- Gần600 học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) đã lặng mình trong lễ Triân và lễ trưởng thành đầy cảm xúc vào tối 20/5.
- Gần600 học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) đã lặng mình trong lễ Triân và lễ trưởng thành đầy cảm xúc vào tối 20/5.
15/3 là một phiên rung lắc mạnh của thị trường chung khiến nhiều nhà đầu tư thót tim.
VN-Index như tàu lượn, có thời điểm giảm mạnh về vùng 1.250 điểm trước khi đóng cửa tại 1.263,78 điểm, ghi nhận điều chỉnh 0,48 điểm tương ứng 0,04%. HNX-Index giảm 0,14 điểm tương ứng 0,06%; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm tương ứng 0,29%.
Trong khi áp lực chốt lời lan rộng, tiền vẫn không ngừng đổ vào mua cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trên HoSE tiếp tục đẩy lên vượt mức 1 tỷ đơn vị, giá trị giao dịch đạt 27.508,65 tỷ đồng.
HNX có 106,98 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.220,57 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 50,88 triệu cổ phiếu tương ứng 537,19 tỷ đồng.
Tổng lượng tiền mà giới đầu tư đổ vào thị trường để mua cổ phiếu trong phiên hôm nay trên cả 3 sàn đạt 30.266 tỷ đồng. Nhờ vậy, độ rộng thị trường tương đối cân bằng với 485 mã giảm so với 469 mã tăng.
Đáng chú ý là VNSML-Index vẫn tăng 9,84 điểm tương ứng 0,66% cho thấy nhà đầu tư vẫn đang săn tìm cơ hội với những cổ phiếu nhỏ trong khi nhiều mã lớn điều chỉnh. Trong số 46 mã tăng trần trên toàn thị trường thì có đến 37 mã tăng trần thuộc sàn UPCoM. Dòng tiền đầu cơ ở giai đoạn này rất mạnh mẽ.
Vẫn có 13 mã VN30 tăng giá, trong đó "ông lớn" GVR gây chú ý với mức tăng mạnh 5,5%; VIB tăng 3,7%; GAS tăng 1,6%; MBB tăng 1,5% và BID tăng 1%.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu đóng cửa tăng sau khi giảm giá trong phiên như MBB, BID, CTG, ACB, TPB, HDB, STB. Các mã còn lại phần lớn cũng đã cải thiện biên độ điều chỉnh.
Đáng chú ý cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính (chứng khoán) có cú ngược dòng ngoạn mục với nhiều mã tăng mạnh cuối phiên, có thể kể đến: VDS tăng 4,5%; FTS tăng 4,1%; VCI tăng 2,9%; EVF tăng 2,7%; APG tăng 2,3%; BSI tăng 1,7%; TVS tăng 1,2%. TVB tăng 1,1%... Hầu hết những mã này đều đã điều chỉnh trong phiên.
Sắc xanh cũng lan rộng với nhóm ngành bất động sản. Nhìn chung, nhà đầu tư giải ngân mua vào cổ phiếu đúng thời điểm giảm mạnh nhất ở phiên chiều đã có lợi nhuận trong phiên, tuy vậy, để hiện thực hóa lợi nhuận ở T+2,5 thì vẫn cần chờ câu trả lời trong thực tế.
Đáng lưu ý, đây là phiên tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF như VNM, FTSE Vietnam và Fubon FTSE Vietnam. Trong phiên này, khối ngoại bán ròng rất mạnh lên tới 1.354 tỷ đồng trên toàn thị trường, riêng giá trị bán ròng trên sàn HoSE xấp xỉ 1.312 tỷ đồng.
Hoạt động bán ròng mạnh mẽ diễn ra tại một số mã lớn như HPG với giá trị bán ròng 199 tỷ đồng, VHM với 158 tỷ đồng, VND với 118 tỷ đồng, VIC và VNM lần lượt 95 tỷ và 94 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng FTS 138 tỷ đồng, DIG 99 tỷ đồng, EIB 68 tỷ đồng, DGW 44 tỷ đồng và EVF với 43 tỷ đồng.
Như vậy, bất chấp khối ngoại xả ròng mạnh, thị trường vẫn có cú bật nẩy hồi phục cuối phiên với thanh khoản 3 sàn rất mạnh, cho thấy cầu nội vẫn "cân" rất tốt.
" alt=""/>Chứng sĩ Việt tung tiền đua lệnh, chấp "cá mập" ngoại xả ròng cổ phiếuBộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thành phần cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp (Hà Nội) để tham vấn cộng đồng.
Đây là tuyến đường nằm giữa vành đai 3 và vành đai 3,5 của Hà Nội; đi xuyên qua khu dân cư hiện hữu và các khu đô thị mới của các quận nội thành.
Tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển có chiều dài trên 7km, nằm trên địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng (quận Hà Đông) và các xã Tân Triều, Tả Thanh Oai, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, thị trấn Văn Điển, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì).
Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết tuyến đường được thiết kế với tốc độ 60km/h, quy mô mặt cắt ngang 50m.
"Về cơ bản tất cả các công trình lớn hai bên tuyến đường như Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Khu đô thị Xa La, Chung cư Tabudec Plaza, Khu đô thị Đại Thanh, Trung tâm thương mại Cầu Bươu, Nghĩa trang Văn Điển... đều đã được xây dựng theo quy hoạch đảm bảo nằm ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường 70 mở rộng nên không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động phá dỡ giải phóng mặt bằng", báo cáo ĐTM thông tin.
Trong phạm vi dự án đi qua trạm bơm Cầu Bươu hiện có, do đó chủ đầu tư cho biết phải đưa ra giải pháp di chuyển trạm bơm. Dự kiến sẽ xây dựng trạm bơm mới và di chuyển hệ thống thiết bị hiện có sang.
Khối lượng và chi phí phần di chuyển trạm bơm được tính toán trong chi phí đền bù, di dời và giải phóng mặt bằng của dự án.
Theo số liệu điều tra của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, hiện tại hai bên tuyến đường có tổng cộng 263 cây bóng mát cần chặt hạ, đánh gốc và đánh chuyển cây. Trong đó có 16 cây xà cừ và 247 cây bạch đàn có đường kính gốc dao động trong khoảng từ 15-40cm.
Khi xây dựng tuyến đường, chủ đầu tư sẽ bố trí cây bóng mát ở hai bên hè phố, cự ly dọc tuyến 6-8m/cây. Tại nút giao thông không bố trí cây xanh để tránh làm cản tầm nhìn.
Tại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư thông báo tổng mức đầu tư của dự án gần 2.520 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian từ 2024-2026.
Khi đường vành đai 4 chưa hình thành, đường vành đai 3,5 chưa hoàn thiện thì đường 70 và đường vành đai 3 là hai tuyến đường đóng vai trò như một trục đường phục vụ giao thông liên tỉnh quá cảnh qua Hà Nội, kết nối các quốc lộ hướng tâm như quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1A và đường Láng - Hòa Lạc.
3 dự án thành phần, tổng mức đầu tư gần 5.485 tỷ đồng
Dự án xây dựng tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp được Hà Nội phân chia làm 3 dự án thành phần.
Dự án thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông do UBND quận Hà Đông làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư trên 739 tỷ đồng; dự án thứ hai trên địa bàn huyện Thanh Trì do UBND huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư trên 2.225 tỷ đồng.
Dự án thứ ba là cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư gần 2.520 tỷ đồng.
Tổng mức đầu tư của 3 dự án thành phần nêu trên gần 5.485 tỷ đồng, được lấy từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội.
" alt=""/>Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông