Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng tại TP.HCM (trừ những loại văn bản mật theo quy định) vừa được ban hành.
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng tại TP.HCM là hệ thống phục vụ công tác quản lý, điều hành tác nghiệp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trên địa bàn Thành phố. Hệ thống này gồm hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc tại đơn vị và hệ thống trục liên thông của thành phố.
Quy chế mới ban hành được áp dụng với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP.HCM và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các đơn vị này khi quản lý, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng.
Mục đích quy định quản lý, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng là nhằm bảo đảm giá trị pháp lý, tính toàn vẹn và an toàn thông tin của văn bản điện tử khi được trao đổi trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng; thống nhất quy trình, phương thức trao đổi văn bản điện tử hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng theo đúng quy định của pháp luật hành chính.
Đồng thời, tạo điều kiện tiết giảm chi phí thường xuyên gửi, nhận, xử lý và lưu trữ các văn bản, tài liệu dạng bản giấy trong hoạt động của các đơn vị; thúc đẩy tính minh bạch, công khai và khả năng tiếp cận thông tin quản lý nhà nước cho tổ chức, cá nhân, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển chính quyền điện tử thành phố.
Theo Quy chế, đơn vị sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc để trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ đơn vị. Văn bản điện tử đã được ký bằng chữ ký số theo quy định tại Nghị định 26 của Chính phủ, có giá trị pháp lý như văn bản giấy.
" alt=""/>TP.HCM: Văn bản điện tử trong hệ thống quản lý văn bản phải tích hợp chữ ký sốHôm nay, ngày 9/9/2017, Diễn đàn An toàn thông tin - Security Bootcamp 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng Sở TT&TT Khánh Hòa tổ chức, đã chính thức khai mạc tại TP.Nha Trang.
Chương trình thu hút khoảng 300 đại biểu tham dự, với gần 20 diễn giả đến từ các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp an toàn thông tin, các đơn vị chuyên trách CNTT của các ngân hàng, cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp như Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT, Trung tâm giải pháp bảo mật Viettel, Công ty CyRadar, Công ty Công nghệ Bảo Tín, Công ty CP An ninh mạng Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quốc gia về công nghệ mở, Công ty P.A Việt Nam…
Trong phát biểu khai mạc diễn đàn, bày tỏ sự quan tâm của bản thân tới các vấn đề trong lĩnh vực CNTT, bà Nguyễn Thị Trung Thu - Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa đề nghị các khối cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn trao đổi một cách cởi mở với những chuyên gia hàng đầu trong ngành, lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn thông tin để ứng dụng một cách hiệu quả vào cơ quan, đơn vị mình.
Đề cập tới tầm quan trọng của An toàn thông tin, ông Vũ Thế Bình - Tổng thư ký VIA nhất trí cao về việc các chuyên gia và doanh nghiệp, tổ chức cần “chung tay” để giải quyết các vấn đề nóng trong lĩnh vực được xã hội quan tâm như CNTT.
Ông Vũ Thế Bình cũng chia sẻ sự kỳ vọng trong những năm tiếp theo, Diễn đàn phi lợi nhuận như Security Bootcamp sẽ phát triển mạnh hơn, thu hút và tập hợp được nhiều chuyên gia hơn để trở thành một sự kiện thường niên để giúp cộng đồng các chuyên gia chia sẻ kiến thức, kỹ năng về an toàn, bảo mật cũng như quản trị mạng.
" alt=""/>“Nguy cơ mất an toàn thông tin không loại trừ doanh nghiệp, tổ chức nào!”