Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án “Hỗ trợ phát triển Giáo dục Mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” và Đề án “Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2023-2030” diễn ra ngày 22/9,ỗinămcònkhoảngtrẻmẫugiáochưađượcđếntrườlichbong dahomnay ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện cả nước có trên 5,3 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Trong 10 năm qua, về mạng lưới, tăng 2.653 trường; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 7,5%, mẫu giáo tăng 11,4%, trẻ mẫu giáo 5 tuổi tăng 3,56%. Bên cạnh đó có trên 16.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Tổng số có 377.103 giáo viên mầm non, có 51,4% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. So với 10 năm trước, tăng 160.399 giáo viên, còn trường đạt chuẩn quốc gia tăng 32,5%.
Tuy nhiên, theo ông Minh, giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Cụ thể, mạng lưới trường lớp hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu huy động trẻ đến lớp; đặc biệt là những nơi khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư.
Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đi học còn rất thấp (28,2%), mẫu giáo đạt 92,4%; cả nước còn gần 8% trẻ em mẫu giáo và 71,8% trẻ nhà trẻ chưa được tiếp cận giáo dục. Chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ở nhiều nơi chưa được duy trì do tỷ lệ trẻ em mẫu giáo độ tuổi (3-4 tuổi) đi học còn thấp.
“Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, hằng năm có khoảng 300.000 trẻ em mẫu giáo chưa được huy động đến trường để tiếp cận Chương trình giáo dục mầm non. Nhiều trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non muộn so với độ tuổi, đặc biệt là trẻ em tại các vùng khó khăn. Đối với vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, còn 81% trẻ nhà trẻ, 13,4% trẻ mẫu giáo chưa được tiếp cận giáo dục mầm non" - ông Minh nói.
Về đội ngũ giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với định mức quy định, chính sách còn hạn chế. “Theo thống kê mới nhất, các cơ sở giáo dục mầm non công lập còn thiếu hơn 44.000 giáo viên” - ông Minh thông tin.
Dự thảo Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030” đặt ra mục tiêu cụ thể là đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở giáo dục mầm non để được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non đạt 95% vào năm 2025, đạt 97% vào năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
Đối với đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2025, có đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định. Tỷ lệ giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên đạt 90% vào năm 2025, đạt 100 % vào năm 2030. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên: 85% vào năm 2025, 90% vào năm 2030.
Còn dự thảo Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” đặt ra mục tiêu đến năm 2025, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp; trong đó, 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; khoảng 50% và đến năm 2030, trên 80% các tỉnh có trẻ em người dân tộc thiểu số xây dựng triển khai nhân rộng mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;
Đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp; trong đó, 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Hàng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền và đặc điểm riêng của trẻ.
Sau khi bổ sung, hoàn thiện dự thảo 2 Đề án, Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu, trình Chính phủ ban hành.