Say mê con 'vo vo', nữ nhân viên trường học Hà Tĩnh kiếm tiền tỉ mỗi năm

时间:2025-01-15 08:38:55 来源:NEWS

Cô Phan Thị Phương Thảo (SN 1986),êconvovonữnhânviêntrườnghọcHàTĩnhkiếmtiềntỉmỗinăeuropa league trú xã Sơn Châu, Hương Sơn, Trường tiểu học An Hòa Thịnh) cho biết, lợi thế của việc nuôi ong ở vùng núi là có nguồn thức ăn phong phú từ thiên nhiên với rất nhiều thảm thực vật có hoa.

Để có được trên 300 tổ ong như hiện nay Thảo cũng đã trải qua những lần thất bại do thiếu kinh nghiệm ban đầu.

{ keywords}
Ngoài trại ong với 250 tổ, cô Thảo còn tận dụng diện tích vườn nhà để nuôi ong.

“Có những lúc đàn ong bị trụi lông, rụng cánh không bay được bò lổm ngổm xung quanh tổ rồi chết hàng loạt. Hay những lần ong đi tìm mật rồi ngộ độc hóa chất (nhất là thuốc trừ sâu) bị chết trên đường về. Nhìn cảnh tượng hàng chục tổ ong chết trong vài ngày ước tính thiệt hại cả chục triệu đồng nên rất nóng ruột”, cô Thảo kể.

Để tránh thất bại như trước đó cô Thảo đã tự tìm tòi nghiên cứu, đi học hỏi ở những người có kinh nghiệm. Nay thì cô giáo này đã hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật để nuôi loài vật này.

Ngoài việc tận dụng dích tích đồi núi để nuôi 250 tổ ong (ong ngoại), diện tích sân vườn cũng được chị Thảo lợi dụng triệt để. Với 1000m2 diện tích vườn nhà Thảo đã nuôi tới 60 tổ ong (ong nội).

{ keywords}
{ keywords}
Đối với cô giáo 8X này thì ong không những cho thu nhập cao và nó là loài vật rất thân thiện.

Nuôi ong chi phí đầu tư thấp, vốn đầu tư ban đầu không lớn, không mất nhiều diện tích, có thể nói là đây là nghề dễ kiểm lời. 

Không những nuôi để phát triển kinh tế Thảo còn nhận giúp đỡ, truyền nghề cho các hộ nuôi khác.

Ông Trần Cảnh (một người dân ở xã Sơn Bình) cho biết, gia đình tôi cũng đã nuôi ong lấy mật từ hai năm nay. Lúc còn chập chừng vào nghề, tôi thường xuyên nhờ cô Thảo tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm.

Cô Thảo cho hay, công việc nuôi ong phải dành nhiều thời gian quan tâm đến chúng. "Ngoài thời gian ở trường, tôi chỉ dành thời gian chăm sóc đàn con vo..vo này. Đây là thú vui mà có lẽ tôi không bao giờ bỏ được”, cô Thảo bộc bạch.

{ keywords}
Ngoài thời gian đến trường, Thảo giành tối đa thời gian cho việc chăm sóc đàn ong.

Để đảm bảo việc trường và theo đuổi đam mê với nghề nuôi ong, Thảo đã sắp xếp thời gian hợp lí, các công việc thực hiện một cách khoa học.

Việc nuôi ong cũng đem đến nguồn thu nhập cao cho gia đình. Cô Thảo cho biết, mỗi tháng đàn ong cho thu nhập khoảng 300 lít mật (giá bán 200.000 đ/ lít) và 200 hộp sữa ong chúa (mỗi hộp được bán với giá 150.000 đ).

Ngoài ra, cô Thảo còn bán ong chúa và đàn ong giống và dụng cụ vật nuôi cho những hộ dân có nhu cầu. Vì thế, cô Thảo cho biết nghề nuôi ong mỗi năm cũng cho gia thu nhập cả tỉ đồng. Và sản phẩm mật ong đều hoàn toàn là mật từ thiên nhiên.

Mô hình tốt

Thầy Phan Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa Thịnh nhận xét, cô Thảo luôn đảm bảo ngày công. Trong các tiết hoạt động giới thiệu sách, cô Thảo luôn có phương pháp mới mẻ và hấp dẫn để truyền đạt tới học sinh một cách tốt nhất.

{ keywords}
Cô Thảo thực hiện quy trình lấy sửa ong chúa.
{ keywords}
Mỗi tháng đàn ong mang lại khoảng 300 lít mật (giá mỗi lít là 200.000đ).

“Là một nhân viên thiết bị và phụ trách công tác văn thư, cô Thảo hầu như phải có mặt suốt ngày ở trường trong khi đồng lương lại rất ít ỏi. Việc cô Thảo kết hợp hài hòa giữa việc trường và phát triển kinh tế bằng nghề nuôi ông để tăng thêm thu nhập là việc làm cần được khuyến khích”, thầy Tuấn cho hay. 

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Châu xác nhận, mô hình nuôi ong của gia đình chị Thảo là mô hình kinh tế có hiệu quả. Đây cũng là mô hình nuôi ong lớn nhất của xã này.

Sỹ Thông

Nuôi loại chim quý lông dài, anh nông dân miền Tây đút túi hàng trăm triệu

Nuôi loại chim quý lông dài, anh nông dân miền Tây đút túi hàng trăm triệu

Đàn chim công quý hiếm có giá trị rất lớn của người đàn ông ở TP. Cần Thơ thu hút nhiều người đến xem. Mỗi năm anh có thu nhập hàng trăm triệu từ đàn chim quý này.  

推荐内容