Qua thăm khám lâm sàng, ngoài dấu hiệu thừa cân rất rõ ràng, trẻ còn xuất hiện gai đen ở phần cổ và các nếp gấp. Đây là một rối loạn về da thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng và dưới bầu ngực.
Người thân cho biết Hùng có tiền sử sinh non, từ nhỏ chỉ uống sữa công thức và thường xuyên bị ốm vặt. Mẹ bệnh nhi chia sẻ mỗi lần con ốm gia đình thường tự ý mua thuốc điều trị, khỏi ốm lại dừng thuốc. Gia đình không ai có tiền sử bị bệnh béo phì.
“Với những thông tin gia đình cung cấp, chúng tôi nghi ngờ cháu có cân nặng bất thường là do việc tự ý dùng và lạm dụng thuốc có chứa corticoid mỗi khi bị ốm. Hiện chúng tôi hướng dẫn bé chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để làm xét nghiệm các vấn đề liên quan đến nội tiết. Có thể trẻ còn mắc dậy thì sớm hoặc bị tiểu đường”, TS.BS Hưng chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ, trẻ nhỏ bị tăng cân bất thường hay béo phì chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt và lạm dụng thuốc.
Thực tế, rất nhiều gia đình chỉ đi khám cho con một lần sau đó dùng lại theo đơn bác sĩ kê lần trước. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt, việc lạm dụng các loại thuốc có chứa corticoid sẽ ảnh hưởng lớn đối với trẻ. Ngoài việc tăng cân nhưng vẫn suy dinh dưỡng, trẻ còn bị ảnh hưởng đến vấn đề nội tiết, suy tuyến thượng thận…
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng này, trong 6 tháng đầu đời sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ và nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Với trường hợp vì lý do nào đó trẻ không được bú mẹ có thể cho dùng sữa công thức theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Sau giai đoạn 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm, dần dần sử dụng các thực phẩm phù hợp theo từng lứa tuổi. Phụ huynh cần cho trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Trẻ cũng hạn chế ăn đồ ngọt bao gồm cả nước ngọt và bánh kẹo, các sản phẩm đồ ăn nhanh. Bởi những đồ ăn này sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì, từ đó khiến trẻ có thể bị dậy thì sớm và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như tim mạch, tiêu đường, tiêu hóa…
Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Bác sĩ Chu Văn Dũng, Khoa Ngoại Chỉnh hình cho biết, em Hiếu nhập viện trong tình trạng còn nặng, bị nhiễm trùng hoại tử vùng mất da rộng ở cẳng chân, lộ xương, dập nát hoại tử cơ nhiều vùng cẳng chân. Bên cạnh đó, em còn bị thiếu máu, hạ natri máu, tăng men gan, viêm dạ dày và suy dinh dưỡng.
Đến nay, Hiếu đã được phẫu thuật 1 lần, cắt lọc tại giường bệnh nhiều lần và tiến hành đặt máy hút áp lực âm nhằm hỗ trợ vết thương mau lành. Cùng với đó, gia đình còn phải mua thuốc ở ngoài, riêng tiền kháng sinh tốn hơn 2 triệu đồng mỗi ngày, đã sử dụng liên tục hơn nửa tháng.
Chi phí điều trị của Hiếu đã vượt quá 100 triệu đồng, mẹ em phải nhờ người thân chăm sóc để về quê xoay sở tiền bạc nhưng chẳng được.
Trò chuyện qua điện thoại, chị Ksor H’Len (SN 1974) khóc nức nở. Chị giãi bày, từ ngày con trai xảy ra chuyện, chị khóc miết, cứ chạy lên bệnh viện với con vài ngày rồi lại về quê chạy vạy, chẳng thể đi làm kiếm tiền.
“Giờ bệnh viện cứ 2 ngày đóng tạm ứng 1 lần, đợt này yêu cầu đóng 20 triệu để con phẫu thuật, tôi đang về quê vay tiền mà chưa được. Trước đây bác sĩ nói con phải điều trị khoảng 6-7 tháng, mà mới hơn 1 tháng tôi đã cạn kiệt rồi”, người mẹ đơn thân nghẹn giọng.
Hơn 1 tháng Hiếu xảy ra chuyện, chị H’Len phải cầm cố căn nhà để vay lãi 50 triệu đồng, bán mảnh ruộng được 50 triệu đồng. Ngoài ra vay thêm của người thân, hàng xóm 30 triệu đồng. Chưa bao giờ chị mắc nợ nhiều đến thế, nhưng điều chị quan tâm nhất lúc này chỉ là làm thế nào để có tiền cho con trai được tiếp tục điều trị.
“Bấy lâu nay mẹ con tôi luôn cố gắng làm lụng để cuộc sống bớt chật vật, tưởng con về gần nhà làm sẽ bớt gánh lo, ai ngờ lại xảy ra chuyện lớn thế này”, chị H’Len nghẹn ngào.
Đến nay, bác sĩ vẫn chưa thể dự kiến ngày Hiếu được xuất viện bởi tùy thuộc vào diễn tiến vết thương hồi phục nhanh hay chậm. Dù em có bảo hiểm y tế nhưng có rất nhiều loại chi phí gia đình phải tự chi trả nên vô cùng tốn kém.
Hiếu năm nay mới 26 tuổi, vóc dáng cao lớn, ưa nhìn, tính cách hiền lành. Em còn cả tương lai tốt đẹp đang chờ đợi phía trước. Rất mong hoàn cảnh của em sẽ nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của quý bạn đọc hảo tâm, giúp em mau khỏi để trở về, tiếp tục làm điểm tựa cho người mẹ bất hạnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc chị Ksor H’Len; Địa chỉ: Thôn Sô ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; Điện thoại: 0356644852. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.265 (em Ksor Hiếu) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |