VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối Nguyễn Minh Chuyển (52 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô (Vietcombank Tây Đô); Trần Anh Huy (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tín dụng Vietcombank Tây Đô; Nguyễn Hữu Nghĩa (46 tuổi, nguyên cán bộ Vietcombank Tây Đô) cùng về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Ngoài ra, Võ Vũ Bình (43 tuổi), Nguyễn Hùng Cường (46 tuổi), Nguyễn Công Chừng (35 tuổi), Trang Hồng Sơn (35 tuổi), Võ Hoàng Thám (30 tuổi), Trịnh Minh Tú (53 tuổi), Nguyễn Thanh Hùng (49 tuổi), Vưu Minh Tuấn (54 tuổi), Cao Hoàng Thám (33 tuổi), Trần Văn Anh Duy (45 tuổi) là nguyên giám đốc các doanh nghiệp cũng bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, ông Chuyển, Huy, Nghĩa và một số cán bộ Vietcombank Tây Đô đã có hành vi lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay, vi phạm Quy chế cho vay đối với khách hàng, không tuân thủ nghiêm túc về Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước…
Thực hiện 57 hợp đồng tín dụng cho 43 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng gồm: Nam Sông Hậu, Du lịch Đại Dương, Cơ khí Tây Đô, An Đô, Thép Đông Dương và Trường Nguyên với tổng số tiền giải ngân hơn 2.476 tỉ đồng.
Đến nay, không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho Vietcombank Tây Đô với số tiền hơn 1.440 tỉ đồng. Cáo trạng cũng xác định những bị can trên đã để cho Cường, Trừng, Thám, Duy, Bình, Sơn, Tú, Hùng và Võ Hoàng Thám là các chủ doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt của Vietcombank hơn 1.040 tỉ đồng.
Ngoài ra cáo trạng còn nêu rõ, ngoài Chuyển, Huy và Nghĩa, còn có 20 cán bộ tại VCB Tây Đô có liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong vụ án trên.
Tuy nhiên qua điều tra xét thấy đây là những cán bộ thuộc cấp của Chuyển và chỉ làm theo sự chỉ đạo, không có hưởng lợi gì, nên cơ quan điều tra đã đề nghị chỉ xử lý hành hành chính đối với từng cá nhân sau phạm.
Một giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch khách sạn ở Cần Thơ vừa bị Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an bắt giữ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
" alt=""/>Nguyên GĐ Vietcombank Tây Đô và nhiều đại gia nổi tiếng bị truy tố>> Cháy chung cư cao cấp Rainbow Hà Đông, hệ thống báo cháy không hoạt động
MBLand Holdings: Hết vi phạm PCCC, lại bị ‘tố’ làm trái quyết định của Hà Nội
Truy trách nhiệm UBND để xảy ra cháy nổ
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại khu dân cư.
Chỉ thị nêu rõ: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC đối với khu dân cư, cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. Khi xảy ra cháy, nổ tại khu dân cư phải tập trung các lực lượng tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá, phân loại địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần tăng cường quản lý nhà nước về PCCC. “Chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ trên địa bàn quản lý” – chỉ thị nêu rõ.
Vụ cháy mới đây vào ngày 4/12 tại khu chung cư cũ trên đường Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội). |
Đồng thời, rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đặc biệt chú ý các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung; câu, mắc đường dây dẫn điện, viễn thông không bảo đảm theo quy định. Tích cực vận động nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
Trong quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố... cần chú ý đến các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC theo quy định. Rà soát quy hoạch đối với các làng nghề truyền thống hướng tới mục tiêu mỗi làng nghề, mỗi gia đình, hộ kinh doanh sản xuất đạt chuẩn về PCCC, bảo vệ môi trường.
7 Bộ vào cuộc
Trước tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại, Thủ tướng cũng yêu cầu 7 Bộ vào cuộc gồm: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ động điều tra cơ bản nắm tình hình, đánh giá, phân tích mức độ nguy hiểm của từng khu dân cư để hướng dẫn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ phù hợp, hiệu quả.
Bộ Công an thường xuyên tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC bằng các hình thức phù hợp với thực tế từng địa bàn, khu dân cư; tăng cường hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn cho người dân khi có cháy nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là tại khu dân cư, chung cư lâu năm tồn tại nhiều nguy cơ cháy, nổ, sập, đổ công trình…
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan về PCCC cho nhà và công trình chưa phù hợp và có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC để lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, bậc học. Định kỳ, tổ chức các hoạt động thực hành, diễn tập để hình thành kỹ năng ứng phó với các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố cho học sinh, sinh viên.
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị điện lực tiến hành tổng kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện tại khu dân cư để phòng ngừa nguy cơ mất an toàn PCCC từ hệ thống, thiết bị điện. Hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng điện an toàn.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tập trung rà soát, kiểm tra năng lực các tổ chức cá nhân quản lý, sử dụng các thiết bị hàn, cắt kim loại. Xử lý nghiêm các thường hợp không đảm bảo yêu cầu, đình chỉ hoạt động khi phát hiện có nguy cơ gây mất an toàn về PCCC.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, bổ sung tiêu chí bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí tăng cường tuyên truyền biên pháp bảo đảm an toàn PCCC, kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra tại nhà ở và khu dân cư.
Hồng Khanh
15 công trình được thanh tra đều chưa có Văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) với 52 lỗi vi phạm về PCCC.
" alt=""/>7 Bộ vào cuộc quản lý phòng cháy chữa cháy