Bệnh nhân điều trị tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).
TS.BS Hải cho biết, bệnh tim mạch rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong vòng 6 tháng chẩn đoán ung thư lên đến 4,7%, cao hơn 2 lần so với bệnh nhân không có ung thư (2,2%). Nếu là bệnh ung thư phổi hay giai đoạn ung thư muộn, nguy cơ trên càng cao hơn.
Có 43% bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp tình trạng tăng huyết áp, so với 31% bệnh nhân nam bình thường. Ung thư tinh hoàn cũng liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa, béo phì và rối loạn lipid máu.
Với bệnh nhân ung thư vú, 87% trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch. Còn ở bệnh nhân ung thư phổi, nguy cơ tử vong vì tim mạch sẽ tăng 30% nếu việc xạ trị hướng về tim. Ở bệnh nhân ung thư là trẻ em, nếu có bệnh tim mạch thường chỉ sống dưới 40 tuổi, mốc tuổi sớm hơn gần 8 năm so với dân số chung.
Theo TS.BS Hải, nếu ung thư làm tăng nguy cơ biến cố và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tim mạch, thì người bị bệnh lý tim mạch cũng dễ xuất hiện ung thư mới mắc. Khi nhận ra sự kết nối giữa ung thư và tim mạch sẽ có ý nghĩa lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị.
Cụ thể, khi tiến hành điều trị ung thư, bác sĩ phải xem xét xác suất độc tính với tim, như loại thuốc hóa trị dự định sử dụng, loại thuốc hóa trị dùng trước đó, liều dùng của thuốc.
Trước khi hóa trị, cần theo dõi các bệnh lý tim mạch cụ thể của bệnh nhân, như suy tim, bệnh cơ tim do hóa trị, bệnh van tim nặng, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp... để có cách kiểm soát.
Song song đó, cũng cần theo dõi tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch, như tiền căn gia đình, tiền sử bệnh thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh nhân có hút thuốc lá, béo phì hay không...
Báo cáo viên kết luận, để nhận diện đúng tình trạng, phân loại chính xác mức độ độc tính cho tim khi điều trị ung thư ở mức thấp, trung bình hay cao, cần có sự phối hợp hội chẩn giữa chuyên gia tim mạch và ung thư, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Hoàng Hải cho biết, trong quá trình điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người mắc nhiều bệnh nền, muốn đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, không chỉ của bác sĩ điều trị trực tiếp mà còn cần sự tham gia của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, dược sĩ, điều dưỡng, chế độ dinh dưỡng...
Hội nghị khoa học năm nay diễn ra sau một năm dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, với số lượng 53 bài báo cáo trong 9 phiên chuyên đề như Ngoại khoa, Sản - Phụ khoa, Tim mạch, Ung thư, Gây mê hồi sức..., tăng hơn so với khi dịch bùng phát. Điều này cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong giai đoạn nhiều biến động, vừa không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
" alt=""/>Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, rất nhiều người bị ung thư mắc phảiPhẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt cực trên dạ dày, miệng nối thực quản - dạ dày được thực hiện bằng tay cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Khi bà H.T.K. (91 tuổi) phát hiện bệnh ung thư dạ dày, gia đình chọn giải pháp chăm sóc giảm nhẹ, không dám phẫu thuật vì sợ bà phải chịu thêm đau đớn. Tuy nhiên, bà K. muốn đi khám để điều trị.
Khi đến khám tại Bạch Mai, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch, được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy.
Ca mổ kéo dài trong khoảng 3 tiếng, các bác sĩ thực hiện thành công cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch. Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, bà K. đã có thể ăn cháo và đi lại nhẹ nhàng. Sau 5 ngày, sức khỏe của bà K. hồi phục gần như bình thường.
TS.BS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy cho biết, phẫu thuật nội soi ngày nay được sử dụng để điều trị các bệnh lành tính và ác tính. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn (nghĩa là toàn bộ các thao tác, kể cả các miệng nối đều được thực hiện qua nội soi) để điều trị ung thư dạ dày và đại tràng tuy là kỹ thuật khó, phức tạp nhưng đã trở thành kỹ thuật thường quy tại khoa, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân so với mổ mở nói chung và phẫu thuật nội soi hỗ trợ với miệng nối ngoài cơ thể nói riêng. Với những phương pháp này, sau khi nội soi cắt dạ dày hay đại tràng xong vẫn phải mở nhỏ thành bụng để đưa dạ dày, ruột ra ngoài ổ bụng thực hiện miệng nối.
Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, an toàn với vết mổ nhỏ, tỷ lệ biến chứng thấp. Miệng nối được thực hiện trong cơ thể nên phần ruột lành được giữ ổn định tại chỗ, không bị co kéo làm tổn thương thành dạ dày, ruột và mạch máu nuôi miệng nối; đường mở nhỏ vừa đủ để lấy bệnh phẩm ở vị trí thẩm mỹ, ít nguy cơ thoát vị và nhiễm trùng.
Trong trường hợp kết hợp với phương pháp lấy bệnh phẩm qua đường lỗ tự nhiên thì sau mổ người bệnh gần như không có sẹo mổ, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh, nhất là với bệnh nhân trẻ tuổi, là nữ giới.
Đặc biệt, do phần ruột lành ít bị sang chấn, co kéo, thành bụng ít bị tổn thương sau phẫu thuật nội soi hoàn toàn nên bệnh nhân hồi phục hồi rất nhanh sau mổ, lưu thông ruột trở lại rất sớm ngay sau mổ.
Tuy nhiên, làm miệng nối trong cơ thể trong phẫu thuật nội soi là kĩ thuật khó, phức tạp, nhiều nguy cơ, chỉ sơ xuất nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, đòi hỏi trình độ tay nghề bác sĩ, cũng như đầy đủ vật tư trang thiết bị phẫu thuật. Do vậy, hiện nay phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị các bệnh lý ung thư dạ dày, đại tràng mới chỉ được thực hiện ở một số trung tâm lớn đáp ứng được các yêu cầu trên, kể cả ở nước ngoài.
" alt=""/>Bệnh nhân 91 tuổi được phẫu thuật nội soi chữa ung thư dạ dàyUng thư đại trực tràng thường gặp ở người lớn tuổi, Tuy nhiên gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa (Ảnh minh họa: H.L).
Bác sĩ tiến hành nội soi đại trực tràng thì phát hiện ngay dưới hậu môn nhân tạo có khối sùi loét chiếm gần hết chu vi, phần đại trực tràng còn lại không thấy tổn thương.
Sau 10 ngày, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái, vét hạch. Trẻ được chẩn đoán bị ung thư đại tràng trái pT3N0M0.
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến hàng đầu trên thế giới, phần lớn gặp ở các nước phát triển như Australia, New Zealand, các nước châu Âu, Bắc Mỹ.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao. Năm 2020, số ca mắc mới và tử vong do ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 ở cả 2 giới chiếm 9% tổng số ca mới mắc các bệnh ung thư và 6,7% ca tử vong.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, 80% các ca bệnh được chẩn đoán sau tuổi 55. Tuổi trung bình mắc là 74. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mô hình bệnh theo lứa tuổi đã và đang thay đổi với tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi ngày một gia tăng. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2013, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở người < 50 tuổi tăng 22%, chiếm khoảng 10% tổng số các ca mới mắc ở tất cả các lứa tuổi.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có tiên lượng xấu hơn so với nhóm người bệnh lớn tuổi.
Hiện nay, theo các khuyến cáo trên thế giới, mốc bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng thường được khuyến cáo ở tuổi 45. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà có thể gặp ở cả thanh thiếu niên.
Do đó, với những đối tượng nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng như hội chứng Lynch, hội chứng đa polyp tuyến gia đình… hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ như đi ngoài phân nhầy máu, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài này nên đi khám sàng lọc bệnh sớm.
" alt=""/>Thiếu niên 15 tuổi đã mắc ung thư đại tràng