Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Nottingham, 23h30 ngày 5/4
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4: Đối thủ khó nhằn
Caleb Burczyk. Ảnh: Williams County Sheriffs Office.
Theo NYPost, Caleb Burczyk (29 tuổi) đã tìm cách liên hệ với sếp cũ của mình với lời mời trở thành bạn bè ảo trên mạng xã hội Facebook vào đêm Giáng sinh 24/12.
Tuy nhiên do không được phản hồi yêu cầu, Burczyk đã tìm đến địa chỉ nhà sếp cũ. Tại đây, y bị cáo buộc đã đạp tung cánh cửa, rồi đi vào bên trong.
Các nhà chức trách cho biết Burczyk thậm chí đã đăng một bức ảnh lên trang Snapchat cá nhân với thông điệp nói rằng gia đình nạn nhân sẽ cần một cánh cửa mới. Trong ảnh, Burczyk đội mũ lưỡi trai và mặc áo vest.
Đây cũng là trang phục được camera giám sát ghi lại khi gia đình của người sếp cũ không có nhà. Lo sợ cho sự an nguy, nạn nhân đã báo cảnh sát, dẫn tới việc Burczyk bị bắt giữ.
Cảnh sát cho biết Burczyk đã gửi nhiều tin nhắn gây hấn, đe dọa trên Facebook cho nạn nhân. "Chấp nhận kết bạn đi không tôi sẽ giết ông", Burczyk viết.
Ngày 26/12, Burczyk tiếp tục đe dọa sếp cũ sẽ gặp rắc rối nếu để mình phải lái xe trực tiếp tới nơi sinh sống của nạn nhân. Tin nhắn này được gửi kèm ảnh chiếc xe bán tải của Burczyk.
Ngày 29/12/2020, Burczyk bị khởi tố tại hạt Williams, bang North Dakota (Mỹ), về hai tội danh nghiêm trọng là "Đột nhập" và "Đe dọa tính mạng".
Mạng xã hội Facebook những năm qua được nhiều người tìm đến để kết bạn, giao lưu, giải trí và kinh doanh. Mặc dù là môi trường ảo, song những hình ảnh, bình luận trên facebook cũng rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn chửi bới, lăng mạ, thậm đánh nhau ngoài đời.
Thực tế ghi nhận đã có không ít những vụ việc các nhóm thanh thiếu niên dùng dao, kiếm truy sát trả thù nhau mà nguyên nhân xuất phát từ mạng xã hội Facebook. Năm 2012, Một cặp vợ chồng ở bang Tennessee (Mỹ) thậm chí đã bị giết hại tại nhà riêng sau khi xóa một người phụ nữ ra khỏi danh sách bạn bè trên trang Facebook của họ.
(Theo Dân Trí)
Bắt 7 đối tượng chiếm đoạt 4.000 tài khoản ngân hàng, Facebook để lừa đảo
Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bắt tạm giam 7 nghi phạm trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội.
" alt="'Dọa giết' sếp cũ vì không đồng ý kết bạn trên Facebook" />Dự án xưởng nhập khẩu ô tô, nhà máy sản xuất sơn chậm tiến độ và bỏ hoang nhiều năm nay. (Ảnh: Hiểu Trân) Ngày 28/4/2021, Công ty TNHH Đông Hải đã trả lại phần đất thuê trên.
Đến ngày 6/5/2021, Phòng TN&MT TX Đông Triều tham mưu cho UBND TX Đông Triều ban hành văn bản đề nghị thu hồi đất đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất có văn bản tự nguyện trả lại đất. TX Đông Triều cũng đề nghị Sở TN&MT Quảng Ninh xem xét đề nghị thu hồi dự án này.
Tuy nhiên, do vướng mắc về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Công ty TNHH Đông Hải từ tháng 6/2011 đến tháng 3/2021, nên chưa có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Đất bỏ hoang trở thành nơi chăn thả gia súc. (Ảnh: Hiểu Trân) Hiện, UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Tài chính Quảng Ninh chủ trì nghiên cứu đề xuất giải quyết nội dung vướng mắc về thu tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp làm cơ sở để Công ty Đông Hải thực hiện và quyết định thu hồi đất theo thẩm quyền.
Theo Trưởng Phòng TN&MT TX Đông Triều, ông Nguyễn Hoàng Trung, ngay khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, các sở, ngành, Phòng TN&MT TX Đông Triều sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đối chiếu quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để đề xuất phương án sử dụng đất sớm nhất, với mục tiêu đưa đất vào sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí.
Thời gian qua, trên địa bàn TX Đông Triều vẫn còn những khu đất ở vị trí trung tâm, đắc địa, nhưng bị bỏ hoang, làm mất mỹ quan đô thị và lãng phí nguồn lực.
Những vướng mắc này đã được cử tri của thị xã kiến nghị và mong muốn các cấp chính quyền vào cuộc giải quyết, đảm bảo môi trường đô thị văn minh, hiện đại và khai thác kịp thời tiềm năng đất đai phục vụ sự phát triển của địa phương.
Chậm tiến độ, dự án Trường quay phim cổ trang ở Quảng Ninh bị thu hồiSau 6 năm được giao đất để làm dự án Trường quay phim cổ trang ở TP Uông Bí, dự án này bị tỉnh Quảng Ninh thu hồi do chậm tiến độ." alt="Dự án nhà xưởng nhập khẩu ô tô ở Quảng Ninh 'đắp chiếu' hơn 1 thập kỷ" />
Hàng loạt vụ máy nhắn tin, bộ đàm phát nổ tại Li-băng gây ra thương vong lớn vào tuần trước. Ảnh: NPR Tuần trước, hàng loạt thiết bị nhắn tin đã phát nổ trên khắp các thành trì của Hezbollah. Các vụ nổ đã giết chết 39 người và làm bị thương hơn 3.000 người. Li-băng và Hezbollah cho biết Israel đứng sau các cuộc tấn công. Israel không phủ nhận cũng không xác nhận sự liên quan.
Lực lượng IRGC có biên chế khoảng 190.000 nhân sự và đang áp dụng mã hóa đầu cuối trong hệ thống nhắn tin.
Có thông tin cho hay, quan chức của IRGC đã liên hệ với Hezbollah để đánh giá kỹ thuật và một số mẫu thiết bị phát nổ đã được gửi tới Tehran để các chuyên gia Iran kiểm tra.
IRGC là lực lượng chính trị, quân sự và kinh tế hùng mạnh ở Iran có mối quan hệ chặt chẽ với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Được thành lập sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 nhằm bảo vệ chế độ, IRGC có lực lượng bộ binh, hải quân và không quân riêng để giám sát vũ khí chiến lược của Iran.
Quân đội Iran sử dụng nhiều thiết bị liên lạc được mã hóa, bao gồm cả bộ đàm, để liên lạc an toàn. Mặc dù có mẫu mã và thương hiệu khác nhau, nhưng thiết bị liên lạc quân sự của Iran thường được phát triển trong nước hoặc có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài.
Quan chức của IRGC cho biết lực lượng vũ trang của Iran đã ngừng sử dụng máy nhắn tin trong hơn hai thập kỷ. Bên cạnh đó, Tehran đã phát triển các hệ thống truyền thanh cấp quân sự riêng thông qua ngành công nghiệp quốc phòng nội địa để tránh phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Iran từng nhập khẩu các thiết bị liên lạc từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.
(Tổng hợp)
Công nghệ giúp Israel khắc chế đợt tấn công bằng drone của IranTrước đợt tấn công trực tiếp chưa từng có từ Iran, phía Israel cho biết, hệ thống phòng không của họ đã đánh chặn thành công tới 99% trong số 300 máy bay không người lái (drone), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ nước này." alt="Lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran dừng sử dụng mọi loại thiết bị liên lạc kỹ thuật" />CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp ngày 24/8. Ảnh: Bloomberg Trên kênh nhắn tin riêng với hơn 13 triệu người đăng ký, Durov cho biết tính năng tìm kiếm của Telegram đã bị những người vi phạm điều khoản dịch vụ lợi dụng để bán hàng hóa bất hợp pháp.
Trong vài tuần qua, nhân viên công ty đã rà soát bằng AI để đảm bảo mọi nội dung có vấn đề mà họ xác định trong mục tìm kiếm không còn truy cập được nữa.
Durov nói thêm, Telegram đã cập nhật các điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật để làm rõ việc họ sẽ chia sẻ thông tin chi tiết của những người vi phạm với chính quyền - bao gồm địa chỉ IP Internet và số điện thoại - "để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ".
"Chúng tôi sẽ không để những kẻ xấu làm tổn hại tính toàn vẹn của nền tảng cho gần một tỷ người dùng", ông nói.
Durov bị bắt hôm 24/8 khi đến sân bay Le Bourget bằng máy bay riêng. Sau nhiều ngày thẩm vấn, ông bị buộc tội không ngăn chặn nội dung cực đoan và khủng bố nhưng được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 5 triệu EUR (5,6 triệu USD).
Trong quá trình điều tra, CEO Telegram phải ở lại Pháp và báo cáo với cảnh sát hai lần một tuần.
Durov - người có hộ chiếu Nga, Pháp, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, St Kitts và Nevis - ban đầu chỉ trích việc bắt giữ, nhưng dường như đã cúi đầu trước các yêu cầu của Paris.
Hôm 6/9, ông cho biết Telegram sẽ thay đổi tính năng "những người ở gần" để giới thiệu cho người dùng "các doanh nghiệp hợp pháp" thay vì "bot và kẻ lừa đảo".
Ông cam kết biến việc kiểm duyệt trên Telegram từ chỗ bị chỉ trích đến được khen ngợi.
Theo tạp chí Forbes, Durov, nhân vật bí ẩn hiếm khi phát biểu trước công chúng, có khối tài sản ước tính khoảng 15,5 tỷ USD nhưng theo đuổi cuộc sống khổ hạnh như tắm nước lạnh và không uống rượu hoặc cà phê.
(Theo The Guardian)
" alt="Telegram ‘xuống nước’ sau khi CEO bị bắt" />Hình ảnh u quái khiến cô gái trẻ bất ngờ mắc viêm não tự miễn. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương và sử dụng globulin miễn dịch. Phương án phẫu thuật loại bỏ u quái buồng trứng cũng được đưa ra xem xét và thực hiện.
Các thầy thuốc cho biết, mặc dù viêm não tự miễn có thể tái phát, nhưng việc loại bỏ được khối u quái buồng trứng sẽ giảm nguy cơ tái phát viêm não tự miễn trong tương lai cho bệnh nhân.
Sau gần 2 tháng thở máy, chăm sóc tích cực, bệnh nhân giảm dần các cơn co giật, dần hồi phục nhận thức, tỉnh táo dù còn yếu cơ, có thể trở về cuộc sống bình thường.
Dấu hiệu cảnh báo mắc viêm não tự miễn
Theo ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, viêm não tự miễn là loại bệnh có liên quan đến tự kháng thể, do cơ thể sản xuất ra nhưng chống lại chính tế bào của cơ thể.
Viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA như nữ bệnh nhân trên đây là dạng thường gặp nhất. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam.
Các báo cáo ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy bệnh này thường có liên quan đến các khối u, thường gặp nhất là u quái buồng trứng.
Đây là khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc từ thời kỳ bào thai, đa phần là lành tính. Cấu trúc khối u quái gồm nhiều loại mô cơ thể khác nhau như xương, tóc, da… và cả mô não. Một số trường hợp bị viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA tiến triển sau giai đoạn bị viêm não do virus Herpes.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng rối loạn về tâm thần như: lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hành vi bất thường, kích động. Do đó, bệnh nhân thường được đưa vào điều trị ở khoa tâm thần.
Sau 1 đến 2 tuần, bệnh nhân mới biểu hiện các triệu chứng của viêm não như: co giật, lơ mơ, gồng cứng, cơn nhai… Nhiều bệnh nhân biểu hiện nặng, đi vào hôn mê sâu và co giật kháng trị với các thuốc chống động kinh.
Để chẩn đoán, với nam giới, các bác sĩ sẽ dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng kết hợp với xét nghiệm dịch não tủy tìm kháng thể kháng thụ thể NMDA và tầm soát u tế bào mầm tinh hoàn. Còn với nữ giới, bác sĩ tầm soát khối u quái buồng trứng.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nếu được điều trị tích cực, 75% bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, 25% bệnh nhân sẽ để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong.
Thanh Hiền
" alt="U quái ở buồng trứng bên phải khiến cô gái bị viêm não tự miễn" />Ngày 10/12, Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản TP.HCM đã hoàn tất bán đấu giá 4 lô đất tại khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.
Cả 4 lô đất này đều có vị trí đắc địa khi toạ lạc cạnh Đại lộ Vòng Cung thuộc khu trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đã phê duyệt quy hoạch 1/500 và cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh.
Cả 4 lô đất đưa ra bán đấu giá công khai đợt này đều được đông đảo doanh nghiệp bất động sản quan tâm, mức trúng đấu giá đều cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.
Cụ thể: Lô đất 3-5 diện tích 6.446m2 có giá khởi điểm 728 tỷ đồng, Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá với mức 2.820 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần giá khởi điểm;
Lô đất 3-8 diện tích 8.568m2 có giá khởi điểm 1.018 tỷ đồng đã “về tay” Công ty CP Sheen Mega với mức 4.000 tỷ đồng, gấp 4 lần giá khởi điểm;
Lô đất 3-9 diện tích 5.000m2 có giá khởi điểm 729 tỷ đồng, sau 140 lượt trả giá, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng đấu giá với mức 5.026 tỷ đồng, cao gần 7 lần giá khởi điểm.
Buổi đấu giá 4 lô "đất vàng" ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh: Trà Giang) Lô đất cuối cùng đưa ra bán đấu giá trong ngày 10/12 là lô đất 3-12 có diện tích 10.059m2. Vì có diện tích lớn nhất nên lô đất này có giá khởi điểm cao nhất trong 4 lô đất đưa ra đấu giá đợt này, lên đến 2.942 tỷ đồng.
Sở dĩ lô đất 3-12 nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản bởi mục đích sử dụng đất của lô đất này là đất ở đô thị, được xây dựng khi nhà ở chung cư hỗn hợp có bố trí kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ.
Không giống như các phiên đấu giá 3 lô đất trước khi các bên tham gia chỉ trả từ vài tỷ đồng đến chục tỷ đồng cho mỗi bước giá, cuộc đấu giá lô đất 3-12 mang đến sự kịch tính khi các doanh nghiệp chịu chi hơn, sẵn sàng trả vài trăm tỷ đồng đến cả ngàn tỷ đồng cho mỗi bước giá.
Khởi điểm là 2.942 tỷ đồng, đến lượt thứ 3 đã có doanh nghiệp trả 3.500 tỷ đồng. Đến lượt thứ 4, giá của lô đất 3-12 đã được đẩy lên 4.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến lượt thứ 5 đã có nhà đầu tư đưa ra mức giá nhảy vọt, lên 8.800 tỷ đồng.
Lãnh đạo UBND TP.HCM chúc mừng ông Đỗ Anh Dũng, người đại diện Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá lô đất 3-12. (Ảnh: Trà Giang) Sự kịch tính được đẩy lên cao khi có sự nhập cuộc của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt). Đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đích thân Chủ tịch Đỗ Anh Dũng trực tiếp tham gia đấu giá.
Từ mức 8.800 tỷ đồng ở lượt trả giá thứ 5, ông Đỗ Anh Dũng đã trả mức giá 9.000 tỷ đồng. Không giấu diếm tham vọng sở hữu lô “đất vàng” ở Thủ Thiêm, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh liên tục đưa ra mức giá cao hơn mỗi khi có nhà đầu tư nào ra giá.
Phiên đấu giá lô đất 3-12 càng trở nên gay cấn hơn khi bước vào những bước trả giá cuối cùng. Lúc này, phiên đấu giá chỉ còn là cuộc đấu tay đôi giữa Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty CP Capital One Financial (Capital One Financial).
Trong khi đại diện Capital One Financial chỉ đưa ra mức giá cao hơn từ 100 – 200 tỷ đồng thì ông Đỗ Anh Dũng liên tục gây sức ép cho đối thủ khi bỏ giá cao hơn từ 400 – 500 tỷ đồng.
Đến lượt trả giá 69, đại diện Capital One Financial ra giá 23.800 tỷ đồng cho lô đất 3-12. Thời điểm này, ông Đỗ Anh Dũng trả mức giá cao hơn Capital One Financial 700 tỷ đồng, lên mức 24.500 tỷ đồng.
Cuối cùng, phiên đấu giá lô đất 3-12 kết thúc với phần thắng thuộc về Công ty Ngôi Sao Việt với mức giá 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8 lần giá khởi điểm.
Như vậy, lô đất có diện tích 10.059m2 nằm ở vị trí đắc địa Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã thuộc về công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Với mức giá này, mỗi mét vuông có giá 2,4 tỷ đồng.
Vào năm 2016, Tập đoàn Tân Hoàng Minh của ông Đỗ Anh Dũng đã trúng đấu giá khu đất 3.000m2 tại địa chỉ 23 Lê Duẩn, Q.1. Khu đất này vốn là trụ sở của Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM.
Có giá khởi điểm 558 tỷ đồng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã vượt qua 15 doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu khu “đất vàng” này khi trả mức giá 1.430 tỷ đồng.
Sau khi UBND TP.HCM có quyết định công nhận kết quả đấu giá thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại đề nghị huỷ kết quả đấu giá. Sau đó, doanh nghiệp này bất ngờ có văn bản đề nghị tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn. Hiện khu đất này đang được xây dựng cao ốc.
Lô đất ký hiệu 3-12 với diện tích 10.059,7m2 được Tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá thành công với 24.500 tỷ đồng, thuộc một phần thửa số 2, tờ bản đồ số 64, bộ địa chính phường An Khánh, quận 2 (nay là phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) xác định tại bản đồ vị trí số 8503-3-9/GĐ-TNMT được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM phê duyệt ngày 9/12/2019.
Đây là lô đất có diện tích lớn nhất trong số 4 lô "đất vàng" tại Thủ Thiêm được đấu giá ngày 10/12 và cũng có mức giá khởi điểm cao nhất, lên tới 2.942 tỷ đồng.
Theo thông tin Trung tâm Dịch vụ Đấu giá Tài sản, lô đất Tân Hoàng Minh vừa đấu giá thành công có mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị có kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm với nhà đầu tư kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Còn người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến là một trong những doanh nghiệp về phát triển bất động sản cao cấp với những sản phẩm “siêu sang”, định vị ở phân khúc cao cấp.
Với giá trị đấu giá cao kỷ lục vượt giá đất ở Mỹ, Hong Kong… nhiều ý kiến đặt ra việc doanh nghiệp có thể bán sản phẩm bất động sản với giá cao như vậy? Và định vị sản phẩm trên khu “đất vàng” này đang là một ẩn số đối với thị trường." alt="Giải mã ản số trên miếng 'đất vàng' Thủ Thiêm 2,4 tỷ/m2" />
- ·Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4
- ·Loạt sếp lớn vừa bị bắt giam, Thủ Đức House đang kinh doanh ra sao?
- ·Gần 3.600 loại thuốc, vắc xin, sinh phẩm được Bộ Y tế gia hạn đăng ký lưu hành
- ·Apple công bố máy tính bàn mạnh nhất từ trước đến nay sử dụng chip M1 Max và M1 Ultra
- ·Nhận định, soi kèo Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4: Tin vào Pháo thủ
- ·Hà Nội lập đoàn liên ngành kiểm tra dự án hoang vào tầm ngắm
- ·Từ nay đến năm 2025, TP.HCM dành 173,5ha đất để xây nhà ở xã hội
- ·Giải cứu bé gái lơ lửng ngoài cửa sổ chung cư tầng 5
- ·Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs Llaneros, 08h30 ngày 7/4: Níu chân nhau
- ·Doanh nghiệp huỷ hợp đồng đấu giá, khu đất vàng Thủ Thiêm được xử lý thế nào?
Nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Phan Giang. “Chống dịch ai cũng cực khổ, tôi không so đo tính toán gì nhưng công việc triền miên đến tận tháng 4 vừa qua. TP.HCM vừa hết Covid-19, chưa được nghỉ ngơi, sốt xuất huyết lại xuất hiện”.
Anh Thanh cho hay, dịch Covid-19 đã kiểm soát nhưng trạm y tế vẫn duy trì trực đêm luân phiên. Ngày trực, anh phải làm việc và ở trạm từ 7h hôm nay đến 16h hôm sau.
“Hơn 30 tiếng liên tục. Họ gọi là trực giữ trạm. Sáng ngày mai vẫn phải làm hồ sơ giấy tờ, tiêm chủng, báo cáo, tất cả vẫn phải làm bình thường”.
Trong khi đó, công việc của y tế cơ sở chồng chất vì sốt xuất huyết đang cao điểm. Nhân viên trạm sẽ đến từng nhà dân, các công trình xây dựng, kiểm tra ngõ ngách, lu vại, hầm chứa… xem có lăng quăng hay không.
“Nghe chống dịch sốt xuất huyết ai cũng tưởng dễ! Nếu có công an đi cùng, người dân còn hợp tác. Nếu chúng tôi đi đơn lẻ, không ai sợ, người ta sẵn sàng cự cãi”.
Việc tối mắt tối mũi nhưng thu nhập chẳng thấy đâu. Con số 4.135.000 đồng/tháng khó lòng nuôi sống anh giữa đất Sài Gòn, chưa kể còn vợ và con nhỏ 8 tuổi trong cảnh vật giá tăng chóng mặt.
Nhân viên y tế kiểm tra lăng quăng khi giám sát dịch sốt xuất huyết. Ảnh: HCDC Anh Thanh khẳng định, ở hầu hết các trạm y tế, chỉ nhân viên lâu năm mới "trụ" được. Lý do vì người lớn tuổi ngại nhảy việc, thu nhập cũng tốt hơn nhờ phụ cấp thâm niên.
“Tôi học 12 năm phổ thông, 2 năm trung cấp của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đổi lại mức lương đó. Thực ra, tôi cũng muốn đi học thêm nâng cao nhưng chế độ như vậy không thể đi được.
Bây giờ, tôi chạy Grab, thuận lợi sẽ được 400.000-500.000 đồng/ngày. Dù vất vả nhưng thu nhập tương xứng với sức bỏ ra, biết đâu tôi để dành đủ tiền để đi học tiếp.
Tôi vẫn nhớ nghề y, nhưng chắc chắn sẽ không quay lại trạm y tế!”, anh Thanh nói.
Tại TP HCM, năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc. Riêng quý 1/2022 đã có gần 400 người nghỉ việc, được cho là do tác động của dịch Covid-19.
Tại Hà Nội, báo cáo mới đây cho thấy có gần 900 nhân viên y tế xin nghỉ. Tong năm 2021, có 532 người xin nghỉ việc, 82 người xin chuyển công tác. Trong 4 tháng đầu năm 2022, con số tương ứng là 226 và 17.
Tại Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm 2022, có 230 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên y tế công lập nghỉ việc. Con số này cao hơn nhiều so với các năm trước.
Tại Gia Lai, trong năm 2021, toàn ngành y tế có 110 nhân viên nghỉ việc. Trong 6 tháng đầu năm 2022, có 23 trường hợp nghỉ việc, bao gồm 6 bác sĩ.
Ngày 29/6, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành báo cáo tình hình viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc và nguyên nhân. Ngoài ra cần có những kiến nghị, đề xuất với chính quyền địa phương, Bộ Y tế và Chính phủ.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Cần cải thiện lương và môi trường “Phải trả công xứng đáng cho sức lao động, tiền trực đêm của nhân viên y tế. Đừng nghĩ rằng nghề đặc thù phải chấp nhận trực đêm mà trả lương bèo bọt.
Tiếp theo là môi trường làm việc, phải tạo điều kiện cho bác sĩ trẻ được học tập, phát triển chuyên môn”, ông nói.
Trước cảnh đồng nghiệp ở khắp tỉnh thành rời bỏ cơ sở y tế công, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, đây là thiệt thòi của người bệnh nghèo.
Theo ông, bệnh viện tư nhân hiện nay rất phát triển: về chuyên môn, dịch vụ, chất lượng chăm sóc, nhưng dù sao cũng dành cho người có thu nhập tốt. Bệnh nhân nghèo chỉ có thể đến bệnh viện công.
Do đó, cơ quan quản lý phải có giải pháp để giữ những “tinh túy” trong bệnh viện công lập. “Nếu họ đi hết, ai sẽ chăm lo cho bệnh nhân nghèo?”, ông nói.
" alt="Nhân viên y tế nghỉ việc 4 triệu/tháng để chạy Grab 400 ngàn/ngày" />Một quán ăn nhỏ tại TP.HCM cho phép thanh toán bằng ví điện tử. (Ảnh: Hải Đăng)
MoMo ghi nhận tăng trưởng người dùng mạnh mẽ trong 5 năm trở lại đây. Đầu năm 2015, lượng người dùng MoMo ở mức 500.000, sau đó tăng lên 20 triệu tài khoản vào tháng 9 năm nay. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, lượng người dùng ví này đạt mức tăng gấp đôi mỗi năm, từ 10 triệu vào thời điểm đầu năm 2019, và chạm mốc 20 triệu vào đầu tháng 9/2020.
Sự tăng trưởng của MoMo nằm trong làn sóng đi lên của ngành fintech tại Việt Nam. Dễ thấy nhất là hai khoản đầu tư lớn nhất Việt Nam vào năm 2018 và 2019 đều rót vào bản thân MoMo và VNPay, với giá trị mỗi thương vụ lên tới hàng chục và hàng trăm triệu USD.
Trong sách trắng về thanh toán điện tử ở châu Á do IDC phát hành hồi tháng 4/2020 cũng ghi nhận vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Theo đó, Chính phủ hướng đến việc giảm sử dụng tiền mặt trong hệ thống tài chính thông qua rất nhiều cơ chế tiền tệ, bao gồm tích hợp ví điện tử trong việc xử lý các giao dịch công trực tuyến.
Báo cáo này nhận định sự kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp sẽ tạo động lực để Việt Nam hạn chế dùng tiền mặt trong tương lai.
Về phía người dùng, báo cáo của các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe, ví điện tử... đều ghi nhận sự gia tăng của thanh toán kỹ thuật số. Do Covid-19, tỷ lệ giao dịch không tiền mặt càng tăng lên mạnh mẽ.
Một nghiên cứu công bố hồi tháng 5 của Visa cũng chứng minh rằng người Việt đang giảm thanh toán bằng tiền mặt. Theo đó, khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện cho thấy 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới.
Số liệu từ mạng lưới xử lý thanh toán của Visa cho hay, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Visa tăng 39% và tổng số giao dịch tăng 54% so với năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2020, tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NAPAS tăng lần lượt 138% và 140,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý do người Việt tăng cường dùng thẻ thanh toán và ví điện tử là do tính dễ sử dụng, nhanh chóng và thuận tiện. Có 70% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng thanh toán di động ít nhất một lần một tuần, trong đó 21% sử dụng mỗi ngày, theo khảo sát của Chimigo.
Sau khi đạt 20 triệu người dùng, ví điện tử “Make in Vietnam” đặt tham vọng trở thành siêu ứng dụng. Công ty đặt mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng số cho cho ngành bán lẻ và dịch vụ tại Việt Nam để mỗi người dân Việt Nam có thể tiếp cận mọi dịch vụ họ cần trên ứng dụng MoMo.
Mô hình siêu ứng dụng sẽ được triển khai trong Quý IV/2020. Công ty sẽ xây dựng nền tảng để các đối tác nhỏ bé, đơn lẻ (như các tiểu thương, người bán hàng rong, các công ty khởi nghiệp...) có thể bán hàng và thanh toán trực tuyến.
Hải Đăng
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng nhanh, đặc biệt thời gian trong và sau dịch bệnh.
" alt="Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh nhờ quyết tâm của Chính phủ" />Mỹ quan ngại các phương tiện thông minh dùng phần mềm, phần cứng Trung Quốc có thể thu thập dữ liệu tài xế và hạ tầng của Mỹ. Ảnh: pymnts Trong một tuyên bố, Lin Jian, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc phản đối việc Mỹ “mở rộng khái niệm an ninh quốc gia và các hành động phân biệt đối xử với các công ty và sản phẩm Trung Quốc”.
Nước này kêu gọi Mỹ“tôn trọng các nguyên tắc thị trường và cung cấp một môi trường kinh doanh cởi mở, công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp Trung Quốc".
Đề xuất của Bộ Thương mại Mỹ còn bao gồm phần cứng và phần mềm ô tô thông minh của Nga. Hồi tháng 2, Tổng thống Biden ra lệnh điều tra liệu xe thông minh Trung Quốc có đe dọa an ninh với người Mỹ hay không.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, các đề xuất nhằm giải quyết những nguy cơ an ninh quốc gia mới, trước khi các nhà cung ứng, nhà sản xuất xe hơi và linh kiện xe hơi liên quan đến Trung Quốc hoặc Nga trở nên phổ biến tại Mỹ. Bà chỉ sang châu Âu như một “câu chuyện cảnh giác”, nơi ô tô Trung Quốc nhanh chóng tràn ngập thị trường.
“Chúng tôi biết cách làm của Trung Quốc, vì thế chúng tôi sẽ không chờ đến khi đường phố của chúng ta tràn ngập xe và rủi ro đặc biệt lớn”, bà nói.
Chính quyền ông Biden sẽ soạn thảo quy định cuối cùng sau 30 ngày lấy ý kiến công chúng, với mục tiêu là công bố quy định trước khi hết nhiệm kỳ. Các lệnh cấm phần mềm có thể có hiệu lực với các mẫu xe năm 2027, còn lệnh cấm phần cứng với các mẫu xe tháng 1/2029 hoặc 20230.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đánh giá các ngành công nghiệp khác như drone, hạ tầng đám mây để xem có thực hiện hành động tương tự không. Các quan chức cho biết việc loại bỏ phần mềm Trung Quốc hay Nga tại Mỹ tương đối đơn giản nhưng phần cứng là thách thức lớn.
Chuỗi cung ứng của các linh kiện khá phức tạp và có nhiều phần cứng Trung Quốc. Trong thời gian chờ đợi, cần phải tập trung dịch chuyển một số phần của chuỗi cung ứng sang nhà cung cấp khác.
Cuộc điều tra kéo dài 7 tháng của Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ hàng loạt nguy cơ từ ô tô thông minh khi chúng ngày càng liên kết chặt chẽ với hạ tầng quan trọng, bao gồm các trạm sạc, đường phố thông minh, thành phố thông minh.
Thậm chí, trong các trường hợp cực đoan, thế lực thù địch nước ngoài có thể tắt hoặc chiếm quyền kiểm soát tất cả phương tiện hoạt động tại Mỹ cùng một lúc, gây tai nạn và phong tỏa đường phố, theo Bộ trưởng Raimondo.
Chia sẻ với CNN, một quan chức cao cấp giấu tên cho biết quy định không áp dụng với những xe đã cài đặt phần mềm Trung Quốc đang hoạt động.
Về phía Trung Quốc, nước này cũng có những lo ngại riêng đối với dữ liệu mà xe điện Tesla thu thập. Theo CNN, một số tổ chức còn cấm xe Tesla đi vào khu vực của họ.
(Theo FT, CNN)
" alt="Mỹ xem xét cấm phần mềm Trung Quốc trong xe kết nối" />Chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước hiện đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2.
Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân KCN, các tỉnh, thành phố đã đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ với tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án, quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ với tổng diện tích 6,7 triệu m2.
Số lượng nhà ở dành cho công nhân KCN vẫn còn rất ít so với nhu cầu, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân (Ảnh: Dự án nhà ở cho công nhân lao động tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội /HNM) Tuy nhiên, số lượng nhà ở dành cho công nhân KCN vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.
Đánh giá về nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong việc thực hiện dự án nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng cho biết, hiện vẫn chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân.
Cụ thể theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.
Bên cạnh đó còn có sự chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN: Luật Nhà ở, Luật Đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 82 của Chính phủ về quy định quản lý KCN và khu kinh tế.
Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.
Bộ Xây dựng cũng nêu rõ trách nhiệm các địa phương như một số nơi chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng KCN.
Cần sửa luật, bổ sung gói tín dụng
Từ thực tế và những nguyên nhân trên, Bộ Xây dựng cho biết, về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.
Theo Bộ Xây dựng, cụ thể về quy hoạch quỹ đất trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê.
Việc lựa chọn chủ đầu tư giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hoặc các DN khác hoặc phối hợp với Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân với diện tích sử dụng tối thiểu khoảng 10m2/người.
Về các cơ chế ưu đãi cần miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân được hạch toán vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả KCN.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà ở cho công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển.
Về chính sách ngắn hạn, để có nguồn vốn phát triển nhà công nhân, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giao đoạn 2021-2025; trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà ở công nhân.
“Việc bổ sung gói tín dụng trên nhằm góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở cho các đối tượng yếu thế; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản” – Bộ Xây dựng cho biết.
Thuận Phong
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nói về kế hoạch xây nhà ở cho công nhân
Hiện trên địa bàn TP.HCM có gần 900.000 công nhân đang thuê nhà ở. Từ nay đến năm 2025, thành phố có kế hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.
" alt="Đề xuất tiếp gói tín dụng 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội nhà công nhân" />
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs Sông Lam Nghệ An, 19h15 ngày 6/4: Bước tiến mạnh mẽ
- ·Mắc ung thư thận chồi bướu khiến bệnh nhân có tỷ lệ sống thấp
- ·Siết nợ cuối năm ngân hàng rao bán hàng ngàn m2 nhà đất trung tâm TPHCM
- ·Đồng hồ Apple Watch, iPhone 11 và iPhone 12 giảm giá
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Bosnia Herzegovina, 23h00 ngày 4/4: Khó có bất ngờ
- ·Cơ hội bứt phá chỉ dành cho người dám đi đầu
- ·iPhone thống trị top 10 điện thoại bán chạy nhất thế giới 2021
- ·Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân
- ·Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4
- ·5 việc bạn tuyệt đối không nên làm với 'núi đôi'