Theo lịch tuyển sinh UBND TP.HCM ban hành, học sinh lớp 9 sẽ dự thi vào lớp 10 ngày 2 và 3/6, sớm hơn các năm trước 10 ngày.
![]() |
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Theo quy định, học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 vào các trường trung học phổ thông công lập (trừ Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia). Học sinh không được đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.
Học sinh sẽ thi viết ba môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2, môn Ngoại ngữ nhân hệ số 1.
Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn, môn Toán là 120 phút, môn Ngoại ngữ là 60 phút. Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.
Điểm thi tuyển là tổng điểm ba bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ ba bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).
Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.
Đề thi nằm trong phạm vi chương trình trung học cơ sở do Bộ GD-ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9, nhưng phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
Về tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông của các trường, lớp chuyên, học sinh phải xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên, tốt nghiệp trung học cơ sở loại giỏi.
Thí sinh thi vết bốn môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên. Thời gian làm bài các môn Ngữ văn và môn Toán là 120 phút, môn Ngoại ngữ là 60 phút. Các bài thi chuyên mỗi môn là 150 phút.
Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2) + điểm khuyến khích (nếu có).
Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại TP.HCM vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo ba nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.
Lê Huyền
" alt=""/>Đề thi lớp 10 TP.HCM sẽ có sự phân hóaNgày 9/3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định 707/QĐ-BGDĐT cho phép Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM tuyển sinh trình độ ĐH từ năm học 2017 - 2018.
![]() |
Ảnh: Sau 5 năm, Trường ĐH Hùng Vương được tuyển sinh trở lại |
Trường được tuyển sinh các ngành: kế toán, quản lý bệnh viện, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng.
Bộ yêu cầu, việc xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đúng theo quy định hiện hành.
Như vậy, sau 5 năm kể từ ngày 7/3/2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định số 945/QĐ-BGDĐT về việc ngừng tuyển sinh từ năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương TP. HCM với lý do "mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo dẫn đến mất khả năng điều hành hoạt động của nhà trường, mẫu thuẫn nội bộ kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và môi trường giáo dục", Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã được tuyển sinh trở lại.
Lê Huyền
Nhà văn Lê Phương tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1933 tại Đông Anh (Hà Nội). Ông tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, từng gia nhập đơn vị khảo sát chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 23 tuổi, ông là chiến sĩ đặc tình thuộc Cục Bảo vệ chính trị Bộ Quốc phòng. Năm 1960, ông trở thành nhà báo rồi nhà văn chuyên viết về công nhân. Tiểu thuyết đầu tiên về vùng mỏ của Lê Phương - cuốn "Bất khuất" - được Nhà xuất bản Lao Động in lần đầu năm 1963.
" alt=""/>'Cha đẻ' phim 'Biệt động Sài Gòn' qua đời