Thế giới

Apple đang phải tự giải cứu!

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-04 13:49:29 我要评论(0)

Vì sao chỉ giảm giá phiên bản iPhone 11?đangphảitựgiảicứlịch đáCần nhớ lại rằng, năm 2018 và nửa đầulịch đálịch đá、、

Vì sao chỉ giảm giá phiên bản iPhone 11?đangphảitựgiảicứlịch đá

Cần nhớ lại rằng, năm 2018 và nửa đầu năm 2019, iPhone XR chính là phiên bản bị tồn đọng hàng rất nhiều tại các nhà phân phối ở Trung Quốc và một số nhà mạng tại Nhật Bản. Chính vì thế, ở hai quốc gia này, trong hai quí I và II/2019 iPhone XR đã được giảm giá dù về danh chính ngôn thuận Apple không thừa nhận điều này.

Có lẽ "dư chấn" ế hàng của iPhone XR khiến Apple thận trọng hơn với thế hệ iPhone mới dẫn tới quyết định giảm giá bán từ đầu cho dù sản phẩm mới có sự nâng cấp đáng kể ở camera và vi xử lí. Tôi thiên về lí do trên hơn bởi đối với 2 phiên bản còn lại là iPhone 11 Pro và Pro Max, mức giá tương đương với iPhone Xs và Xs Max của năm trước chứ không hề được giảm.

Nhưng với Apple, việc giữ nguyên giá của phiên bản năm sau với cấu hình mạnh hơn, cải tiến nhiều hơn tập trung ở camera, cũng chẳng khác nào một sự giảm giá của một "táo khuyết" vốn nổi tiếng "ăn dày".

iphone 11

Giảm giá 50USD, với Apple, là chuyện hi hữu, là kỉ lục lần đầu tiên "táo khuyết" mới làm điều này, là một sự "xuống nước" với người tiêu dùng… Hay nói cách khác, bức tường thành giá cao và liên tục tăng giá của Apple bắt đầu không thể cứ tiếp tục xây cao thêm mãi mà bất chấp đến thị trường và sức chịu đựng của người tiêu dùng. Apple buộc phải "lùi một bước" để tránh sự "thất thủ" nặng nề hơn trên thị trường khi những thống kê cho thấy sự sụt giảm doanh số iPhone đã quá rõ ràng từ thị trường Trung Quốc đến thị trường Mỹ và thậm chí cả ở thị trường Việt Nam cũng bị sụt giảm thị phần.

Phiên bản iPhone 11 được giảm giá 50USD có thể còn được Apple nhắm tới một số đối tượng và thị trường trọng tâm. Đầu tiên là thị trường Trung Quốc, người dùng vốn quá quen với Android Phone có mức giá rất phải chăng mà tính năng lại liên tục được nâng cấp, sáng tạo mới. Phiên bản này sẽ "vớt" những khách hàng vốn chê bai hay chần chừ với iPhone vì cho rằng giá cao, đắt đỏ. Tiếp đến, phiên bản iPhone 11 được giảm giá cũng nhằm tạo xúc tác cho những người đang sử dụng các thế hệ iPhone 6/6s, iPhone 7/7s… ở rất nhiều thị trường có động lực hơn để nâng cấp lên iPhone mới.

Sự giảm giá phiên bản iPhone 11 cùng với chương trình Apple triển khai song song là thu đổi iPhone cũ lấy iPhone mới, bán trả góp lãi suất 0%... có thể sẽ kích cầu được không ít người từ bỏ thiết bị cũ để lên đời. Cần biết rằng, chính việc người tiêu dùng ít chịu nâng cấp thiết bị iPhone cũ lên mới là một trong những tác nhân lớn nhất tại thị trường Mỹ khiến doanh số iPhone sụt giảm trong năm 2019 đến nay.

Giải cứu được tới đâu?

Đang có một số thông tin dự báo thiếu thống nhất về sức đặt hàng trước iPhone tại Mỹ. Trang tin PhoneArena tổng hợp các nguồn tin cho rằng số lượng đặt hàng iPhone 11 ngày đầu tiên giảm so với thế hệ tiền nhiệm năm 2018 đặc biệt là ở hai phiên bản iPhone 11 Pro và Pro Max. Tuy nhiên, ngày đầu tiên cũng có thể chỉ là cột mốc rất tương đối bởi các ngày sau hoàn toàn có thể diễn biến tích cực hơn.

Đáng chú ý hơn chính là dự báo của "chuyên gia tin đồn" Ming-Chi Kuo đến từ  TF Securities. Cần nhớ rằng, trước thời điểm iPhone 11 được ra mắt một, hai ngày chính ông Kuo đã đưa ra dự báo rằng vì thiếu một số tính năng mới được kì vọng cho nên doanh số iPhone mới trong năm 2019 có thể giảm từ 5-10%, chỉ còn đạt từ 65-70 triệu máy. Tuy nhiên sau sự kiện ra mắt của bộ 3 iPhone 11, iPhone 11 Pro và Pro Max, chuyên gia này đã "quay ngoắt 180 độ" cho rằng doanh số iPhone mới trong năm 2019 có thể tăng lên mức 70-75 triệu chiếc nhờ vào màu sắc mới (đặc biệt là màu Xanh bóng đêm (Midnight Green), cụm camera nâng cấp, sự giảm giá 50USD và chương trình kích cầu…

Tuy nhiên, cũng đang có không ít ý kiến trái ngược với dự báo của Ming-Chi Kuo, đặc biệt là những chuyên gia nhìn từ góc độ so sánh iPhone mới với AndroidPhone. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu khiến iPhone mới dễ bị đánh rớt và tụt hậu so với thời cuộc chính là việc không có hỗ trợ 5G.

Theo công bố của hãng Qualcomm tại triển lãm IFA mới đây, nửa cuối năm 2020 chính là khoảng thời gian phổ biến mạnh mẽ của thiết bị di động 5G trên toàn cầu. Như thế người dùng sẽ phải chờ đến tháng 9/2020 với phiên bản iPhone nâng cấp tiếp theo mới có thể được hỗ trợ 5G.

Nhìn chung, các chuyên gia và những nhà quan sát theo thói quen nghề nghiệp cứ hay "lắm lời" với không ít dự báo tiêu cực đối với iPhone 11. Còn đối với iFans, sự nâng cấp với cụm 3 camera đã đủ khiến cho họ hài lòng. iFans nhiều năm qua vốn dĩ đã được Apple "tập" cho thói quen dễ hài lòng và không đòi hỏi quá nhiều về sự nâng cấp hay tính năng sáng tạo của iPhone mới. iFans cũng đã quen dần với thực tế tụt hậu về công nghệ của iPhone và chạy theo xu hướng của Apple. Song sự "cam chịu" của iFans cũng tiềm ẩn mối nguy đối với Apple một khi họ chậm chạp nâng cấp lên thế hệ iPhone mới.

Dạ Thảo

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhà cổ Trần Văn Hổ

Chủ nhân của cả ba ngôi nhà trên là anh em ruột thịt của dòng họ Trần. Vào cuối thế kỷ 19, dòng họ Trần ở Bình Dương thuộc hàng danh gia vọng tộc. Con cháu họ Trần có rất nhiều người đỗ đạt, thành danh, giàu có.

Ba ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 1890 hiện là những di tích nổi tiếng nằm gần nhau trong khu vực chợ Thủ: nhà cổ Đốc phủ Đẩu, nhà cổ Xã Tề, nhà cổ Trần Công Vàng. Hai trong 3 nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

{keywords}
Nhà cổ Trần Văn Hổ còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu. Phía trước có hòn non bộ án ngữ theo phong thủy.

Theo lời kể của các cụ già, khu vực này ngày trước vốn là bến thuyền. Ông tổ của dòng họ Trần là Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được 3 người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.

Những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha trong đó ông Trần Văn Lân làm nghề buôn gỗ. Gỗ khai thác trên rừng thả xuống dòng sông Sài Gòn trôi về đây nhập vào trại cưa, xưởng mộc.

Cũng nhờ vào nghề này, điều kiện xây dựng của 3 ngôi nhà trên có phần dễ dàng hơn. Các loại danh mộc được tập trung về. Hàng trăm người có mặt ở bến sông chuyển gỗ lên bờ. Thợ mộc được thuê từ các tỉnh miệt ngoài vào. Do chưa có các thiết bị máy móc hiện đại nên thợ phải làm thủ công khiến thời gian xây dựng ngôi nhà mất đến 3 năm.

Chúng tôi ghé vào nhà cổ Đốc phủ Đẩu số 18 Bạch Đằng. Nhà ở mặt tiền đường ngó ra sông. Ông Mai Văn Tới, nhân viên Ban Quản lý di tích cho biết nguyên nhà này của ông Trần Văn Lân, xây dựng năm 1890 đến năm 1893 thì hoàn thành.

Ông Lân vốn là người am hiểu thiên văn địa lý nên đã cho xây một hòn non bộ trước nhà nhằm giải tỏa ánh nắng chói chang từ trên cao chiếu thẳng xuống dòng sông, mang nhiều điều không tốt hắt vào nhà. Ông Lân ở được vài năm thì qua đời. Ngôi nhà được chuyển giao cho con là ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) là một đốc phủ sứ (tương đương chủ tịch tỉnh bây giờ) thời Pháp thuộc.

{keywords}
Chân dung ông Trần Văn Hổ (1881 - 1957).

Ông Tới cho biết thêm, nhà được xây dựng theo hình chữ Đinh nhưng sau nhiều biến cố, căn nhà bị hư hại một phần. Hiện nhà chỉ còn lại 3 gian 2 chái với 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.

Phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa thông ra ngoài. Hai bên hông và mặt hậu của ngôi nhà xây tường gạch. Mái lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong… Vật dụng trong nhà tuy có thất lạc đôi chút nhưng cơ bản vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của sinh hoạt thời xa xưa.

Một chút bùi ngùi

Gian giữa nhà thờ là nơi thờ cúng rất trang nghiêm. Từ ngoài nhìn vào, gian bên trái thờ họ nội và bên phải thờ họ ngoại. Trên mỗi bàn thờ đều có tranh thờ với tên gọi là 'Hạc Toán' (tuổi Hạc), bức bên đề 'Qui Linh' (rùa thiêng). Hai bên là câu đối.

{keywords}
Gian thờ. Ở giữa thờ tổ tiên, bên trái thờ họ nội bên phải thờ họ ngoại.

Hình thức bài trí thờ cúng và trang trí các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi được chạm khắc tinh vi. Bên trong nhà, ở lớp cửa thứ 2, những chạm trổ, những câu đối thể hiện được cảnh phồn hoa của chốn cung đình. Những khung cửa, bên trên chạm hình ảnh tứ thời với mai, lan, cúc trúc bên dưới là câu đối rất hài hòa sinh động.

{keywords}
Ông Mai Văn Tới bên câu đối viết kiểu chữ 'Chân lư' – một loại chữ mà ông cho rằng đến nay ít ai đọc được.

Ông Trần Văn Lân vốn là người tinh thông Hán tự, ông giỏi địa lý, kiến trúc nên trong ngôi nhà của ông mang rất nhiều nét đặc trưng văn hóa phương Đông.

Phía sau nhà là phòng ngủ. Bên nam bên nữ mỗi bên đều có tấm phản gỗ. Trên hai cửa phòng có mấy chữ Hán: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Ngoài ra, còn có một phòng để tấm phản lớn được ông Tới giải thích là tấm phản ăn. Ngày xưa ít ai ngồi bàn mà thường trải chiếu trên phản và mọi người ngồi lên để ăn.

{keywords}
Tấm phản dùng để ngồi ăn khi có tiệc.

Chúng tôi bước ra ngoài. Phía sau 2 ngôi mộ được xây bằng đá kiên cố. Đây là mộ phần của chủ nhân ngôi nhà. Bà nằm bên trái, ông bên phải. Tấm bia trên mộ ông có dòng chữ: Cụ Trần Văn Hổ tự Đẩu, Đốc phủ sứ thượng hạng, Ngũ đẳng bửu tinh kim khánh, sinh 16/6/1881, T. Bình Điền, L. Phú Cường, Thủ Dầu Một.

Sau 1975, hệ phái ông Trần Văn Lân không còn ai ở Việt Nam nên ngôi nhà được Ban Quản lý di tích Bình Dương quản lý. Năm 1993, ngôi nhà được công nhận là Di tích quốc gia.

{keywords}
2 ngôi mộ của chủ nhân ngôi nhà được xây bằng đá kiên cố. 

Hiện nay, nhà cổ Trần Văn Hổ được xây tường rào bảo vệ. Ban Quản lý di tích Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn những ngôi nhà cổ này. Tuy nhiên, điều mong mỏi nhất của bà con là chính quyền cũng nên có một giải pháp thỏa đáng để có thể công nhận di tích nhà cổ Xã Tề - ngôi nhà duy nhất trong 3 ngôi nhà chưa được công nhận - lọt bên trong chợ Thủ, cách đó không xa...

(Còn tiếp)

5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in

5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in

Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.

" alt="Ngôi nhà toàn gỗ quý của ông chủ giàu có ở Bình Dương" width="90" height="59"/>

Ngôi nhà toàn gỗ quý của ông chủ giàu có ở Bình Dương