Thế nhưng, dù học hành vất vả là vậy, đến khi ra trường, bước ra ngoài xã hội, bắt đầu lao vào làm việc kiếm tiền mưu sinh, tôi mới nhận ra những danh hiệu trong quá khứ cũng chỉ là hư danh. Tôi không đi đúng chuyên ngành mà mình học nên vẫn chưa có được chút thành công nào trong sự nghiệp. Những kiến thức Toán cao cấp mà tôi từng nằm lòng giờ chẳng có thứ gì áp dụng được vào thực tế công việc và cuộc sống.
Nhiều lúc, tôi nghĩ rằng, nếu khi xưa tôi bớt học Toán lại và dành thời gian nhiều hơn cho việc học ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo... thì tốt biết mấy. Có lẽ, cuộc sống của tôi bây giờ đã khá hơn rất nhiều rồi. Tôi nhận ra kiến thức Toán học ở ta ứng dụng vào cuộc sống cực kỳ ít ỏi, những thứ đó hầu như chỉ dành cho những người đam mê nghiên cứu chuyên ngành, còn khả năng kiếm tiền từ việc học Toán gần như chẳng đáng kể khi lương chỉ "ba cọc ba đồng".
>> Xem thường kiến thức tích phân, đạo hàm
Trong khi đó, có nhiều bạn học của tôi theo chuyên ngành Tiếng Anh, đến khi ra trường đều có cơ hội làm việc rất tốt tại các Tập đoàn quốc tế, thu thập cũng ở mức khá từ 30-70 triệu đồng một tháng. Vì vậy, học Toán nhưng phải là Toán ứng dụng, có thể áp dụng vào thực tế vào cuộc sống hằng ngày mới có giá trị. Chứ học Toán lý thuyết không như ở ta bấy lâu nay cuối cùng cũng chẳng làm được tích sự gì.
Ở nước ngoài, cụ thể là Australia, thời gian học lý thuyết Toán của học sinh cực kỳ ít. Thay vào đó, họ tập trung vào thực hành, ứng dụng kiến thức Toán rất nhiều. Ngay cả những trường quốc tế tại Việt Nam cũng áp dụng phương pháp học này. Các học sinh ở đây được thực hành gần như cả ngày, lý thuyết chỉ học rất nhanh, rất ít. Khi học viên thích nghề gì, đam mê gì, thì giáo viên luôn ủng hộ, chia sẻ, động viên, khai sáng cho học viên đó có thể thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Họ đào tạo theo đúng chuyên ngành, đúng đam mê, sở thích của từng học viên. Hỏi vậy sao mà các em ra trường không giỏi được cơ chứ?
Trong khi đó, nhìn sang các trường công lập trong nước, chúng ta vẫn chỉ tập trung đào tạo lý thuyết là chủ yếu, phần thực hành hầu như chẳng có gì. Thế nên mới dẫn tới một thực tế rất trớ trêu là học sinh Việt đi thi các cuộc thi Toán quốc tế luôn đạt giải cao, nhưng sau này ra đời làm việc lại không mấy người thành công hay đạt được thành tựu gì đáng kể.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Học giỏi Toán nhưng lương 'ba cọc ba đồng'Lý tưởng nhất là sự tự tin của mọi người được điều chỉnh phù hợp với khả năng và tình huống của họ. Nếu thiếu tự tin, bạn không nắm bắt được những cơ hội có lợi cho mình. Nếu quá tự tin, có thể những gì bạn làm không tương ứng với lời phát ngôn.
Sam Altman, cựu giám đốc điều hành Open AI, từng chia sẻ rằng một trong những chìa khoá thành công hàng đầu của anh là "có rất nhiều niềm tin vào bản thân".
Anh từng viết trên blog của mình năm 2019: "Niềm tin vào bản thân có sức mạnh vô cùng lớn. Những người thành công nhất mà tôi biết đều tin vào chính mình, có khi đến mức ảo tưởng".
Bài viết "Làm thế nào để thành công" được đăng trên blog cá nhân của triệu phú tự thân Sam Altman đã thu hút số lượng lớn người quan tâm. Anh cho biết những người thành công nhất thế giới đều là những người tin tưởng tuyệt đối vào bản thân họ.
Anh từng được Elon Musk dẫn đi tham quan trụ sở SpaceX và cùng nói chuyện về chế tạo tên lửa. Điều làm anh nhớ mãi là khuôn mặt toát lên sự tự tin của Musk khi nói về việc phóng tên lửa lên sao Hỏa trong tương lai.
Sam Altman không phải là doanh nhân đầu tiên ủng hộ ý tưởng "bạn phải tin vào chính mình để gặt hái thành công". Tuy nhiên, Don Moore, giáo sư về quản lý và truyền thông tại Trường Kinh doanh Haas, Đại học California-Berkeley cho rằng tự tin quá dễ dẫn đến ảo tưởng. Các tổ chức nên lo lắng khi có những CEO "ảo tưởng vì quá tự tin".
Don Moore lưu ý rằng sự tự tin thái quá sẽ gây ra vấn đề cho một nhà lãnh đạo, cùng với bất kỳ ai theo hoặc bị ảnh hưởng bởi họ, theo CNBC.
Ưu và nhược điểm của việc quá tự tin
Sự tự tin thái quá có thể giúp con người vươn lên đỉnh cao thành công. Nhưng nó cũng có thể khiến họ và những người xung quanh mắc phải "rối loạn chức năng và sai lầm". Đặc biệt là khi họ trở nên quá tự tin, phi thực tế trong việc kế hoạch về những mối đe dọa tiềm tàng.
Don Moore cho biết, những nhà lãnh đạo quá tự tin thường thuyết phục mọi người đi theo họ, từ nhân viên đến nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị. Tuy nhiên, cuối cùng họ không đạt được kỳ vọng quá lớn lao ấy.
Làm thế nào để cân bằng giữa tự tin và tự nhận thức
Trong bài đăng trên blog của Sam Altman, anh đã xác định điều số 1 mà bất kỳ nhà lãnh đạo quá tự tin nào cũng cần làm để ngăn chặn những sai lầm thảm khốc, đó là biết lắng nghe, chấp nhận những lời chỉ trích đúng.
"Mức độ tự tin nên cân bằng với việc tự nhận thức đúng - sai. Trước đây, tôi rất ghét khi bị nhận những lời chỉ trích và thường chủ động né tránh nó. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, tôi luôn muốn lắng nghe những lời nhận xét đó để phân tích xem đúng hay sai.
Tìm ra sự thật sẽ rất khó khăn, nhiều khi còn bị tổn thương. Nhưng đây là cách để bạn không bị mù quáng quá tin tưởng bản thân và từ đó phạm phải sai lầm. Đây cũng chính là yếu tố để phân biệt niềm tin vào bản thân hay ảo tưởng về bản thân", Sam Altman chia sẻ.
Don Moore cũng đồng ý với quan điểm này của Sam Altman. Trên thực tế, các nhà lãnh đạo rất khó chấp nhận những lời chỉ trích.
"Tôi nghĩ đây là một thách thức đối với mọi nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo dũng cảm cần tìm ra những lời chỉ trích xác đáng. Họ nên tự hỏi bản thân xem họ đang mắc sai lầm như thế nào, lường trước những sai sót mà họ có nhiều khả năng mắc phải và lắng nghe khi những lời chỉ trích đúng", ông cho biết.
Đừng đánh giá thấp khả năng của chính bạn, bởi vì sự thiếu tự tin cũng có thể ngăn cản bạn thành công.