Bước đầu, công an xác định, đối tượng Dung đã hình thành một đường dây tổ chức cho nhiều người tiêm vắc xin ‘dịch vụ’ để thu lợi bất chính trên 60 triệu đồng.
" alt=""/>Cán bộ phường ở TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin thu tiền bị khởi tốChia sẻ về thói quen sinh hoạt hàng ngày, chị Hoa cho biết bản thân vừa làm việc tại công ty vừa nhận làm thêm vào buổi tối nên thường đi ngủ lúc 1-2h sáng. Mỗi ngày, chị chỉ ngủ được khoảng 5 tiếng.
Nhận định về trường hợp này, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên, khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh nhân như chị Hoa không phải là hiếm. Đây là trường hợp có dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ. Đối với một số ca bệnh, đó có thể là giai đoạn đầu của tình trạng sa sút trí tuệ. Mỗi năm, thế giới có khoảng 10 triệu người được chẩn đoán sa sút trí tuệ.
3 thói quen xấu tàn phá trí nhớ
Theo bác sĩ Quyên, một số thói quen xấu đang ảnh hưởng tới não bộ, trí nhớ người dân, đặc biệt là giới trẻ, cần tránh gồm:
Việc lệ thuộc nhiều vào máy tính, điện thoại, thiết bị công nghệ hỗ trợ khi cần ghi nhớ, tìm kiếm, tính toán sẽ làm cho phản xạ hoạt động liên quan tới khả năng tập trung, tính toán giảm, dẫn tới não kém linh hoạt hơn.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây ra tình trạng béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Đặc biệt, xu hướng sử dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá ngày càng tăng cũng làm gia tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Thức khuya cũng là thói quen xấu, gây ảnh hưởng rất nhiều tới bộ não của con người. Cơ thể cần được nghỉ ngơi và não cũng tương tự. Mỗi ngày bạn cần ngủ 8 tiếng và thời điểm đi ngủ thích hợp nhất là 22h. Khi ngủ, não bộ tái cơ cấu lưu trữ thông tin. Vì vậy, nếu bạn thức khuya thường xuyên trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng, khả năng tập trung giảm.
Nếu cảm thấy tỉnh táo, không mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, chứng tỏ bạn đã ngủ đủ giấc. Ngược lại, nếu bạn muốn “ngủ nướng” chứng tỏ cơ thể đang thiếu ngủ. Vì vậy, bác sĩ Quyên khuyến cáo bạn cần duy trì ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho não bộ.
Dấu hiệu nào cần đi khám?
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện tình trạng thay đổi các chức năng nhận thức (như hay quên) hoặc suy giảm nhận thức được bạn bè/gia đình ghi nhận, bạn nên đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ, hoặc tiền sử gia đình có người bị sa sút trí tuệ cũng cần được thăm khám để tầm soát và đánh giá nguy cơ.
Một số dấu hiệu báo động tình trạng bất thường cần đi thăm khám gồm:
- Hỏi đi hỏi lại cùng một câu nhiều lần
- Đi lạc tại một địa điểm bản thân người bệnh biết rõ
- Gặp trục trặc khi hiểu một công thức nấu ăn hoặc theo bảng chỉ phương hướng giao thông
- Thường xuyên lẫn lộn về thời gian, tên người, và nơi chốn
- Bỏ bê chăm sóc bản thân như ăn kém, bỏ tắm rửa, hoặc hành xử không an toàn
Biện pháp nào giúp cải thiện trí nhớ?
Theo bác sĩ Quyên, các biện pháp để cải thiện trí nhớ, bảo vệ bộ não là tăng cường tập luyện, giao tiếp, duy trí chế độ ăn khoa học.
Cụ thể, tập thể dục, chạy bộ giúp cải thiện trí nhớ. Nếu bạn duy trì thói quen này trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày, 5-6 ngày/tuần sẽ góp phần giảm suy giảm nhận thức.
Để bảo vệ trí nhớ, bạn có thể tham gia các chương trình cộng đồng, tăng giao tiếp giúp cải thiện khả năng tập trung, thị giác không gian. Ngoài ra, bạn cần duy trì thói quen tự tính nhẩm để cải thiện khả năng tập trung chú ý. Các hoạt động như chơi cờ rất tốt cho não bộ.
Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động sắp xếp lịch làm việc, sổ ghi chép công việc, các đồ đạc, vật dụng thiết yếu được đặt ở vị trí cố định để khắc phục tình trạng hay quên của mình.
Phương Thuý
![]() |
GS.BS Vivian A. Fonseca - Trung tâm Y khoa Đại học Tulane, New Orleans, Lousiana, Hoa Kỳ trình bày tại hội thảo thông qua nền tảng trực tuyến |
Hội thảo hướng đến mục tiêu thảo luận về vai trò quan trọng của insulin nền trong các khuyến cáo điều trị quốc tế như ADA 2021 và AACE/ACE 2021; Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 châu Á, cũng như ưu điểm khi sử dụng insulin nền thế hệ mới đối với các bệnh nhân đái tháo đường nói chung; các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lớn tuổi hoặc có bệnh thận mạn cũng được các chuyên gia thảo luận tại hội thảo.
![]() |
Hội thảo trực tuyến với các chuyên gia nội tiết đầu ngành tại Hà Nội |
Phiên thảo luận cùng với các chuyên gia nội tiết đầu ngành tại TP.HCM |
Theo công bố Atlas ấn bản lần thứ 9 của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF), ước tính trên thế giới có 463 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong năm 2019, ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2020.
Insulin là tên của loại hormone giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ glucose có được từ thức ăn, cũng là yếu tố giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Trong điều trị bệnh đái tháo đường, insulin được bác sĩ chỉ định sử dụng trong từng trường hợp và đối tượng cụ thể.
Năm 1921, insulin được phân lập từ tuyến tụy động vật bởi các nhà khoa học Canada của ĐH Toronto. Qua 100 năm phát triển và cải tiến, insulin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và giúp hàng triệu bệnh nhân đái tháo đường tránh được biến chứng và nguy cơ tử vong.
Đặc biệt, các chế phẩm insulin nền và insulin nền thế hệ mới đã góp phần giảm thiểu những rào cản trong việc điều trị đái tháo đường như hạ đường huyết, tăng cân...
![]() |
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo |
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP.HCM chia sẻ: “Trước năm 1921, các bệnh nhân đái tháo đường típ 1 thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm toan ceton... và chỉ sống được tối đa 2 năm. Trong vòng nửa thế kỷ gần đây, bệnh đái tháo đường típ 2 cũng đã trở thành đại dịch trên toàn cầu.
Việc điều trị bệnh đái tháo đường với insulin đã có nhiều cải tiến đáng kể bao gồm sự thay đổi từ insulin chiết xuất từ động vật với nhiều tạp chất, nồng độ thấp cho đến insulin giống của người cực kỳ tinh khiết; từ dụng cụ bơm tiêm phức tạp cho đến bút insulin tiện lợi và hiện nay là dụng cụ cảm ứng đường huyết…”.
![]() |
Ông Emin Turan - Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, Giám đốc Điều hành Nhóm thuốc tổng quát tại Việt Nam |
Trong vai trò là tổ chức nhiều năm nghiên cứu và phát triển insulin, Ông Emin Turan - Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, Giám đốc Điều hành Nhóm thuốc tổng quát tại Việt Nam cho biết: “Đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân tại Việt Nam và đặt một gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế.
Trong gần một thế kỷ qua, Sanofi đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chất lượng cao, mang đến các giải pháp điều trị tiên tiến và hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường, đồng thời đồng hành cùng các chuyên gia y tế trong việc tối ưu hóa điều trị bệnh, và đó tiếp tục là mục tiêu lâu dài của Sanofi trong thời gian tới”.
Lệ Thanh
" alt=""/>1.300 chuyên gia y tế cùng thảo luận về liệu pháp insulin nền