 3/2020 – 4/2021 là tỉ lệ này không vượt quá 30.
Trong trường hợp này số chỗ cách ly phải chuẩn bị tối đa là: 30 lần ngưỡng có dịch x 200 (ở các thành phố), x 100 (các tỉnh đồng bằng), x 50 ở các tỉnh miền núi.
Nếu TP.HCM có dịch, dự báo số người đang được điều trị là 1.000 (gấp 10,5 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 1.000 x 200 = 200.000 chỗ cách ly, đây là điều hết sức khó khăn. Còn nếu có 2.500 người đang được điều trị (gấp 26 lần ngưỡng có dịch) thì cần tới 500.000 chỗ cách ly. Đòi hỏi này không khả thi. Nếu Hà Nam dự báo có 90 người phải được điều trị (gấp 10 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 90 x 100 = 9.000 chỗ cách ly, sẽ là thách thức rất lớn. Vì vậy các các địa phương cần thấy trước nguy cơ “vỡ trận” về chỗ cách ly và phương tiện, lực lượng xét nghiệm, nếu để số người đang được điều trị vượt ngưỡng có dịch 10 – 20 lần, từ đó dồn mọi sức lực để khống chế gia tăng lây nhiễm.
3. Các địa phương cần có đề án liên kết tổ chức cách ly hiệu quả
Vừa qua, việc tổ chức cách ly đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương kết hợp các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an, các đơn vị cách ly lập đề án liên kết đảm bảo yêu cầu cách ly được thực hiện nghiêm ngặt, nhất là khi quy mô cách ly lớn.
4. Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép
Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài (Lào, Campuchia…) về nước vì an toàn tính mạng của họ vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp với tình hình ở Việt Nam.
Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này.
5. Do lây nhiễm trong nước đang ở giai đoạn bùng phát thành dịch trong tháng 5/2021, nên đề nghị tạm dừng cho người nước ngoài từ các nước có dịch nặng vào Việt Nam trong vòng 4 tuần tới, trừ các trường hợp thật đặc biệt.
6. Bộ Y tế cần hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch tương ứng với tình hình lây nhiễm ở các địa phương:
1. Một địa phương chưa có hoặc không còn người lây nhiễm cộng đồng,song các địa phương khác có lây nhiễm, có dịch thì phải làm gì (hiện nay có 15 tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng).
2. Một địa phương xuất hiện lây nhiễm cộng đồng nhưng chưa có dịchthì phải làm gì, để đạt mục tiêu không để xảy ra dịch (hiện nay có 32 tỉnh, thành phố thuộc diện này).
3. Một địa phương bắt đầu có dịch, ở mức rất nhẹ, không quá 10 lần ngưỡng có dịchthì phải làm gì, phối hợp với các tỉnh giáp ranh và Bộ Y tế như thế nào để hết dịch (hiện nay có 13 tỉnh, thành phố thuộc diện này).
4. Một địa phương có dịch nhẹ với tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân gấp 10 lần - 30 lần ngưỡng có dịchthì cần phải làm gì, trách nhiệm của các tỉnh giáp ranh và Trung ương phải hỗ trợ thế nào, để kéo giảm số người đang điều trị/1 triệu dân xuống dưới 10 người, hết dịch (hiện nay Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc diện này).
7. Cần thực hiện phương châm 5 tại chỗ, trong đó tại chỗ đầu tiên là: Xác định nhiệm vụ tại chỗ.
Ứng với 4 mức lây nhiễm và có dịch nêu trên, mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan đơn vị, mỗi ngành (Công an, Bộ đội, Y tế) và cấp ủy căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế cần tự xác định nhiệm vụ của mình là gì, từ đó triển khai 4 tại chỗ khác: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng chuyên môn (con người) tại chỗ; Thiết bị, vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ. Thực tế tại TP.HCM từ tháng 2/2020 đến nay đã khẳng định, thực hiện 5 tại chỗ đã làm cho các cấp chính quyền, các ngành rất chủ động và tự chịu trách nhiệm.
8. Chuẩn bị khả năng một số tỉnh thành phố bầu cử trong trạng thái có dịch
Đến ngày 17/5/2021, 16 tỉnh, thành phố có trạng thái lây nhiễm Covid-19 vượt ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân). Đến ngày bầu cử 23/5/2021, có thể sẽ có thêm 1 số tỉnh cũng thuộc nhóm này. Trên cơ sở xem xét mức độ lây nhiễm ở từng quận, huyện mà mỗi tỉnh, thành phố xác định quận nào, huyện nào đã vượt ngưỡng có dịch để từ đó tổ chức bầu cử cho phù hợp, đảm bảo an toàn dịch và bầu cử đúng quy định.
9. Cần nâng cao hiệu quả truyền thông về tiêm vắc xin,tránh gây ngộ nhận, chủ quan trong phòng chống dịch ở một bộ phận nhân dân vì cho rằng việc tiêm vắc xin trong vài tháng tới sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam. Việc tiêm vắc xin ở Việt Nam đến nay đạt khoảng 1% dân số đã tiêm 1 lần, trong khi để đạt miễn dịch cộng đồng phải tiêm 2 lần cho khoảng 70% dân số. Tức là chúng ta cần khoảng 135 triệu liều vắc xin. Hiện nay chưa thấy khả năng Việt Nam nhận được khoảng 100 triệu liều vắc xin trong 3 tháng tới. Bộ Y tế cần công bố rõ đối tượng được tiêm, lịch tiêm lần 1 và lần 2 đồng thời và tác động xã hội của việc tiêm này để phòng chống dịch nói chung và việc tiêm vắc xin nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.
IV. Nhận định
Tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với 3 làn sóng lây nhiễm trước. Thực tế chúng ta đã bước vào trạng thái một nước có dịch Covid-19, song còn ở mức rất nhẹ. Tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân chỉ khoảng 19 người, trong khi bình quân thế giới hiện là 2.156 người, gấp hơn 110 lần của Việt Nam. Với kinh nghiệm phòng chống dịch thành công trong hơn 1 năm qua, tham khảo các bài học và kinh nghiệm các nước, khắc phục các hạn chế đã bộc lộ, chúng ta hoàn toàn có thể khống chế thành công làn sóng lây nhiễm thứ 4, đưa đất nước Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới, không có dịch, tuy còn lây nhiễm cục bộ, quy mô nhỏ.
3 địa phương có dịch nặng nhất hiện nay là Bắc Giang (285 người đang điều trị/1 triệu dân), Đà Nẵng (có 237 người đang điều trị/1 triệu dân), Bắc Ninh (235 người đang điều trị/1 triệu dân), với tổng số người đang điều trị là 1.015 người, chiếm 56% số người đang điều trị của cả nước (1.815 người). Dịch tại 3 địa phương đều chưa đạt đỉnh. Nếu tại 3 địa phương này việc chống dịch được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp hiệu quả của Trung ương và các địa phương, bám sát 3 bài học và 2 kinh nghiệm phòng chống dịch thành công của 23 nước không có dịch trên thế giới thì sau khoảng 2 tháng nữa, 3 địa phương có thể hết dịch.
Để việc phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta chuyển sang giai đoạn mới, trên nền tảng tiêm vắc xin cho đa số người dân, Việt Nam cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc xin trong nước, đồng thời tận dụng các cơ hội để mua vắc xin từ các nguồn hợp pháp trên thế giới.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM
(18/5/2021)
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất chiến lược 5 điểm cho tiêm chủng vắc xin Covid-19
Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, dịch Covid-19 có mức độ nhiễm rất khác nhau ở các nước và sự phân bổ rất không đồng đều các nguồn lây nhiễm toàn cầu.
" alt="Một năm và 50 ngày đại dịch Covid" />Một năm và 50 ngày đại dịch CovidTôi năm nay 38 tuổi, chồng hơn tôi một tuổi, trước đây hai chúng tôi cùng học chung một trường đại học.
Sau khi ra trường, tôi làm nhân viên kế toán cho một công ty về trang sức với mức lương 7 triệu, còn chồng tôi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên về thủ công mỹ nghệ với mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Làm ở công ty về thủ công mỹ nghệ tuy nhàn hạ nhưng chỉ đủ ăn nên sau đó vài năm chồng tôi xin sang một công ty nước ngoài với mức lương cao hơn hẳn (khoảng 25 triệu/tháng). Tôi cũng mừng vì từ khi cưới nhau hai vợ chồng đã để dành được một khoản tiền tiết kiệm khá lớn khoảng 300 triệu đồng. Số tiền này tôi dự định sẽ mua vàng, sau đó khi có giá tôi sẽ bán đi và mua một căn nhà hoặc một mảnh đất để dành cho các con sau này.
Ảnh minh họa. Cuộc sống đang yên bình bỗng dưng một ngày chồng tôi nảy sinh ý định mua ô tô. Anh bảo, anh làm công ty nước ngoài, tiếp xúc với nhiều người có tiền nên suy nghĩ cũng khác hơn trước.
Theo lời anh, gia đình tôi phải mua ô tô xong mới có động lực kiếm tiền. Nhiều người kinh tế kém hơn nhà tôi còn mua xe, huống hồ nhà chúng tôi còn có của ăn của để. Anh cũng bảo, nhiều gia đình khi có ô tô liền làm ăn phát đạt, lên như diều gặp gió. Chồng tôi còn nhắc đến nhiều lợi ích khác của xe hơi làm lý lẽ thuyết phục.
Tôi không đồng ý, anh liền chê tôi là keo kiệt, không dám mạo hiểm. Nghe xong lời chồng nói mà tôi giận tím mặt. Chỉ kiếm ra tiền một thời gian mà anh dám lên mặt dạy dỗ tôi. Việc gì thì tôi không rõ nhưng tôi dám chắc chắn một điều, giá xe ô tô ngày càng giảm còn đầu tư vàng hay đất thì chỉ có tăng lên.
Bàn mãi mà vẫn không thống nhất, cuối cùng tôi quyết định giữ lại 100 triệu đồng để mua vàng, 200 triệu đồng kia thì để chồng tôi gom góp vay mượn thêm để mua ô tô.
Tôi bắt đầu lao vào mua vàng vào thời điểm cuối năm 2010, khi đó giá vàng đang có giá hơn 36 triệu đồng/lượng. Với 100 triệu đồng ngày đó, tôi đã mua được khoảng 2,7 lượng vàng.
Hàng tháng tôi đều trích một phần thu nhập của 2 vợ chồng để mua 3 chỉ vàng cất két. Cuối năm có thêm khoản thưởng Tết mấy chục triệu, ngoài phần để sắm sửa Tết, trích ra để biếu bên nội bên ngoại, tôi đều dành dụm để mua vàng.
Tính ra mỗi năm tôi sẽ mua được 4 cây vàng. Tôi nhẩm tính, khi vàng tăng giá sẽ bán ra để kiếm lời. Sau đó, chờ khi giảm giá tôi lại mua về cất két.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính, những năm sau đó giá vàng cứ giảm giá liên tục. Có thời điểm tôi thấy giá vàng rớt xuống đáy. Nhìn số vàng cất trong két cứ ngày một giảm giá mạnh, tôi mất ăn mất ngủ, có lúc như bị trầm cảm.
Chồng tôi thấy thế thì buông lời nhiếc móc, cạnh khóe vợ. Anh nói, có tiền thì nên để chồng đầu tư kinh doanh chứ dại dột đầu tư mua vàng như tôi thì chẳng mấy mà tay trắng.
Đỉnh điểm nhất là khi bố mẹ chồng tôi biết chuyện thì lập tức bắt xe từ quê lên Hà Nội đề nghị họp gia đình. Họ nói nếu tôi thương chồng thì để dành tiền cho anh mua xe, còn bao nhiêu thì gửi ngân hàng chứ chẳng ai dại gì mà mua vàng.
Tôi nghe bố mẹ chồng nói mà rất buồn lòng. Dù gì những điều tôi làm cũng chỉ mong vun vén cho gia đình. Nhưng càng nói, mọi người càng phản đối khiến tôi cảm thấy rất bất lực. Vì thế cuối cùng tôi giấu kín mọi chuyện với chồng và tiếp tục âm thầm mua vàng.
Bẵng đi một thời gian, vàng càng ngày càng tăng giá. Xem ra số tôi có vẻ may mắn. Rồi mấy tháng nay, tôi thấy giá vàng tăng phi mã, đỉnh điểm lên đến 47- 49 triệu đồng/lượng. Tức, nếu đem bán thời điểm này, tôi lãi cả chục triệu đồng/lượng vàng so với thời điểm đầu tiên mua vàng. Nếu bán hết 40 lượng vàng mà tôi tiết kiệm được bấy lâu nay thì tôi cũng thu lãi được hàng trăm triệu đồng. Số tiền lãi đó cộng với cả số gốc, tôi dư giả để mua thêm được một căn nhà tiền tỷ ở Hà Nội.
Nói về phần chồng, sau khi mua chiếc xe kia cũng mang lại những vinh quang cho anh vài năm đầu, nhưng bây giờ nếu anh bán đi, có khi rớt giá hàng trăm triệu. Còn vàng của tôi mua không đơn thuần chỉ là vàng nữa mà là vàng đẻ ra tiền.
Chồng tôi sau đó biết chuyện thì cứ tiếc mãi vì đã không nghe lời vợ. Nếu ngày đó biết thuận vợ thuận chồng thì giờ đây gia đình tôi sẽ còn dư giả hơn rất nhiều.
Độc giả Hoài Lan (Hà Nội)
Mánh mua chung cư tại Hà Nội: Mua được nhà đẹp với giá hời!
Tình trạng người mua chung cư phải bán lỗ sau ít năm sử dụng xảy ra khá phổ biến trên địa bàn Hà Nội hiện nay, đặc biệt là những chung cư có tranh chấp.
" alt="Đầu tư mua vàng, tôi mua được cả căn nhà tiền tỷ" />Đầu tư mua vàng, tôi mua được cả căn nhà tiền tỷLắng nghe để mang đến những trải nghiệm khác biệt
Suốt 28 năm phát triển, MobiFone tạo dấu ấn trong lòng người dùng di động bằng sự lắng nghe và thấu hiểu. Ngay từ giai đoạn thị trường viễn thông còn tương đối độc quyền, MobiFone là nhà mạng đầu tiên thành lập phòng “Chăm sóc khách hàng”, nhằm giải đáp mọi thắc mắc, tiếp thu mọi phản hồi để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Đây cũng là nền tảng để MobiFone phát triển tổng đài chăm sóc khách hàng đầu tiên ở Việt Nam - tổng đài 9090 - sau này đã trở thành niềm tự hào của nhà mạng.
Sẵn sàng lắng nghe và kết nối, các chương trình chăm sóc khách hàng của MobiFone nhờ đó tạo ấn tượng và không ngừng ghi điểm. Nhà mạng tiên phong triển khai các dịch vụ tiện ích như My MobiFone, mConnect, dịch vụ tổng đài quốc tế, chọn quà online, các chương trình quà tặng đặc quyền cho khách hàng thân thiết… MobiFone còn trao quyền cho khách hàng tự "thiết kế" gói cước theo ý mình, dành các chương trình chăm sóc khách hàng riêng biệt cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng thời đại số, MobiFone nhanh chóng cập nhật các tính năng giao dịch điện tử ưu việt giúp các thuê bao có thể giao dịch online mọi lúc mọi nơi như MobiFone Online, thanh toán cước điện thoại bằng QR Pay…
Trong bối cảnh đại dịch, nhà mạng đồng hành người dùng vượt qua khó khăn bằng nhiều hoạt động thiết thực như tặng gói cước ưu đãi, tăng cường dung lượng gấp 3-4 lần cho các điểm cách ly, cung cấp và ưu đãi nhiều giải pháp công nghệ cho việc dạy và học, hội họp trực tuyến tại hàng vạn điểm cầu khắp cả nước.
Đầu tư lớn vào các công nghệ mới, tối ưu hóa mạng lưới, các chỉ tiêu đo kiểm về chất lượng dịch vụ của MobiFone luôn ở vị trí cao, khiến người tiêu dùng hài lòng vì luôn được chăm sóc.
Với từng bước đi nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm, các chuyên gia viễn thông đánh giá MobiFone là nhân tố thúc đẩy cuộc đua chăm sóc khách hàng trên thị trường viễn thông. Còn thuê bao MobiFone luôn tự hào bởi được chăm sóc chuyên nghiệp, chu đáo. Mỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng và chương trình chăm sóc khách hàng của MobiFone đem lại những trải nghiệm đáng nhớ và tạo sự gắn kết bền vững từ phía khách hàng.
Đây cũng là lý do MobiFone luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong suốt 28 năm, nhiều năm liền giữ danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất”, “Mạng di động được ưa chuộng nhất” tại Việt Nam.
28 năm bền bỉ lắng nghe khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ
Trên hành trình phục vụ khách hàng, MobiFone vẫn không hài lòng với những gì đã có, nhà mạng luôn chủ động tiếp thu những ý kiến, đánh giá về trải nghiệm của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều năm qua, MobiFone thường xuyên tổ chức các chương trình lắng nghe ý kiến khách hàng để ngày càng hoàn thiện, phát triển dựa trên chính nhu cầu thực tế của khách hàng.
Năm 2021, giữa bối cảnh kinh tế xã hội nhiều biến động, MobiFone mong muốn tiếp tục trở thành người đồng hành đáng tin cậy qua chương trình khảo sát và lắng nghe ý kiến khách hàng mang tên “Sẻ chia vì bạn - Muôn vạn quà hay”. Các thuê bao MobiFone khi tham gia khảo sát và chia sẻ ý kiến về các dịch vụ của MobiFone (tại https://chiase.mobifone.vn/) có cơ hội nhận một trong những phần quà hấp dẫn như iPhone 12 Pro Max, điện thoại Samsung A21s…
Đại diện MobiFone chia sẻ, trong chặng đường dài phát triển của mình, MobiFone luôn nỗ lực, bền bỉ không ngừng trong việc hoàn thiện sản phẩm, liên tục hiện đại hoá các ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân - doanh nghiệp - xã hội, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của chuyển đổi số. Cùng với thông điệp “MobiFone chia sẻ”, mọi sự chung tay chia sẻ ý kiến, góp ý của quý khách là nguồn động lực to lớn giúp MobiFone tiếp tục hoàn thiện, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thân thiện và lan tỏa những giá trị ý nghĩa trong cuộc sống.
“Đằng sau sự thành công MobiFone có được chính là sự đồng hành và tin tưởng của khách hàng. Đáp lại sự tin tưởng đó, MobiFone cam kết sẽ nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phong cách phục vụ để thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng", đại diện của MobiFone bày tỏ.
Chương trình “Sẻ chia vì bạn - Muôn vạn quà hay” diễn ra từ ngày 1/9 - 31/12/2021, áp dụng cho các thuê bao MobiFone trả trước và trả sau đang hoạt động 1 chiều, 2 chiều tại thời điểm tham gia chương trình và không áp dụng cho các thuê bao Fast Connect và thuê bao liên lạc nghiệp vụ.
Các giải thưởng của chương trình: 5 giải nhất là iPhone 12 Pro Max 128GB, 10 giải nhì là điện thoại Samsung A21s (6GB/64GB) cùng 40.000 giải khuyến khích là cộng 10.000 đồng vào tài khoản khuyến mại cho các khách hàng đầu tiên tham gia chương trình.
Thông tin chi tiết về chương trình, truy cập https://chiase.mobifone.vn/" alt="Chia sẻ và nhận quà giá trị cùng MobiFone" />Chia sẻ và nhận quà giá trị cùng MobiFoneNhận định, soi kèo PSG vs Angers, 22h00 ngày 5/4: Khó thắng cách biệt
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Kawasaki Frontale, 12h00 ngày 6/4: Đánh chiếm Top1
- Thế Giới Di Động công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng kỷ lục
- Bệnh nhân tái dương tính sau khi xuất viện ở An Giang
- Truyện Vào Trúng Phòng Khám Nam Khoa Của Tình Cũ
- Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Bosnia Herzegovina, 23h00 ngày 4/4: Khó có bất ngờ
- Pele lên tiếng khi Messi Barca 2
- LMHT: Bị chê thiết kế Seraphine như Sona 2.0, Riot đáp ‘thử đi đã’
- Nhà mạng gấp rút chống nghẽn 3G dịp Tết
-
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lazio, 22h59 ngày 6/4: Hụt hơi
Phạm Xuân Hải - 06/04/2025 07:07 Ý ...[详细]
-
Cụ ông 80 mất sạch trong nhà nghỉ bởi viên thuốc 'dũng mãnh' của 2 kiều nữ
...[详细]
-
Bình Định triển khai hướng dẫn của Bộ TT&TT về giám sát, điều hành đô thị thông minh
IOC được xây dựng nhằm giúp chính quyền giám sát, điều hành tập trung các lĩnh vực thông qua một nền tảng công nghệ chung duy nhất; cung cấp số liệu toàn diện về các hoạt động trên địa bàn tỉnh; cho phép người dân tiếp cận nguồn dữ liệu để phục vụ phát triển các dịch vụ, ứng dụng thông minh, từ đó kết nối chặt chẽ thông tin và tương tác giữa cơ quan Nhà nước, chính quyền và người dân, doanh nghiệp.
Đặc biệt là đáp ứng các quy định của công văn số 4176 về việc hướng dẫn triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh do Bộ TT&TT ban hành.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định bấm nút khai trương IOC Bình Định Cụ thể, được triển khai trong vòng 6 tháng, IOC Bình Định đã hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn của Bộ TT&TT với 8 dịch vụ, gồm: Phản ánh hiện trường; giám sát, điều hành giao thông; an ninh trật tự đô thị; giám sát thông tin trên môi trường mạng; giám sát an toàn thông tin; dashboard tổng hợp giám sát, điều hành; hệ thống giám sát dịch vụ công và thông tin kinh tế xã hội.
IOC Bình Định cũng ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ 4.0 như: công nghệ IOT (kết nối vạn vật) trong việc kết nối các sensor, camera giám sát, hệ thống quản lý dữ liệu video và phân tích hình ảnh cho phép hiển thị video dưới dạng lưới thông qua việc tích hợp tất cả các camera của tỉnh. Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc phân tích từ ngữ, phân tích dữ liệu lớn phục vụ giám sát bảo mật, an toàn thông tin, giám sát thông tin báo chí, thông tin truyền thông trên không gian mạng và hỗ trợ tra cứu, trả lời tự động, phục vụ người dân…
Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định chính thức đi vào hoạt động Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Tuy mới vận hành thử nghiệm nhưng IOC bước đầu phát huy tính năng, hiệu quả, giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc được diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hướng đến xây dựng một chính quyền điện tử và đô thị thông minh phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Thông qua ứng dụng Bình Định SmartCity, người dân có thể phản ánh các thông tin, ý kiến về cho chính quyền một cách nhanh nhất và các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời các ý kiến của người dân sớm nhất. Đây là bước đi cực kỳ quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển đổi số của chính quyền và các mặt của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Q.T
Hà Nội sẽ thành đô thị thông minh, TP.HCM sẽ thành trung tâm tài chính quốc tế
Định hướng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
" alt="Bình Định triển khai hướng dẫn của Bộ TT&TT về giám sát, điều hành đô thị thông minh" /> ...[详细] -
SofM trở thành người Việt đầu tiên vượt qua vòng bảng của Chung Kết Thế Giới
Nhà thi đấu ở Thượng Hải, nơi diễn ra các trận đấu của Chung Kết Thế Giới 2020
7 năm thi đấu chuyên nghiệp, thần rừng Lê Quang ‘SofM’ Duy của Việt Nam luôn đau đáu một nỗi niềm được tham dự đấu trường lớn nhất của Liên Minh Huyền Thoại. Mong mỏi này đã trở thành hiện thực khi đội tuyển Suning của SofM trở thành hạt giống số 3 của khu vực LPL Trung Quốc và được vào thẳng vòng bảng của Chung Kết Thế Giới 2020.
Tuy nhiên, việc Suning có thể vượt qua vòng bảng ở một bảng đấu ‘khó mà dễ’ theo lời BLV Hoàng Luân hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi ở đó có hai đại diện mạnh nhất khu vực LEC Châu Âu và LCS Bắc Mỹ. Chưa kể, suốt từ kỳ Chung Kết Thế Giới đầu tiên được tổ chức tại Thụy Điển (2011) đến nay, chưa một đại diện Việt Nam nào có thể vượt qua được vòng bảng.
Vì thế, thành tích của SofM đã đi vào lịch sử Liên Minh Huyền Thoại nước nhà, mặc dù có thể rất lâu nữa mới có một đội tuyển của khu vực VCS Việt Nam với toàn người Việt đi xa được đến vậy.
Tất nhiên, việc Suning vượt qua bảng đấu tử thần và chễm chệ ở ngôi đầu bảng có sự đóng góp không hề nhỏ của SofM. Trong suốt các trận đấu đã qua, SofM luôn là người đi rừng kiểm soát được cả phần rừng đối thủ, đạt chỉ số kiểm soát tầm nhìn tốt, phối hợp giao tranh ăn ý với đồng đội.
SofM đã tắt điện được người đi rừng đầy kinh nghiệm Jankos Đặc biệt, ở trận tie-break tranh ngôi đầu bảng với G2 Esports, SofM đã có một thế trận giằng co cân não vượt qua đối thủ Jankos phía bên kia chiến tuyến. Cuối cùng, những pha trao đổi mục tiêu lớn thông minh đã giúp Suning có được chiến thắng quan trọng sau 44 phút thi đấu căng thẳng.
Với kết quả này, giới chuyên môn đánh giá Suning có rộng cửa vào chơi trận bán kết khi tránh phải đối đầu với những đối thủ mạnh ở tứ kết. Nếu giữ được sự tập trung qua từng trận, biết đâu SofM có thể làm nên lịch sử để trở thành tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại vĩ đại nhất Việt Nam.
Phương Nguyễn
Các nhà phát triển game học được gì từ hiện tượng Genshin Impact?
10 triệu người đăng ký trước, Genshin Impact đang tạo nên một hiện tượng toàn cầu, nhưng ít ai biết nhà phát triển đứng sau thành công này lại đến từ Trung Quốc.
" alt="SofM trở thành người Việt đầu tiên vượt qua vòng bảng của Chung Kết Thế Giới" /> ...[详细] -
Soi kèo góc Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
Hoàng Ngọc - 06/04/2025 10:31 Kèo phạt góc ...[详细]
-
Khởi tố hình sự vụ độc ác chặt gần 200 gốc bưởi trong đêm
- Trung tá Hà Hải Long, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến kẻ xấu lợi dụng đêm khuya chặt hạ gần 200 gốc bưởi của 1 hộ dân trên địa bàn.>>Trầm trồ tòa lâu đài tráng lệ của cụ bà 78 tuổi ở Hà Tĩnh" alt="Khởi tố hình sự vụ độc ác chặt gần 200 gốc bưởi trong đêm" /> ...[详细]
-
Apple phải bồi thường 30 triệu USD trong vụ kiện tập thể của hàng chục ngàn nhân viên Apple Store
Các nhân viên phản đối chính sách bắt buộc của công ty, về việc khám xét túi xách và thiết bị Apple của họ, mỗi khi họ rời cửa hàng. Các cuộc khám xét do quản lý hoặc nhân viên bảo vệ thực hiện, kéo dài trung bình từ 5 đến 20 phút, nhưng có thể lên đến 45 phút vào những ngày bận rộn. Nếu nhân viên không thực hiện các cuộc khám xét này có thể dẫn đến bị kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng.
Mặc dù Apple lập luận rằng bất kỳ ai không thích kiểm tra túi xách hoặc các thiết bị đều có thể chọn không mang chúng đến nơi làm việc, nhưng điều này rất khó để làm theo vì túi thường đựng thức ăn, đồ ăn nhẹ, nước, chìa khóa và thuốc, cùng những thứ khác — Apple đã ngừng chính sách này vào tháng 12 năm 2015.
Đáng chú ý, vụ kiện tiết lộ rằng Tim Cook phần lớn không biết về chính sách này và khi hai nhân viên khiếu nại trực tiếp với Cook về vấn đề này, ông đã chuyển tiếp email đến các giám đốc nhân sự của mình, hỏi "Điều này có đúng không?"
Trong tài liệu tòa án, luật sư của các nhân viên Apple Store nói rằng khoản chi trả trung bình cho nhân viên được tính dựa trên số ca làm việc và số năm họ làm việc cho Apple trong thời gian bị kiện. Các luật sư dự đoán rằng khoản thanh toán trung bình cho mỗi thành viên trong đơn kiện tập thể sẽ là 1.286 USD.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Gizmodo)
Nhiều sinh viên đã đâm đơn kiện Apple vì lý do sau
Mới đây, một số sinh viên đại học tại Trung Quốc đã đâm đơn kiện Apple vì không tặng kèm cục sạc cho iPhone.
" alt="Apple phải bồi thường 30 triệu USD trong vụ kiện tập thể của hàng chục ngàn nhân viên Apple Store" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Marseille vs Toulouse, 01h45 ngày 7/4: Bảo toàn trong Top 3
Linh Lê - 05/04/2025 15:25 Pháp ...[详细]
-
Arsenal dưới triều đại Arteta – trợ lý cũ của Pep Guardiola, đang trở nên khốn khổ hơn bao giờ với những thất bại liên tiếp thời gian qua.
Pep Gurdiola cùng Man City có thể đẩy Mikel Arteta đến cảnh thất nghiệp giữa đại dịch Covid-19 Điều này càng làm gia tăng khả năng Mikel Arteta bị mất việc ra là rất cao.
Sau khi cùng Man City nhấn chìm Pháo thủ, có lẽ lo cho người bạn Arteta nên Pep Guardiola vội vã gửi lời cảnh báo đến lãnh đạo Arsenal lần nữa: sẽ là sai lầm lớn nếu họ không tuyệt đối đặt niềm tin vào Mikel Arteta lúc này.
“Arsenal sẽ phạm sai lầm lớn, nếu họ không đặt niềm tin vào Mikel Arteta. Tôi khá chắc chắn, họ sẽ tin tưởng cậu ấy.
Áp lực chồng chất lên HLV trẻ người Tây Ban Nha Tôi hiểu các nhà phân tích, nhưng tôi đã ở bên cạnh Mikel Arteta trong nhiều năm và biết rõ những phẩm chất đáng kinh ngạc của cậu ấy. Vấn đề chỉ là thời gian, Mikel chắc chắn sẽ làm tốt.
Đối với tôi, Hội đồng quản trị Arsenal sẽ phạm sai lầm lớn nếu họ nghĩ đến việc (sa thải cậu ấy). Họ cho cậu ấy sự tự tin, đã cùng đội giành được 2 danh hiệu, điều mà đã lâu không đến với Arsenal.
Trong hoàn cảnh giữa đại dịch này, với những chấn đề chấn thương mà Arsenal gặp phải, họ vẫn thể hiện tốt qua các trận đã chơi.
Nhưng thật không may, những trò chơi này là công việc của chúng tôi và nó phụ thuộc vào kết quả”.
L.H
Video bàn thắng Arsenal 1-4 Man City
Man City có chiến thắng tưng bừng trước 4-1 trước Arsenal để giành vé vào bán kết cúp Liên đoàn Anh.
" alt="Man City 4" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4: Đối thủ khó nhằn
Bắt Chủ tịch công ty Vinaca sản xuất thuốc ung thư từ than tre
- Chủ tịch công ty sản xuất thuốc ung thư làm bằng than tre Vinaca vừa bị cơ quan chức năng Hải Phòng bắt giữ.Vinaca: Lôi kéo tham gia khởi nghiệp như đa cấp" alt="Bắt Chủ tịch công ty Vinaca sản xuất thuốc ung thư từ than tre" />
- Nhận định, soi kèo Brest vs Monaco, 0h00 ngày 6/4: Cái dớp với Brest
- Kết quả MU vs Aston Villa, Kết quả bóng đá Anh
- iPhone 12 ra mắt: iPhone 12 màn hình 6.1 inch sẽ bán chạy nhất
- LMHT: Garena xác nhận Lucian Vinh Quang là phần thưởng mùa giải Xếp Hạng 2020
- Nhận định, soi kèo Valladolid vs Getafe, 23h30 ngày 6/4: Mất phương hướng
- Người đi xe máy ngã ra đường vì đâm phải con chó, thêm chi tiết gây bức xúc
- Rooney giang tay cứu vớt sự nghiệp 'ông kễnh' MU