Cơ quan Hàng không dân dụng Anh đã cho phép Amazon thử nghiệm các chuyến bay bằng máy bay không người lái tại các khu vực cận đô thị và nông thôn. Bên cạnh đó, Amazon còn được phép thử nghiệm các cảm biến giúp drone tránh chướng ngại vật và tiến hành bay thử nghiệm trong đó một người điều khiển nhiều máy bay.
" alt=""/>Amazon thử nghiệm chuyển phát bằng drone tại AnhTình trạng chung của các gia đình lắp bộ phát Wi-Fi là căn nhà giống một “bể” sóng Wi-Fi, có những điểm cường độ sóng Wi-Fi lên như “triều cường dâng”, nhưng lại có những điểm sóng Wi-Fi như “nước triều rút”, chẳng có lấy nổi 1 vạch sóng nào! Để giải quyết tình trạng phập phù này, giải pháp đưa ra là tạo nhiều điểm đặt đầu phát Wi-Fi trong nhà, giống như cách mà các doanh nghiệp đã triển khai từ lâu. Và một startup đã nhanh nhạy trong việc triển khai ý tưởng khi cho ra mắt sản phẩm đầu phát Wi-Fi nhiều điểm cho hộ gia đình, với tên gọi Luma. Được giới thiệu là sản phẩm đầu phát thế hệ mới, Luma không chỉ cung cấp tín hiệu sóng Wi-Fi mạnh, phủ rộng khắp mọi ngóc ngách trong nhà mà còn cho phép người sử dụng kiểm soát tình trạng sử dụng mạng trong gia đình.
Với Luma, người sử dụng có thể dễ dàng thiết lập mạng với hai lựa chọn: sử dụng 1 đầu phát hoặc mua trọn bộ 3 đầu phát để thiết lập mạng xuyên suốt trong căn nhà. Theo phương án số 2, các đầu phát Luma sẽ tự kết nối với nhau tạo thành một mạng thống nhất cho tín hiệu sóng khỏe, bao phủ mọi ngóc ngách trong nhà với dải tần từ 2,4 GHz đến 5GHz.
Ngoài chức năng cơ bản phát sóng Wi-Fi như các đầu phát thông thường, Luma còn có tính năng cho phép người sử dụng kiểm soát việc truy cập mạng của các thành viên trong gia đình. Bằng một ứng dụng đồng bộ đi kèm, người sử dụng Luma có thể giám sát được chính xác có bao nhiêu thiết bị đang truy cập mạng và thậm chí là biết được những thiết bị này đang làm gì online. Điều này có nghĩa là Luma kết nối với máy chủ để đọc dữ liệu mà các thiết bị truy cập mạng trong gia đình đang sử dụng và cho biết được chi tiết từng thành viên đang lướt website nào. Tuy nhiên, điều may mắn là Luma không thể cho biết tường tận nội dung trên website đang truy cập, ví dụ như nó chỉ cho biết một thành viên đang ghé thăm Facebook nhưng không thể chi tiết đến từng tương tác như liệu thành viên đó có đang sử dụng dịch vụ tin nhắn hay không.
" alt=""/>Luma: Bộ phát WiHiện nay có tới 10% người Mỹ đang gặp phải những vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Vấn đề này có thể bao gồm giấc ngủ chập chờn, thường xuyên bị tỉnh giấc, hoặc mất ngủ hoàn toàn và chỉ ngủ được giấc ngắn vào buổi đêm.
Tuy nhiên, hình thức nào mới là điều tồi tệ nhất đối với một giấc ngủ? Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu điều này.
Công trình nghiên cứu hiện đã được phát hành trên tạp chí Sleep. Patrick Finan, trợ lý giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại ĐH. Y Johns Hopkins cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên nhằm so sánh hai dạng giấc ngủ: giấc ngủ gián đoạn và giấc ngủ ngắn.
Theo Time, nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm khoảng 62 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh, không có vấn đề gì về giấc ngủ. Những người tham gia sẽ dành khoảng 3 ngày 3 đêm trong một phòng thí nghiệm giấc ngủ và sau đó trả lời những câu hỏi về tâm trạng của họ mỗi tối trước khi đi ngủ.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo các giai đoạn giấc ngủ, bắt đầu từ giai đoạn Light Sleep (giai đoạn ngủ không đem lại tác dụng mà chỉ làm tăng thời gian ngủ) cho đến giai đoạn ngủ sâu hơn.
Những người tham gia được chia làm 3 nhóm: nhóm đầu tiên được đánh thức ngẫu nhiên nhiều lần trong đêm, nhóm thứ hai được ngủ liên tục nhưng trong thời gian ngắn và nhóm cuối cùng được phép ngủ thông hoàn toàn tới sáng.
Khi Finan so sánh xếp hạng tâm trạng của cả ba nhóm thử nghiệm, ông phát hiện ra rằng những nhóm có giấc ngủ gián đoạn và nhóm ngủ ngắn cho thấy sự sa sút rõ rệt về tâm trạng sau đêm đầu tiên. Nhưng đêm thứ hai sự khác biệt bắt đầu xuất hiện. Những người thuộc nhóm ngủ gián đoạn tiếp tục thể hiện sự suy giảm cảm xúc tích cực, trong khi nhóm ngủ ngắn vẫn duy trì được trạng thái như đêm đầu tiên.
Sự suy giảm tâm trạng tích cực xảy ra với cường độ lớn. Do đó Finan cho rằng, giấc ngủ gián đoạn có tác động lên tâm trạng tích cực mạnh hơn so với các tâm trạng tiêu cực.
Khi tiến hành phân tích các mô hình não bộ của nhóm giấc ngủ bị gián đoạn, Finan phát hiện thấy những người thức dậy nhiều lần có giấc ngủ sóng chậm (giấc ngủ không REM - REM: giai đoạn phục hồi, sắp xếp lại thông tin lại của não bộ) hoặc giấc ngủ sâu ít hơn so với những người có giấc ngủ xuyên suốt.
"Chúng tôi nhìn thấy một sự suy giảm rõ rệt và đột ngột trong giấc ngủ sóng chậm, nó liên quan tới những suy giảm mạnh mẽ trong tâm trạng tích cực và tạo sự khác biệt với các nhóm thử nghiệm khác", Finan cho biết.
Vậy giấc ngủ gián đoạn có ý nghĩa ra sao đối với sự căng thẳng và trầm cảm, điều có thể ảnh hưởng tới cả giấc ngủ và tâm trạng của con người?
Dựa trên các dữ liệu liên quan đến giấc ngủ kém và sự trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã có thêm nhiều bằng chứng để tìm hiểu về việc liệu sự trầm cảm có mối liên kết nào với giấc ngủ gián đoạn hoặc giấc ngủ ngắn hay không?
Một điều cũng cần quan tâm khác là việc ngủ ngắn có gây nên ảnh hưởng tới tâm trạng tích cực của con người theo cùng một cách giống ngủ gián đoạn không.
Finan cho rằng: "Dường như việc thiếu giấc ngủ sóng chậm làm suy yếu khả năng phục hồi hoặc ổn định cảm xúc tích cực trước những căng thẳng. Vì vậy, chúng ta không chỉ nên chú ý tới số lượng và chất lượng giấc ngủ hoặc số lượng và chất lượng của tâm trạng, cảm xúc, tốt hơn hãy kết hợp cả hai".
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự thay đổi về tâm trạng của con người gây ra do giấc ngủ. Nhưng nghiên cứu đã tiến một bước xa hơn trong việc chứng minh sự tác động mạnh mẽ hơn của giấc ngủ gián đoạn so với nhiều dạng giấc ngủ khác.
Trong khi đó, một giấc ngủ ngắn và thiếu mặc dù không thực sự tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể được áp dụng rất thành công với phương pháp ngủ Polyphasic Sleep (phương pháp ngủ chia ra thành nhiều giấc trong một ngày) đã từng được thiên tài Leonardo Da Vinci áp dụng.
" alt=""/>Có nên cố nằm chợp mắt khi mất ngủ?