Joshua "Dardoch" Hartnett đã được điền tên là người đi rừng chính thức của đội Học Viện Team Liquid trong Tuần khai mạc của giải Thách Đấu Bắc Mỹ Mùa Hè 2016.
Dardoch mới đây đã bị Team Liquid tạm đình chỉ thi đấu bởi “hành vi ngỗ nghịch”. Theđầytruc tiep bong đáo trang giới thiệu đội hình thi đấu của Riot Games, Dardoch đã bị Team Liquid đình chỉ thi đấu ở Tuần 1 & 2 tại LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016. Anh được thế chỗ bởi Galen "Moon" Holgate, người đi rừng chính của đội Học Viện Team Liquid.
Trong khi đó, đội hình của Apex Pride cũng đã được xác nhận, khi bao gồm 10 tuyển thủ như Apex Gaming đã đăng ký khi thi đấu tại LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016. Những người chơi dự bị ở Apex Gaming đã được điền tên vào danh sách thi đấu chính thức của Apex Pride ở Tuần 1. Nhưng điều ngoại lệ lại xảy ra với hai người chơi là Jang "Keane" Lae-young cùng Park "Thal" Kwon-hyuk do họ được đôn lên đội hình LCS.
Ba trận đấu tại Tuần 1 giải Thách Đấu Bắc Mỹ Mùa Hè 2016:
Tuần tra, kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm Chỉ thị 16 trên địa bàn huyện Châu Thành
Ngoài ra, công văn của Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, địa bàn huyện Dương Minh Châu là vùng nguy cơ dịch bệnh rất cao, nên mọi hoạt động di chuyển ra vào địa phương này cần tiếp tục thực hiện nghiêm theo tinh thần Công văn số 2413/UBND-KGVX, ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh.
Thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, tuân thủ 5K
Trong bối cảnh diễn biến căng thẳng của dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam, Chính phủ chỉ đạo các địa phương phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đảm bảo sao cho cách ly phải ra cách ly, không được “ngoài chặt, trong lỏng”, nhằm giảm tốc độ lây lan, góp phần chặt đứt chuỗi lây nhiễm, không để dịch bùng phát đến mức gây quá tải hệ thống y tế.
Theo tinh thần đó, tỉnh Tây Ninh yêu cầu siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, nhất là tuân thủ quy định 5K, tuân thủ việc bố trí luân phiên ít nhất 50% cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà.
Các địa phương cần tiếp tục thực hiện hình thức phát phiếu đi chợ cho từng hộ dân bảo đảm giãn cách xã hội và phòng, chống dịch (xác định rõ số lần, số người và phân chia theo ngày chẵn, ngày lẽ). Các siêu thị, cửa hàng tiện ích phải có biện pháp sắp xếp số lượng người mua hàng hóa hợp lý, bảo đảm giãn cách; khuyến khích hình thức bán hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà.
Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Tây Ninh sẽ thiết lập “đường dây nóng”, cung cấp số điện thoại trực 24/24 giờ để tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp của người dân, thông tin trên báo đài địa phương để người dân biết liên hệ khi cần thiết.
Chủ động lương thực, thực phẩm, không để dân thiếu đói
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, với trách nhiệm cao nhất, kịp thời, không để sót, sai đối tượng, không để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực.
Đặc biệt, các địa phương trong tỉnh cần chủ động lương thực, thực phẩm hỗ trợ khẩn cấp những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ thiếu đói. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hộ dân thiếu đói tại địa phương mình.
Dự phòng nguồn lực y tế, tiêm vắc xin an toàn
UBND tỉnh Tây Ninh giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan, các huyện, thị xã, thành phố phải xác định được vùng nguy cơ dịch bệnh cao và rất cao, để tập trung huy động nguồn lực, cùng các địa phương tiến hành ngay việc khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng, kịp thời phát hiện, tách các ca nhiễm (F0) ra khỏi cộng đồng.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cư dân huyện Châu Thành
Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, việc này các địa phương cần thực hiện theo nguyên tắc xử lý dứt điểm, khống chế triệt để “vùng đỏ” (vùng nguy cơ dịch rất cao); ngăn chặn sự phát triển lây lan “vùng vàng” (vùng có nguy cơ dịch cao) và bảo vệ chặt, giữ vững “vùng xanh” (vùng có nguy cơ dịch thấp).
Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sư đoàn Bộ binh 5, để huy động tổng lực nguồn nhân lực y tế triển khai nhanh nhất chương trình tiêm chủng vắc xin theo kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối, quyết tâm phấn đấu cơ bản hoàn thành tiêm hết số vắc xin hiện có trong thời gian giãn cách xã hội.
H.S
" alt="Tây Ninh quyết tâm chống dịch “cao hơn, sớm hơn một bước”"/>
"Bắt đầu vào năm 2011, chúng mình học chung cấp 3, cấp 2 thì học riêng. Mình học chung với Thảo (bạn cũ của chồng mình) và thân nhau nên mình dùng nhờ số điện thoại của Thảo. Sau đó Hiển nhắn tin cho Thảo nhưng mình nhận được, xưng H và T nên mình tưởng H là bạn Hải lớp mình. Nhắn tin vài ngày thì mình hỏi lại mới biết nhầm người nhưng cảm thấy nói chuyện hợp nên chúng mình tiếp tục nhắn tin, càng ngày càng nhắn nhiều hơn. Đến mức mẹ mình tịch thu điện thoại vì sợ ảnh hưởng tới việc học.
Bị tịch thu điện thoại, mình chuyển qua viết thư tay, viết trong nửa năm đầu lớp 12, sau đó mẹ mình thấy viết dài quá còn tốn thời gian hơn nên trả điện thoại lại cho mình. Ngày 7/6/2011 là lần đầu tiên hai đứa hẹn hò với nhau. Rồi từ đó, 5h45 mỗi sáng thứ 7 chúng mình hẹn nhau ở quán ăn gần trường.
Khung trời mới đến với hai đứa vào năm 2012 khi "khăn gói" lên Sài Gòn học đại học. Những cặp đôi cùng thời rục rịch chia tay. Có rất nhiều điều mới mẻ thu hút, thậm chí cả cám dỗ, nhưng may mắn, chúng mình vẫn giữ được sự kết nối.
Đến năm 2013, chúng mình tự do bay xa. Hai đứa cùng lên kế hoạch cho những chuyến đi xa hơn, thoả ước mơ được khám phá tình yêu, được cởi bỏ sự ràng buộc của gia đình, tự do khám phá cuộc sống. Đặc biệt là khám phá về nhau, những điều hay và cả những thói hư tật xấu. Có những giận hờn, nước mắt nhưng chúng mình luôn tâm niệm là phải cùng nhau thay đổi, hoà hợp nên chưa bao giờ để to tiếng với nhau. Và Đà Lạt là chuyến đi xa đầu tiên của hai đứa.
Mình học Cử nhân Luật, anh học Quản trị kinh doanh. Khoảng năm 2014, việc học ngày càng nặng hơn nhưng không ngăn được những chuyến đi đều đặn hàng năm của chúng mình. Tiền tiết kiệm và tiền học bổng, chúng mình dành để cùng nhau trải qua điều mới mẻ như ghé thăm Mũi Né - lần đầu đi xe lửa.
Xa hơi, sâu sắc hơn vào năm 2015, mình bước vào giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp, cảm giác về những lo toan cuộc sống sắp đến gần, mình bắt đầu đặt kỳ vọng về tương lai nhiều hơn. Có những mệt mỏi, nước mắt nhưng cả hai vẫn luôn kiên nhẫn, không bao giờ để vuột ra lời nói chia xa. Tình yêu giống như con sóng, sau những đợt chìm sâu tận đáy nó sẽ trồi lên lại, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Trong năm đó, chúng mình có chuyến đi đến Nha Trang - lần đầu đi cáp treo.
Năm 2016, khi mình tốt nghiệp, mình bắt đầu "tự bơi" mà không còn sự trợ giúp của gia đình. Gánh nặng cơm áo gạo tiền bắt đầu ập tới, những mệt mỏi nơi công sở đã kéo chúng mình sát lại gần nhau hơn. Hai tâm hồn nương tựa vào nhau giữa Sài Gòn rộng lớn.
Đến 2017, chúng mình gặp phải khoảng thời gian khủng hoảng, công việc áp lực, kỳ vọng vào đối phương để rồi thất vọng cũng nhiều. Mình bị nổi mụn rất nhiều và mất ngủ liên tục. Sau đó hai đứa ngồi lại nói chuyện với nhau, cả hai quyết định phải lên kế hoạch vực dậy bản thân, đánh dấu bằng một chuyến đi xa tại Phú Quốc - lần đầu tiên đi tàu cánh ngầm. Sau đó, anh cũng đã đi làm. Những ngày tháng mình cặm cụi viết CV cho anh đã đạt được kết quả mĩ mãn. Anh được nhận vào làm ở Tập đoàn Wilmar CLV và hai đứa chính thức có nhau ở chặng đường mới: cuộc sống dân công sở.
Công việc của anh ngày càng phát triển tốt đẹp, thăng chức, được trọng dụng hơn. Thậm chí là "nhan sắc" cũng thăng hạng do giảm cân thành công nữa, đây là thời điểm năm 2018.
Năm 2019: Khoảng cách và lấp đầy. Anh được trọng dụng cũng đồng nghĩa với việc phải đi công tác thường xuyên hơn, mình bắt đầu được trải nghiệm cảm giác nhung nhớ khi phải xa anh 5 đến 7 ngày liền. Hồi mới lên ĐH, chúng mình cứ cách hôm là gặp nhau, sau này ở chung thì gặp mỗi ngày nên xa lại càng thêm nhớ. Cha mẹ chúng mình giục cưới, bạn bè dòng họ giục cưới. Nhưng chúng mình vẫn thong dong, vì theo kế hoạch thì kỷ niệm 10 năm xong mới là "ngày đến hạn". Đó là giao ước của hai đứa ngay từ buổi đầu mới quen, vì 10 năm đủ để cả hai trưởng thành, trải nghiệm và xây dựng sự nghiệp riêng cho mình.
Chuyến đi chơi kỷ niệm tình yêu bước sang 10 tuổi. Khách sạn là do mình đặt nhưng không hiểu sao anh lại liên hệ được để tạo bất ngờ cho mình. Nếu bạn đã sống chung với người yêu từ mấy năm, bạn sẽ hiểu cảm giác hạnh phúc khi được trân trọng ngỏ lời cầu hôn như thế này.
Năm 2020, chúng mình chính thức về chung nhà.
Tháng 9 năm nay chúng mình sẽ chuyển sang nhà mới. Cuối cùng sau 9 lần chuyển nhà thuê thì vợ chồng mình đã mua được một căn nhà mơ ước - thành quả cho sự cố gắng không mệt mỏi của cả hai.
Theo Gia Đình và Xã Hội
Buổi hẹn hò đặc biệt của cặp đôi cùng là tình nguyện viên ở TP.HCM
Với mong muốn thành phố sớm khỏe trở lại, Minh Lộc và Tú Quyên quyết định cùng góp sức trẻ vào công tác hỗ trợ khu phong tỏa ở địa phương.
" alt="Kết thúc có hậu của cặp đôi yêu từ thời đi học khiến cộng đồng mạng thích thú"/>
“Bé Lavie (con gái của Phùng Ngọc Huy và cố ca sĩ Mai Phương) hiện tại được hai cô bảo mẫu chăm sóc rất tốt. Ước mơ của em là vẫn muốn Lavie ở Mỹ. Hy vọng sắp tới em sẽ may mắn về được Việt Nam, rồi hai cha con cùng qua Mỹ. Em cũng thích chở bé đi học, dù vất vả, em vẫn muốn có được sự vất vả đó", ông bố này chia sẻ.
Được biết, để có thể cho con gái một cuộc sống ổn định và đầy đủ, Phùng Ngọc Huy vẫn đang cố gắng hằng ngày, hằng giờ để kiếm tiền nơi đất khách quê người.
Trong ấn tượng của MC Thúy Nga, Phùng Ngọc Huy là một người hiền lành, ít nói nên khi biết anh đang mưu sinh bằng nghề livestream bán hàng - một nghề cần sự hoạt ngôn, nữ MC khá bất ngờ. Đến thăm nhà nam ca sĩ, Thúy Nga không khỏi choáng ngợp trước căn phòng dành riêng để bán hàng online với gần 200 món ăn vặt.
“Lần đầu tiên bán em còn ngại lắm, tại trước giờ chỉ biết đi hát thôi. Sau này, mình cũng có những cách để thuyết phục khách mua. Thích vừa được bán hàng vừa được hát nên em đầu tư dàn âm thanh rất “ngon”. Em bán thì ít mà hát thì nhiều", anh hài hước chia sẻ.
Phòng bán hàng ăn vặt online của anh.
Phùng Ngọc Huy sang Mỹ định cư khi sự nghiệp đang phát triển ở Việt Nam, đã dần có tên tuổi trong lòng khán giả. Khoảng thời gian để thích nghi với cuộc sống nơi đất khách quê người không hề dễ dàng với nam ca sĩ. Điều khiến anh day dứt nhất có lẽ là nhớ nghề, nhớ sân khấu. Nhưng nhờ sự chịu khó, chăm chỉ, cuộc sống của anh cũng dần ổn định.
“Qua đây, em sốc tới nỗi không dám xem Facebook vì xem Facebook sẽ thấy mọi người đang hoạt động nghệ thuật, còn mình ở đây làm lại từ đầu. Thời gian đầu em đi bán mỹ phẩm, không biết chạy xe nên đi xe đạp, từ chỗ thuê phòng ở ra chỗ làm là 15-20 phút. Vào mùa đông, em cứ chạy 5 phút là dừng lại, chà hai tay vào nhau cho ấm lại.
Nam ca sĩ kể về những vất vả ngày đầu mưu sinh trên đất Mỹ.
Thời điểm đó rất vất vả nhưng khiến em trân trọng cuộc sống hơn. Khi qua đây, em cũng không còn suy nghĩ là một người nổi tiếng nữa. Mình phải cố gắng tự lập hết, trưởng thành hơn. Ở Việt Nam, em bị lệ thuộc ba mẹ quá nhiều", anh trải lòng.
Nam ca sĩ cho biết, hiện tại vì dịch nên việc đi hát có phần khó khăn. Anh cảm thấy mình vẫn rất may mắn khi có công việc bán đồ ăn online, đủ để trang trải cuộc sống và lo cho những người thân.
Trước khi tạm biệt nam ca sĩ, MC Thúy Nga gửi lời nhắn nhủ: “Em là một người sống bản năng, chính vì điều này cuộc đời sẽ nhiều thăng trầm. Chị rất mong em sẽ có cuộc sống hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và điều quan trọng là được đoàn tụ với con gái”.
Lê Phương
Nghệ sĩ phải bán nhà, xe trong 'sóng thần' Covid-19
Nhiều nghệ sĩ tại Mỹ đã phải đối mặt với các vấn đề về tài chính và tâm lý khi dịch Covid-19 bùng phát. Thậm chí, có người còn phải bán đi cả nhà và xe.
" alt="Qua Mỹ định cư, Phùng Ngọc Huy đạp xe đi bán mỹ phẩm để mưu sinh"/>
Hoàng Anh luôn lạc quan trong những ngày tham gia chống dịch.(Ảnh: NVCC)
Nói về quyết định tham gia chống dịch, Hoàng Anh cho biết tham gia vì công việc này cũng là một phần trong ngành học của mình, thêm nữa là mọi người làm được thì mình cũng làm được.
"Mình cũng rất sợ điều không may xảy ra là bản thân bị nhiễm bệnh nhưng với những kĩ năng đã được học, công tác phòng hộ tốt và ý thức được xung quanh mình luôn là F0 thì cũng không còn sợ nữa. Bởi vậy mình đã quyết tâm sẽ tham gia chi viện lần này.
Không những thế mình còn được bố mẹ ủng hộ, động viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mình biết bố mẹ cũng rất lo nhưng mà bố mẹ không nói ra chỉ dặn dò đủ thứ như một cách để động viên tinh thần cho mình. Sau khi trở về và thực hiện xong cách ly mình sẽ ngay lập tức trở về với gia đình, mình cũng đang nhớ họ, thèm ăn cơm mẹ nấu nữa" - Hoàng Anh nói.
Hoàng Anh kể lại rằng, ngày đến Bắc Giang bạn rất bất ngờ về sự chu đáo của tỉnh dành cho đoàn chi viện: "Được tỉnh Bắc Giang bố trí ở khách sạn gần nhà khách thuận tiện cho đoàn di chuyển đến khu vực lấy mẫu xét nghiệm. Không những thế mọi sinh hoạt khác cũng được phục vụ chu đáo, thức ăn đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng.
Lần đầu tạm gác việc học tập để đi hỗ trợ phòng chống covid thì có chút bỡ ngỡ, lo lắng nhưng sau khi được tập huấn mình đã tự tin hơn rất nhiều".
Chia sẻ về công việc, Hoàng Anh cho biết sau khi được tập huấn thì bắt đầu ra thực địa lấy mẫu, công việc là rà soát, truy vết các F. Cụ thể công việc trong đó là chia các nhóm nhỏ đi đến các điểm lấy mẫu, công việc của một người cũng không hẳn cố định, mọi người giúp đỡ nhau cùng làm: gọi, check thông tin, lấy mẫu, thực hiện test nhanh, báo cáo bàn giao cho CDC- cán bộ của trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Khó khăn nhưng đầy niềm vui và tự hào
Nhớ lại ngày đầu xuất phát đến tâm dịch, Hoàng Anh vẫn không khỏi bồi bồi, xúc động: "Ngày đi mình cũng chưa hình dung được những khó khăn đang chờ phía trước, chỉ được nghe các anh chị đi trước dặn dò rằng sẽ phải thật cẩn thận và tự chăm sóc tốt cho bản thân có như thế mới giúp được người khác".
Chia sẻ về những khó khăn gặp phải, Hoàng Anh cho hay: "Đợt dịch này khó khăn hơn gấp bội những lần trước, không chỉ bởi các ổ dịch mở rộng hơn mà cộng với đó thời tiết lần này cũng là một thử thách với các đoàn chi viện. Miền Bắc những hôm đó trời như đổ lửa, nắng nóng có hôm lên đến 40 độ C. Để đảm bảo an toàn thì trong suốt thời gian bắt đầu di chuyển đến nơi lấy mẫu và bàn giao mẫu xong không được cởi bỏ đồ bảo hộ cấp 6, cùng với đó là đeo khẩu trang N95 khó thở, mất nước rất nhiều… Thời gian làm việc kéo dài cộng với thời tiết khắc nghiệt khiến đoàn chúng mình nhiều lúc kiệt sức.
Không những thế địa hình của một số nơi cũng gây khó khăn cho việc di chuyển của đoàn. Nhiều hôm để nhanh chóng lấy được các mẫu xét nghiệm, chúng mình đã phải làm việc xuyên đêm, những đêm không ngủ ấy thực sự rất khó quên".
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
"Những lúc tưởng chừng như muốn ngất đi vì quá mệt thì lại nhận được những lời động viên đầy yêu thương của bà con nơi đây, chúng mình như được tiếp thêm 100% sức mạnh" - Hoàng Anh nói.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Cô bạn chia sẻ rằng xúc động nhất là một hôm có một bác gửi cho đoàn một bức thư viết tay khá dài: "Trong thư bác không chỉ cảm ơn những chiến sĩ áo trắng tụi mình mà còn cảm ơn cả ba mẹ đã sinh ra và nuôi lớn chúng mình nữa, đọc lá thư mà chúng mình xúc động vô cùng. Công sức bỏ ra được mọi người trân trọng, chúng mình rất vui mừng và cũng biết ơn nữa".
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Nói về những ngày đi thực hiện nhiệm vụ Hoàng Anh cho biết tuy vất vả nhưng chúng mình vẫn luôn lạc quan, yêu đời, lấy công việc làm niềm vui, niềm tự hào. Bên cạnh đó bạn cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người dân Bắc Giang đã giúp đỡ để đoàn nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ.
"Ngày nào khi đến thôn, xã lấy mẫu cũng được di chuyển đến các điểm lấy mẫu trong thôn bằng "xe mui trần" công nông, xe ba gác... Một trải nghiệm cũng rất thú vị. Để chúng mình bớt phần công việc, người dân đã rất nhiệt tình hỗ trợ chuẩn bị bàn ghế phục vụ cho công tác lấy mẫu, chỉ dẫn giúp các nhóm trong đoàn di chuyển đến các điểm lấy mẫu trong thôn, xã một cách nhanh chóng. Nhờ đó mà công việc được tiến hành thuận lợi hơn".
Ngày trở về đong đầy cảm xúc
Kết thúc hành trình 23 ngày chống dịch, Hoàng Anh xúc động chia sẻ: "Khi nhận được tin đã hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị rời khỏi Bắc Giang mình có chút vừa vui vừa buồn. Vui vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, sắp được trở về với gia đình sau nhiều ngày xa cách. Nhưng buồn vì sắp phải xa Bắc Giang, nhớ cái cảm giác đi lấy mẫu vừa mệt mà vừa vui, nhớ những con người thân thiện và tấm lòng yêu thương của người dân nơi đây nữa…
"Mình mong rằng cả nước nói chung và Bắc Giang nói riêng sẽ sớm đẩy lùi được hoàn toàn dịch bệnh. Hẹn gặp lại Bắc Giang vào một ngày không xa, không còn phải gặp nhau với bộ đồ bảo hộ nữa nha" - Hoàng Anh nhắn nhủ.
Hoàng Anh - nữ sinh Đại học Y dược Hải Phòng.
Cô bạn cũng cho hay sau chuyến đi này đã tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm cả về kinh nghiệm chuyên môn đến kinh nghiệm cuộc sống - đây là chuyến đi đáng nhớ nhất cuộc đời. "Bây giờ đi vào tâm dịch nguy hiểm như thế mình còn dám thì mấy nữa ra trường đi làm có khó khăn nữa cũng không thành vấn đề" - Hoàng Anh nói.
Theo Dân Trí
Nữ bác sĩ chống dịch ở Bắc Giang: Con gái thấy mẹ trên tivi, òa khóc đòi bế
Con gái mới 20 tháng tuổi, còn bú mẹ nhưng nữ bác sĩ vẫn gác lại chuyện gia đình để về Bắc Giang hỗ trợ các đồng nghiệp trong cuộc chiến chống Covid-19.
" alt="23 ngày đáng nhớ nhất cuộc đời của nữ sinh Y Hải Phòng ở tâm dịch Bắc Giang"/>