Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Karkh, 21h00 ngày 23/1: Thất vọng cửa dưới
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Sohar Club, 22h45 ngày 23/1: Thất vọng chủ nhà -
Kim (29 tuổi) là giáo viên dạy trường luyện thi sẽ kết hôn trong tháng 10. Nhưng trước ngày trọng đại, một vấn đề lớn nảy sinh: Ngay cả khi tất cả bạn bè của Kim tham dự đám cưới, cô sợ sẽ không có đủ phù dâu, khách nữ để khiến những bức ảnh cưới sinh động hơn, theo Chosun Ilbo. Nghề ăn cưới thuê trở lại Hàn QuốcSuy nghĩ khiến Kim trăn trở nhiều đêm và cuối cùng cô đã đăng một quảng cáo trên website cô dâu để tìm kiếm khách nữ.
Chỉ sau 2 ngày, hàng chục phụ nữ đã đăng ký bên dưới bài đăng. Hầu hết trong số này cũng sắp tổ chức hôn lễ và có chung nỗi lo giống Kim.
Cuối cùng, Kim chọn được 5 người trong số này. Cô dâu 29 tuổi nói: "Tôi định trả tiền thuê người lạ đóng giả làm bạn bè, nhưng sau khi gặp những phụ nữ sắp kết hôn, tôi có ý tưởng hay hơn. Chúng tôi có thể trao đổi thông tin, trò chuyện về những gì mình đang trải qua và giúp đỡ lẫn nhau".
"Tôi sẽ nói với chồng sắp cưới và gia đình anh ấy rằng 5 người này là bạn tôi quen khi đi làm thêm ở trường đại học", cô nói thêm.
Một cặp vợ chồng dự đám cưới tập thể ở Gyeonggi (Hàn Quốc) vào năm 2020. Ảnh: Reuters.
Thuê phù dâu, khách dự đám cưới
Kim chắc chắn không phải là người duy nhất có ý định thuê người đóng giả khách mời trong đám cưới của chính mình.
Thực tế, xu hướng này đã phổ biến từ trước đại dịch ở Hàn và giờ đây đang quay lại khi cuộc sống "bình thường mới" bắt đầu.
Trên các trang web dành cho cô dâu, không khó để bắt gặp những bài đăng thuê khách mời, phù dâu, phù rể. Những quảng cáo này thường thu hút hàng chục câu trả lời ngay lập tức.
Ngay cả đơn vị chuyên tổ chức tiệc đám cưới cũng mở thêm dịch vụ cung cấp khách mời cho cô dâu, chú rể.
Dịch vụ cho thuê khách, phù dâu phổ biến ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Brenda Babcock.
Ngoài việc thuê khách mời, giống như trường hợp của Kim, các nhóm 5-6 cô dâu xa lạ thường kết nối với nhau qua mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ qua lại.
Thay vì trả tiền công, họ thay phiên tham dự đám cưới của nhau và đóng vai những người bạn cũ.
Những người này thường gặp gỡ vài lần trước hôn lễ như cùng nhau đi thử váy cưới, chụp ảnh cưới để việc vào vai bạn thân trở nên suôn sẻ hơn.
Xu hướng này đang phát triển bởi nhiều phụ nữ không thoải mái khi thuê người lạ làm phù dâu, khách mời. Một người phụ nữ 30 tuổi tình nguyện tham dự đám cưới của một người phụ nữ khác nói: "Tôi không hoàn toàn lừa đối hay phải giả vờ quen biết cô dâu vì thực tế chúng tôi đã gặp nhau trước đám cưới và không sợ bị bại lộ".
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin tưởng những người bạn mới. Để tránh việc "khách mời" đột ngột vắng mặt, nhiều cô dâu, chú rể đã yêu cầu người được thuê đặt cọc 100.000-300.000 won. Số tiền này sẽ được trả lại sau buổi lễ.
Không muốn lép vế
Một trong những lý do chính khiến các cô dâu, chú rể phải chi tiền thuê khách mời là vì họ muốn mình trở nên nổi tiếng, nhiều bạn bè, có quan hệ rộng trong mắt người khác.
Tại Hàn Quốc, dịch vụ cho thuê khách dự đám cưới xuất hiện từ đầu những năm 2000. Có hàng trăm đơn vị tổ chức đám cưới và diễn đàn Internet cung cấp cho cô dâu và chú rể những "diễn viên quần chúng" tham dự hôn lễ.
Một số thậm chí còn cho thuê cả "cha mẹ giả" hoặc "họ hàng xa" nếu khách hàng yêu cầu.
Lee Mi-young, đại diện công ty tổ chức đám cưới Hagaek Friends từng nói với The Korea Timesrằng lý do chính mà mọi người tìm kiếm khách giả là vì họ có quá ít bạn bè, thiếu các mối quan hệ cá nhân.
"Mọi người không muốn trông như thể họ không có mối quan hệ thân thiết với bạn bè. Ngoài ra, cô dâu/chú rể tìm kiếm khách giả để cân bằng số lượng khách của hai bên gia đình. Vì số lượng khách thể hiện quyền lực, địa vị của gia đình nên không ai muốn yếu thế so với người kia".
Cô dâu Hàn Quốc trong một đám cưới tập thể vào đầu năm 2020. Ảnh: Reuters.
Trong dịch, ngành dịch vụ này khá ảm đạm vì các cuộc tụ họp, đám cưới đông đúc bị cấm. Nhưng việc kinh doanh đang dần khởi sắc khi Hàn Quốc bước vào giai đoạn "bình thường mới".
Giới hạn về số lượng khách dự đám cưới đã được nới lỏng kể từ giữa tháng 10. Theo quy định cũ, số khách tối đa dự đám cưới là 49 người hoặc 99 người nếu không tổ chức tiệc ăn uống. Hiện, một đám cưới ở Hàn được phép mời 250 khách.
Người điều hành một công ty tổ chức tiệc cưới ở Seoul cho biết: "Số cuộc gọi đề nghị tìm kiếm khách dự đám cưới chúng tôi nhận được đã tăng gấp 2 lần kể từ khi Chính phủ thông báo nới lỏng các quy định phòng dịch vào ngày 15/10".
"Trước đây, mỗi đám cưới chỉ yêu cầu khoảng 5-9 khách giả, nhưng bây giờ mọi người tìm kiếm hơn 20 người", người này nói thêm.
Các khách mời giả phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vì đám cưới vẫn bị giới hạn dưới 50 người nếu khách chưa tiêm chủng.
"Hầu như không có yêu cầu bổ sung nào kể từ tháng 4 năm ngoái, nhưng chúng tôi đã bị quá tải bởi các cuộc gọi từ cuối tuần trước. Có vẻ như tình hình kinh doanh đã được khôi phục về mức trước đại dịch", nhân viên của một đơn vị tổ chức sự kiện khác cho hay.
Theo Zing
Bố mẹ ly hôn, cậu bé 9 tuổi không ai nuôi, đêm ngủ trên nóc ô tô
Khi được hỏi, cậu bé 9 tuổi khóc và nói rằng, cậu đã sống lang thang ngoài đường nửa tháng nay.
"> -
Dọn nhà đón Tết lưu ý những điểm này, năm sau nhiều may mắn hơn năm cũ
Để căn nhà trở nên sang trọng trong ngày tết chúng ta có thể thay thế những bộ chén đĩa mới, khăn chải bàn mới, và trang trí thêm vài bình hoa tươi cho nhà bếp thêm sức sống và sinh động.
"> Những kiêng kị trong lễ tiễn Táo quân, bài trí ban thờ năm Tân Sửu -
Kang, nhân viên văn phòng độ tuổi 20, gần đây đã trở thành người đồng sở hữu một tòa nhà thương mại ở quận Gangnam, thủ đô Seoul trị giá 10 tỷ won (8,47 triệu USD) với số tiền vốn đầu tư chỉ 5.000 won (4,2 USD), theo Korea Herald. Hơn 2.000 người trẻ Hàn Quốc mua chung một tòa nhà"Đầu tháng 12 năm ngoái, tôi tham gia dự án đầu tư chung do một công ty fintech (viết tắt của Financial Technology: công nghệ tài chính) dẫn dắt để mua một tòa nhà 8 tầng có tên Yeoksam London Vill. Tôi đã đầu tư 5.000 won và nhận được 38 won tiền cổ tức vào tháng 7. Tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 3,14%".
Kang nằm trong số ngày càng nhiều người thuộc thế hệ MZ (chỉ những người sinh từ những năm 1980 đến 2010) hướng đến quyền sở hữu chung tài sản, ngay cả khi chỉ với một khoản tiền rất nhỏ.
Mua chung
Theo Kasa Korea, công ty fintech điều hành ứng dụng đầu tư bất động sản di động Kasa, có tổng cộng 2.694 nhà đầu tư cá nhân như Kang đã tham gia dự án mới nhất, từ 8/9-16/9, là một tòa nhà thương mại 21 tầng ở Yeoksam-dong, Seoul. Công ty đã huy động được tổng cộng 8,4 tỷ won.
Công ty cho biết những người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm gần 60% số nhà đầu tư, tiếp theo là nhóm 40 tuổi (26%), 50 tuổi (12%) và những người từ 60 tuổi trở lên (3%).
Ra mắt vào tháng 9/2020, nền tảng di động Kasa sử dụng công nghệ blockchain để phát hành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản, có giá từ 5.000 won/đơn vị để sở hữu một tòa nhà nhất định do Kasa Korea mua. Công ty sẽ chia sẻ doanh thu cho thuê của tòa nhà đến các nhà đầu tư dưới hình thức cổ tức 3 tháng một lần.
Giá bất động sản ngày càng cao tại Hàn Quốc khiến người trẻ khó lòng tự mua được nhà. Ảnh: Allan Baxter/Getty Images.
Được xem là một trong những dịch vụ tài chính sáng tạo, dịch vụ này hướng đến việc hạ thấp ngưỡng đầu tư cho các nhà đầu tư lẻ trong thị trường bất động sản thương mại có khả năng sinh lời.
Xu hướng đồng đầu tư bất động sản ở xứ củ sâm cũng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thế hệ trẻ đang nản lòng trước giá bất động sản cao ngất ngưởng.
"Tôi từng đọc bài báo nói rằng một người có thu nhập trung bình phải tiết kiệm toàn bộ tiền kiếm được trong hơn 10 năm mới có thể mua được một căn nhà ở Seoul. Trong bối cảnh hiện nay, tôi gần như không thể mua được một bất động sản nào với thu nhập của mình. Vì vậy tôi chọn cách đầu tư này như một phương án thay thế dù tỷ suất lợi nhuận không quá cao", một nhà đầu tư họ Lee (31 tuổi) cho biết.
Hình thức mua chung bất động sản cũng đang nổi lên như một hiện tượng quốc tế. Tại Mỹ, số người có họ khác nhau mua chung nhà đã tăng 771% từ năm 2014 đến 2021, theo dữ liệu từ công ty phân tích bất động sản Attom Data Solutions.
"Giá nhà càng tăng cao, nhu cầu sở hữu nhà của thế hệ millennials càng mạnh. Mệt mỏi với việc trả tiền thuê nhà, các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục để mắt đến các cơ hội đồng đầu tư thỏa mãn nhu cầu sở hữu nhà của họ", Ahn Dong-hyun, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết.
Cùng xây nhà
Trong khi đó, một số nhà đầu tư lại cùng gom tiền để mua đất, xây dựng khu chung cư. Được gọi là "hiệp hội nhà ở địa phương cho dự án căn hộ", một nhóm người không có nhà sống cùng thành phố hoặc khu vực lân cận sẽ cùng nhau góp số tiền lớn để mua một khu đất (được chính quyền địa phương chấp thuận) và trang trải chi phí xây dựng chung cư.
Kim, nhân viên văn phòng 35 tuổi ở Seoul, gần đây đã nộp đơn xin trở thành thành viên của hiệp hội nhà ở địa phương tại Sadang-dong, Dongjak-gu. Nhóm đang có kế hoạch xây dựng một khu chung cư 961 căn hộ gần ga Isu.
Góp tiền, cùng xây chung cư là phương án được nhiều người tìm đến khi muốn sở hữu căn hộ. Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg /Getty.
"Dù quy trình xin ủy quyền thường mất vài năm, tôi nghĩ rất đáng để thử vì dù sao tôi cũng không thể mua nhà trong thời điểm hiện tại".
Dù chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm kiềm chế giá nhà tăng cao trong 4 năm qua, giá trung bình của một căn hộ ở Seoul đã tăng gấp đôi lên 1,21 tỷ won vào tháng 10, từ mức 607 triệu won vào tháng 5/2017, theo KB Kookmin Bank.
Ngoài ra, giá nhà ở trung bình trên toàn quốc cũng tăng 11,98% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9, mức tăng mạnh nhất trong 15 năm qua.
Sống chung
Thị trường nhà ở nóng bỏng tại Hàn Quốc cũng đang tạo ra gánh gặng tài chính cho những người sống trong các căn hộ cho thuê.
Trước tình hình giá nhà tăng cao, một số người trẻ quyết định chuyển tới sống trong các ngôi nhà chung, loại hình nhà cho thuê mà trong đó mọi người cùng chia sẻ một số khu vực như nhà bếp hoặc phòng tắm và có phòng ngủ riêng. Tiền đặt cọc và phí thuê hàng tháng ở mô hình này thấp hơn các căn hộ cho thuê thông thường.
Kim Joo-hye (28 tuổi, nhân viên văn phòng) từng sống trong một căn hộ studio ở tỉnh Gyeonggi. Hiện, cô đã chuyển tới một ngôi nhà chung gần chỗ làm ở Yeouido, chủ yếu để tiết kiệm chi phí.
"Bạn cùng nhà của tôi cũng là nhân viên văn phòng ở Yeouido. Chúng tôi sống chung trong gần 2 năm, ngủ phòng riêng, dùng chung nhà bếp, phòng tắm và phòng khách. Thay vì phải trả gần 700.000 won tiền thuê hàng tháng như khi còn sống trong căn studio, tôi chỉ cần bỏ ra khoảng 400.000 won", Kim cho biết.
"Những nhân viên văn phòng trẻ, mới bắt đầu sự nghiệp như tôi phải đối mặt với gánh nặng tiền thuê nhà và các chi phí nhà ở khác như phí bảo trì. Sống chung với người khác sẽ giúp giảm bớt áp lực, khi mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm tài chính".
Jung thuê chung nhà với người lạ để giảm chi phí. Ảnh: Korea Herald.
Thuê chung nhà cũng là một lựa chọn phổ biến đối với các sinh viên không sống trong ký túc xá.
"Giá thuê trung bình hàng tháng cho một căn hộ 2 phòng ngủ ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, dao động trên 400.000 won, tất nhiên là rẻ hơn so với chi phí ở Seoul. Vào tháng 3, tôi chuyển đến một ngôi nhà chung gần trường đại học. Nơi này có sẵn giường, thiết bị gia dụng cơ bản, giúp tôi không chỉ giảm được tiền thuê nhà mà còn cả chi phí sinh hoạt", Jung (23 tuổi) cho hay.
Các chuyên gia cho rằng xu hướng sống chung có thể sẽ còn tiếp tục phát triển do giá nhà và số hộ gia đình độc thân ngày càng tăng. Theo Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc, tỷ lệ hộ gia đình một thành viên tại nước này đã vượt 40% vào tháng 10, so với 39,7% vào tháng 6; 39,5% vào tháng 3 và 39,2% vào cuối năm 2020.
"Dưới áp lực gia tăng lạm phát, thế hệ trẻ không có điều kiện tài chính, đặc biệt là những hộ gia đình độc thân, không thể không cố gắng giảm chi phí nhà ở thông qua những lựa chọn như thuê nhà chung", Kim Kyung-min, giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul, nhận định.
Theo Zing
Dân văn phòng Hàn Quốc sợ quay lại chỗ làm
Nhiều người lao động xứ kim chi, đặc biệt là nhóm trẻ tuổi, lo lắng khi trở lại công ty đồng nghĩa với những cuộc nhậu nhẹt ép buộc sau giờ làm và mất đi thời gian riêng tư.
">