Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
本文地址:http://vip.tour-time.com/news/907b698175.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
Theo GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khâu kiểm chứng cuối cùng của công tác đào tạo là tại các trường học và việc này chỉ được kiểm chứng qua thực tiễn.
“Thiếu khâu này, chúng ta chỉ ngồi để khen nhau mà thôi... Nếu hỏi tôi rằng sinh viên trường tôi có được đào tạo tốt hay không, bao giờ tôi cũng nói tốt. Nhưng đó là tự nói về mình, còn thực tiễn và “va đập” trước thực tế, mới có những hồi đáp để điều chỉnh. Đây là việc có ý nghĩa rất lớn với công tác đào tạo của nhà trường”.
Ông Minh cho rằng sự đồng hành, hỗ trợ của các trường học góp phần quan trọng trong việc đào tạo sinh viên sư phạm - những giáo viên trong tương lai.
Ông Đoàn Minh Châu, Phó chủ nhiệm CLB Hiệu trưởng các trường THPT công lập Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) cho hay, hàng năm, nhà trường thường tiếp nhận hàng trăm sinh viên của các trường về thực tập như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Giáo dục-ĐHQGHN, Trường ĐH Thủ đô...
Cũng qua đó, ông Châu nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong thực tập sư phạm mà thực tế nhiều năm qua gặp phải.
Theo ông Châu, vẫn còn một số sinh viên kiến thức hạn chế. “Ngược lại, trong chương trình đào tạo của đại học sư phạm, có những vấn đề sinh viên được học cao quá, nhưng khi quay trở lại dạy phổ thông, học sinh lại không theo kịp”, ông Châu nói.
Cũng theo ông Châu, thậm chí, một số sinh viên chưa biết soạn giáo án (lập kế hoạch bài dạy). Một số sinh viên chưa chủ động tiếp cận học sinh để nắm bắt tình hình lớp.
Đa số sinh viên còn lúng túng trong xử lý các tình huống sư phạm, đặc biệt là trong công tác giáo dục học sinh, phối hợp với phụ huynh và các tổ chức trong trường để xử lý các trường hợp cá biệt...
Tuy nhiên, ông Châu cũng cho rằng, vấn đề cũng đến cả từ giáo viên hướng dẫn. Ông Châu lấy dẫn chứng ngay tại trường mình, không phải giáo viên nào hướng dẫn cũng nhiệt tình, suôn sẻ. Theo ông Châu, đây là vấn đề thực tế đối với công tác thực tập sư phạm không chỉ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai mà các trường THPT nói chung.
“Một số giáo viên giao phó hoàn toàn cho sinh viên công tác chủ nhiệm, giảng dạy. Tức là khi có sinh viên thực tập là giao phó cho tất cả, như giáo viên chính thức. Giáo viên hướng dẫn rất hời hợt, cho sinh viên dạy để được nghỉ ngơi. Một số giáo viên lợi dụng việc có sinh viên thực tập để tranh thủ không dạy.
Một số giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình hướng dẫn thực tập, thậm chí có giáo viên không cho sinh viên dự giờ, rút kinh nghiệm. Giáo viên chưa hướng dẫn sinh viên soạn giáo án (lập kế hoạch bài dạy) hay chưa duyệt giáo án đã cho sinh viên lên lớp”, ông Châu nói.
Ông Châu cũng đề nghị các nhà trường có sinh viên đến thực tập không chỉ phân công giáo viên hướng dẫn mà cũng cần yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập, về quy trình tìm hiểu thực tế đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan. Cùng đó, cần kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, thường xuyên gặp và trao đổi, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn các em theo đúng quy trình.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, sinh viên sư phạm không chỉ cần học kiến thức trong trường đại học, cần được dạy nhiều hơn về kỹ năng sống và giá trị sống.
Do đó, ông Hòa mong trường sư phạm không chỉ dạy kiến thức, cần tăng cường dạy giá trị sống cho sinh viên. “Dạy học là truyền cảm hứng. Các phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng nếu cứ cứng nhắc trong phương pháp dạy học sẽ không truyền được cảm hứng cho học sinh. Nếu chỉ chăm chăm lo vào dạy, thực hiện giáo án sẽ thất bại”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng mong muốn trường sư phạm quan tâm đến thực chất của việc thực tập sư phạm của sinh viên. “Chỉ có mấy tuần thôi, nhưng có khi lại là quãng thời gian rèn nghề hiệu quả nhất, tập trung nhất và giúp sinh viên trưởng thành từ đây”.
Cũng chính vì những điều này, PGS.TS Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), cho hay nhà trường muốn triển khai mạng lưới đối tác phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm với mục đích tạo sự kết nối chặt chẽ giữa trường và các cơ sở giáo dục.
Qua đó, mạng lưới cung cấp cơ hội thực hành, thực tập và trải nghiệm thực tế cho sinh viên sư phạm thường xuyên, liên tục và đa dạng, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm và duy trì quá trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, mạng lưới này cũng hình thành đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm; nâng cao hiệu quả phát triển nghề nghiệp không chỉ cho sinh viên sư phạm mà còn cho chính giáo viên tại ở các cơ sở giáo dục.
Sinh viên sư phạm thực tập chưa được tạo điều kiện đúng mức
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.
Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030.
Tọa đàm trở nên sôi nổi khi nhiều đại biểu đại diện cho các trường đại học cho rằng trường mình cũng xứng đáng lọt vào danh sách này với những lý lẽ riêng.
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường trọng điểm ngành quốc gia phải là những trường dẫn dắt các trường khác; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảng viên ở các trường đại học khác...
Theo ông Nam, hiện nay, ngành dược là một ngành được đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua. “Trong khi toàn quốc chỉ có 1 trường đại học dược duy nhất là Trường ĐH Dược Hà Nội. Trường ĐH Y Hà Nội không có khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM chỉ có khoa Dược,...”.
Ông Nam cho hay, ngoài ra, hiện nay, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đào tạo giảng viên cho hầu hết các trường đại học y dược hoặc khoa dược của các trường khác. “Chưa kể, trong chuẩn quy trình đào tạo, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cũng giao Trường ĐH Dược Hà Nội xây dựng chuẩn đào tạo và nhiều công việc khác mang tính chất dẫn dắt, tiên phong. Vì vậy, tôi đề xuất trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia bổ sung thêm Trường ĐH Dược Hà Nội”, ông Nam nói.
Ông Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, nêu quan điểm: “Hiện nay, Bộ VH-TT&DL có 9 trường đại học và 4 học viện về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Tuy nhiên, trong danh mục quy hoạch có đề xuất 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ VH-TT&DL vào nhóm các trường trọng điểm ngành quốc gia. Chúng tôi thấy việc lựa chọn này chưa mang tính đại diện và bao quát trong lĩnh vực VH-TT&DL.
Thứ nhất, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa theo cách phân cấp quản lý văn hóa thì lĩnh vực nghệ thuật, Bộ VH-TT&DL có nhiều ngành khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc... Nếu chọn 2 trường về ngành nghệ thuật và đào tạo đơn ngành như dự thảo (HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - PV) sẽ thiếu các ngành khác...”.
Theo ông Tuấn, nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc và sân khấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực VH-TT&DL nói chung.
Ông Tuấn cho hay, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa cần nhìn nhận khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Do đó, ông Tuấn đề xuất lựa chọn và xác định trường trọng điểm về văn hóa theo các tiêu chí: chọn cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa đa ngành; chọn trường lĩnh vực nghệ thuật có nhiều chuyên ngành nghệ thuật khác nhau; chọn trường lĩnh vực thể thao.
Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, các trường được lựa chọn trọng điểm cần được xem xét, đánh giá đến các tiêu chí như tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, truyền thống của cơ sở...
Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, dẫn văn bản năm 2016 trường được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành trường trọng điểm quốc gia trong ngành giao thông vận tải theo hướng ứng dụng và công nghệ. Căn cứ vào đó, ông Thanh cho hay, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đề nghị xem xét việc được ban dự thảo đưa vào danh sách quy hoạch các trường đại học ngành trọng điểm.
Lãnh đạo các Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH Mỏ - Địa chất... cũng cho rằng trường mình có đào tạo những ngành, lĩnh vực trọng điểm lần lượt như ngành đào tạo giảng viên/giáo viên nghệ thuật, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản,...
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.
“Lịch sử phát triển giáo dục đại học cho thấy một số dự án tập trung đầu tư cho một số trường song trên thực tiễn, trong một thời gian dài chưa cho thấy hiệu quả”, bà Hương nói.
Bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GD-ĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.
“Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh”, bà Hương nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, để những trường nào đạt được đưa vào.
Nói về việc các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT muốn đưa được vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. “Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư vào là có hạn”.
Theo ông Sơn, ở các lĩnh vực, có trường cũng có thành tích rất tốt nhưng cần căn cứ có phải là lĩnh vực trọng điểm mà Nhà nước phải đầu tư hay không. Hiện, theo dự thảo hiện nay, có 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.
“Số lượng trường trọng điểm ngành, chúng tôi còn làm việc với các Bộ chủ quản liên quan các ngành. Cần lưu ý nguyên tắc chọn trường trọng điểm quốc gia cũng không phải cho tất cả các ngành. Nếu trọng điểm quốc gia mà tất cả các ngành sẽ không còn là trọng điểm nữa. Trọng điểm ở đây vừa mang tính chất lựa chọn những lĩnh vực, những ngành trọng điểm then chốt bám sát những nghị quyết của Đảng, đặc biệt ưu tiên các trường về lĩnh vực sư phạm, y dược, khoa học công nghệ, pháp luật... không phải chúng ta đưa tất cả các ngành. Tất cả mọi ngành đều quan trọng song cái gì then chốt để tăng trưởng kinh tế, năng suất,... cân nhắc đưa vào”, ông Sơn lý giải.
Ông Sơn cho hay, dự kiến, tuần tới sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này. Nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định có 1 - 2 trường trọng điểm.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. "Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư".
Ông Sơn cho biết thêm, những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. “Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình”.
Trường đại học “tranh nhau” xứng đáng lọt danh sách trọng điểm quốc gia
Chia sẻ với truyền thông, Văn phòng tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm của trường xác nhận thông tin. Đại diện trường cho biết: "Ngày 25/6, Phòng Giáo dục TP Tân Hương tổ chức 'hội chợ việc làm' diễn ra tại Đại học Sư phạm Hà Nam. Trường là cầu nối giữa học viên và nhà tuyển dụng, chứ không thể can thiệp vào kết quả cuối cùng".
Hiện tại, các trường tiểu học và trung học ở Tân Hương đã hủy thỏa thuận lao động ký trước đó với nhiều thạc sĩ. Ngày 15/11, 40 thạc sĩ của trường sư phạm Hà Nam nhận được thông báo, kế hoạch tuyển dụng viên chức bị đình chỉ và kết quả công nhận chưa được phê duyệt.
Một thạc sĩ cho hay, sau khi họ hoàn thành tốt bài kiểm tra đánh giá và các vòng phỏng vấn, những người xuất sắc nhất được lựa chọn. Sau vòng sơ khảo, một số trường tổ chức 2-3 buổi phỏng vấn riêng. "40 người được chọn sẽ bị các trường tiểu học, trung học ở Tân Hương giữ bằng gốc, giấy tờ liên quan và ký kết thỏa thuận lao động", anh Hoàng trong danh sách 40 thạc sĩ, cho biết.
Tháng 7, anh và một số đồng nghiệp nhiều lần lên trường và Phòng Giáo dục TP Tân Hương hỏi về tiến độ tiếp theo. Nhân viên cho biết, quy trình đang thực hiện cần kiên nhẫn chờ thông báo.
Đầu tháng 9, bộ phận nhân sự phản hồi kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục gặp trục trặc. Giữa tháng 10, cơ quan này tuyên bố, kết quả trúng tuyển đợt tháng 6 chưa được cấp trên phê duyệt. Đại diện phòng giáo dục địa phương yêu cầu 40 thạc sĩ xuất sắc của Đại học Sư phạm Hà Nam tìm công việc khác, không nên chờ đợi.
Sau thông báo này, các trường đồng loạt trả hồ sơ gốc cho 40 thạc sĩ, nhưng giữ lại thỏa thuận lao động đã ký. Chờ đợi thời gian dài, nhiều thạc sĩ cho biết sau 2 tháng tốt nghiệp là thời kỳ 'vàng son' để tìm việc, nhưng cơ hội đã 'vụt đi' vì bằng gốc bị các trường giữ.
Ngày 18/11, đại diện Phòng Giáo dục TP Tân Hương phản hồi, buổi kết nối việc làm hồi tháng 6 là 'quy trình liên lạc sơ bộ ban đầu'. Lý giải việc các trường giữ bằng gốc của ứng viên, người này nói: "Giữa các bên không có gì để chắc chắn và đảm bảo với nhau, nên đây là cách để ứng viên không nộp hồ sơ vào trường khác. Đồng thời, cũng là lời hứa giữa nhà tuyển dụng và người lao động".
"Cuối tháng 6, chúng tôi đến Đại học Sư phạm Hà Nam kết nối trước. Tuy nhiên, nhà trường thông báo cho học viên đây là 'hội chợ việc làm', điều này không chính xác. Bản chất, đây là buổi chúng tôi khảo sát về nhu cầu việc làm của học viên đối với ngành giáo dục. Từ đó, chúng tôi sẽ có điều chỉnh kịp thời cho các vị trí tuyển dụng tương ứng", đại diện Phòng Giáo dục TP Tân Hương nói thêm.
Ứng viên cho hay, trong buổi kết nối việc làm ngày 25/6, ai đáp ứng được yêu cầu của các trường về trình độ và năng lực đều đã ký thỏa thuận lao động, bằng tốt nghiệp gốc, giấy tờ liên quan cũng bị giữ lại. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các trường, ngày 1-2/7, Trung học cơ sở Tân Hương 1 tổ chức buổi thi chọn lọc giáo viên riêng.
Thậm chí để tham gia đợt tuyển dụng đặc biệt ở Tân Hương, một ứng viên đã chấm dứt hợp đồng ký ngày 25/5 với Trường THCS Tam Á. Người này cho biết, phải bồi thường 20.000 NDT (67 triệu đồng) vì 'phá' hợp đồng.
Giải quyết hậu quả cho 40 thạc sĩ sư phạm giỏi đứng trước nguy cơ thất nghiệp, phòng giáo dục địa phương đề xuất những ứng viên đã ký kết thỏa thuận lao động với trường học, sẽ tham gia giảng dạy với tư cách là giáo viên dự bị. Hiện, có 26/40 thạc sĩ chấp nhận công việc tạm thời này.
Trong đó, một thạc sĩ tiết lộ, trước mắt sẽ thực hiện theo kế hoạch này. Tuy nhiên, đây là vị trí chỉ dành cho người lao động tạm thời, mức lương từ 1.800-2.000 NDT/tháng (6,1-6,8 triệu đồng). Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, người này dự định tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên lần nữa.
Ứng viên khác phẫn nộ nói: "Nếu biết trước 3-4 tháng, chúng tôi vẫn có cơ hội. Đến giờ này lợi thế của chúng tôi mất đi nhiều, bởi kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục tiếp theo dành cho đối tượng tốt nghiệp năm 2024. Chúng tôi không còn tư cách là học viên mới tốt nghiệp".
Để làm giảm sức nóng bàn tán của dư luận, Phòng Giáo dục TP Tân Hương cho rằng, các ứng viên và trường đại học không nên lãng phí thời gian vào vụ việc: "Thay vào đó, mọi người nên dành thời gian chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng viên chức sắp tới hoặc tìm việc khác. Tiếp tục gây rối cũng không giải quyết được gì".
"Chúng tôi vừa là cơ quan tổ chức kỳ thi tuyển dụng giáo viên vừa là đơn vị sử dụng người lao động. Do đó, chúng tôi hiểu rõ áp lực của ứng viên đang gặp phải. Chúng tôi hy vọng, kỳ thi tới các thí sinh sẽ hoàn thành mục tiêu đặt ra", đại diện phòng giáo dục nói.
Hiện tại, Phòng Giáo dục TP Tân Hương không công khai các bước xử lý tiếp theo. Người này cho biết, vẫn đang nỗ lực từng ngày phối hợp với các ban, ngành để giải quyết vấn đề.
Theo China News
Tuyển dụng giáo viên: Nộp 10 hồ sơ lấy 1Một nghịch lý diễn ra trong ngành giáo dục lâu nay, đó là số lượng giáo viên nghỉ việc, sinh viên sư phạm thất nghiệp cũng nhiều không kém số giáo viên đang thiếu.">Bị hủy kết quả tuyển dụng, 40 thạc sĩ sư phạm giỏi được yêu cầu tìm việc khác
Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
Người Pháp xem đây là màn báo thù cho trận chung kết World Cup, qua đó giành quyền vào bán kết Olympic Paris 2024.
Bàn thắng duy nhất trận đấu được Mateta thực hiện ngay ở phút thứ 5, sau pha kiến tạo của Olise. Tân binh của Bayern Munich đã có đường chuyền thành bàn thứ 3 tại Thế vận hội Mùa hè lần này.
Kịch tính lên cao vào cuối trận với nhiều pha phạm lỗi. Millot của đội chủ nhà phải nhận thẻ đỏ ở phút bù giờ thứ 12.
Đối thủ của Pháp ở bán kết là Ai Cập, đội vượt qua Paraguay trên loạt đá luân lưu căng thẳng.
Sau vòng bảng thi đấu nổi bật, Ai Cập để Paraguay dẫn trước. Đại diện châu Phi có bàn gỡ hòa chỉ 2 phút trước khi giờ thi đấu chính thức kết thúc.
Trong 2 trận tứ kết trước đó, Tây Ban Nha và Maroc đều có chiến thắng đậm trước các đối thủ Nhật Bản và Mỹ.
Ở vòng bán kết, các đại diện bóng đáchâu Phi và châu Âu đối đầu nhau. Maroc gặp Tây Ban Nha ở bán kết 1, trên sân Velodrome. Pháp và Ai Cập đối đầu nhau tại Lyon.
Nhiều người đang chờ chung kết trong mơ Pháp vs Tây Ban Nha, nhưng cũng có khả năng hai đại diện bóng đá châu Phi sẽ tranh HCV.
Lịch bóng đá nam Olympic Paris 2024 | ||
NGÀY/GIỜ | TRẬN ĐẤU | TRỰC TIẾP |
Bán kết | ||
5/8 23:00 | Maroc - Tây Ban Nha (1) | VietNamNet |
6/8 2:00 | Pháp - Ai Cập (2) | VietNamNet |
Tranh HCĐ | ||
8/8 22:00 | Thua trận (1) - thua trận (2) | VietNamNet |
Chung kết | ||
9/8 23:00 | Thắng trận (2) - Thắng trận (1) | VietNamNet |
Xác định 2 cặp đấu bán kết bóng đá nam Olympic 2024
Trước đó, vào ngày 20/9, Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Huế cùng các đơn vị liên ngành kiểm tra cơ sở Trường Mầm non Hương Sen.
Tại thời điểm kiểm tra, trường có 120 em, 26 giáo viên, 3 cấp dưỡng, 2 thành viên Ban giám hiệu, 1 y tế và 1 kế toán.
Đoàn kiểm tra liên ngành kết luận Trường Mầm non Hương Sen không chấp hành quy định về an toàn PCCC, cơ sở hoạt động sai mục đích, xây dựng vượt quy mô được cấp phép.
Ngày 25/9, trường mầm non này bị đình chỉ hoạt động để khắc phục vi phạm và bổ sung các điều kiện về an toàn PCCC theo quy định pháp luật.
Được biết, sau khi bị đình chỉ hoạt động, nhà trường đã mượn tạm trụ sở thuộc UBND phường Thuận Hòa (số 248 Lê Duẩn, TP Huế) để làm nơi dạy trẻ tạm thời.
Trụ sở này vốn là dãy nhà hành chính của phường Phú Thuận cũ. Sau khi sáp nhập phường, cơ sở này trở thành trụ sở của Hội Nông dân TP Huế và là nơi làm việc của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phường Thuận Hòa.
Bà Phạm Thị Cúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Sen, cho biết trước đây trường nhận dạy khoảng 200 cháu nhưng do bị đình chỉ nên số trẻ chỉ còn 1/2.
Theo bà Cúc, việc dạy học ở trụ sở UBND phường chỉ là giải pháp tạm thời, nhà trường đang cố gắng khắc phục vi phạm để cơ sở được phép hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với PV, ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP Huế, cho biết sau khi Trường Mầm non Hương Sen bị đình chỉ hoạt động, lãnh đạo TP Huế đã yêu cầu phường Thuận Hòa phối hợp với nhà trường sắp xếp nơi dạy học tạm cho thời cho trẻ mầm non.
“Nếu trường không bố trí được, phụ huynh phải tự giữ con em mình. Trụ sở thuộc phường Thuận Hòa có phòng ốc tốt nhưng nhà vệ sinh không phù hợp với trẻ mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm khó đảm bảo, do đó phường chỉ bố trí tạm thời để giải quyết tình huống trước mắt”, ông Hạnh cho biết.
">Trường bị đình chỉ vì vi phạm PCCC, hơn 100 học sinh phải tá túc ở trụ sở phường
Việc đưa tiếng Anh vào kỳ thi đại học ở Thụy Điển phản ánh cách tiếp cận chiến lược nhằm trang bị cho người học các kỹ năng ngôn ngữ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phù hợp với cam kết của Thụy Điển trong việc bồi dưỡng công dân toàn cầu.
Thụy Điển xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ lớn nhất thế giới EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Đan Mạch
Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giảng dạy trung học ở Đan Mạch. Trong hệ thống giáo dục Đan Mạch, tiếng Anh thường được dạy ở giai đoạn đầu ở trường tiểu học và tiếp tục là môn học chính trong suốt bậc trung học.
Việc đưa các kỳ thi tiếng Anh vào yêu cầu tốt nghiệp trung học phù hợp với cam kết của Đan Mạch trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác và theo đuổi học thuật quốc tế.
Không chỉ ở cấp THPT và đại học, trước khi kết thúc "Folkeskole" (hệ thống giáo dục tiểu học và THCS bắt buộc từ mầm non đến lớp 9 tại Đan Mạch), tất cả học sinh đều phải dự thi tổng cộng 7 môn, trong đó, 5 môn bắt buộc đối với tất cả học sinh: kiểm tra viết và vấn đáp môn tiếng Đan Mạch và Toán, kiểm tra vấn đáp bằng tiếng Anh và kiểm tra vấn đáp chung về Vật lý/Hóa học, Sinh học và Địa lý.
Ngoài ra, mỗi học sinh còn phải tham gia 2 bài kiểm tra được rút thăm ngẫu nhiên: một bài thi thuộc nhóm nhân văn, gồm một bài thi viết tiếng Anh và một bài thi viết từ nhóm khoa học như Vật lý, Sinh học, theo thông trên Website Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch.
Đan Mạch xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Phần Lan
Quy trình tuyển sinh vào các trường đại học Phần Lan nhìn chung được phân cấp, trong đó mỗi trường đại học đặt ra các tiêu chí và quy trình tuyển sinh riêng.
Mặc dù tiếng Anh được dạy như một môn học ở các trường trung học Phần Lan nhưng các yêu cầu cụ thể về trình độ tiếng Anh có thể khác nhau tùy theo trường đại học và chương trình học.
Thông thường, nếu chương trình được dạy bằng tiếng Anh hoặc nếu trình độ tiếng Anh được coi là cần thiết cho quá trình học, các trường đại học yêu cầu ứng viên chứng minh kỹ năng Ngoại ngữ của mình. Điều này có thể được thực hiện thông qua các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh tiêu chuẩn như Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế (IELTS) hoặc Bài kiểm tra tiếng Anh như ngoại ngữ (TOEFL).
Phần Lan xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Hà Lan
Hà Lan thường đưa tiếng Anh làm môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy trung học. Học sinh trung học phổ thông thường tham gia một loạt bài kiểm tra cuối cấp được gọi là "eindexamen".
Cấu trúc và nội dung của các kỳ thi có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình giáo dục trung học, chẳng hạn như giáo dục dự bị đại học (VWO), giáo dục THPT (HAVO) hoặc giáo dục trung học dự bị nghề (VMBO).
Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc của kỳ thi này. Kỳ thi tiếng Anh đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau, bao gồm đọc, viết, nghe và nói.
Hà Lan xếp thứ 1 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Nhật Bản
Tiếng Anh được coi là môn học quan trọng trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Học sinh trung học nước này được yêu cầu học tiếng Anh trong suốt chương trình giáo dục trung học và trình độ tiếng Anh là yếu tố quan trọng đối với những học sinh dự định theo đuổi giáo dục đại học.
Các kỳ thi tuyển sinh đại học, bao gồm Kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (Senta Shiken), thường bao gồm môn tiếng Anh.
Môn thi đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh và bao gồm các kỹ năng như đọc hiểu, nghe hiểu và diễn đạt bằng văn bản.
Nhật Bản xếp thứ 87 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Trung Quốc
Tiếng Anh là môn học bắt buộc tại các trường trung học ở Trung Quốc. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc này, chương trình giảng dạy Ngoại ngữ này được thiết kế phù hợp với kỳ thi Cao khảo (Kỳ thi tuyển sinh đại học).
Theo quy định hiện hành, tất cả học sinh phải làm bài kiểm tra tiếng Trung, Toán và bài thi Ngoại ngữ, trong đó, hầu hết học sinh chọn tiếng Anh.
Trình độ tiếng Anh thường là một yếu tố quan trọng trong kỳ thi Cao khảo và học sinh được đánh giá dựa trên các kỹ năng nghe, đọc, viết và chuyển ngữ.
Trung Quốc xếp thứ 82 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023. Khu vực Hồng Kông (Trung Quốc) được xếp hạng riêng, ở vị trí 29.
Thổ Nhĩ Kỳ
Yükseköğretim Kurumları Sınavı (YKS) là kỳ thi tuyển sinh đại học tiêu chuẩn hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kỳ thi này đánh giá khả năng được nhận vào các cơ sở giáo dục đại học của học sinh.
YKS bao gồm 3 phần: TYT (Temel Yeterlilik Testi - Bài kiểm tra trình độ cơ bản) đánh giá tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, khoa học xã hội, Toán học và khoa học tự nhiên; AYT (Alan Yeterlilik Testleri - Bài kiểm tra trình độ lĩnh vực) đánh giá kiến thức chuyên ngành trong các môn học như Văn học, Lịch sử, Khoa học và YDT (Yabancı Dil Testi - Kiểm tra Ngoại ngữ) là bài kiểm tra khả năng Ngoại ngữ, thường bằng tiếng Anh.
Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ 66 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF English Proficiency Index (EPI) năm 2023.
Các nước đầu tư nhiều nhất cho tiếng Anh, trẻ được 'tắm' ngôn ngữ từ béTrải qua nhiều thập kỷ, hiện tại trên thế giới có khoảng hơn 7.000 ngôn ngữ khác nhau, trong đó, một số nước như: Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Cộng hòa Séc… vẫn coi trọng tiếng Anh.">Loạt quốc gia bắt buộc môn tiếng Anh trong kỳ thi đại học
“Công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa”
友情链接