Đại tá - PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8 (Ảnh: M.A).
Đây là một sự gia tăng đáng báo động, phản ánh xu hướng phát triển nhanh chóng của bệnh lý tim mạch trong cộng đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ người mắc bệnh lý tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch, cũng đã tăng từ 16% lên 26% trong cùng thời gian này.
Theo PGS Tuyền, nguyên nhân của sự gia tăng này xuất phát từ nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, gia tăng tình trạng béo phì, tăng huyết áp và đái tháo đường. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình và áp lực cuộc sống ngày càng cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Chung quan điểm, GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, nếu như trước đây 30 năm, tại Viện Tim mạch Quốc gia, bệnh lý mạch vành chỉ chiếm 10-15% số bệnh nhân điều trị nội trú, kém xa các bệnh lý cổ điển trước đây như bệnh lý thấp tim.
Tuy nhiên, tại thời điểm năm ngoái, riêng can thiệp động mạch vành viện thực hiện đến 4.000 ca, trong đó một nửa là nhồi máu cơ tim cấp.
"Đặc biệt, bộ mặt của nhồi máu cơ tim cấp thay đổi khá nhiều. Một phần là do nhận thức người dân tăng lên nên đến viện sớm hơn, nhưng trong đó ngoài người có tuổi, người nguy cơ cao thì có một bộ phận bệnh nhân tương đối trẻ, ngoài 30 tuổi, cá biệt có ca chỉ 25-26 tuổi", GS Hùng chia sẻ.
Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch cũng có nhiều thay đổi, nghiêng về bệnh lý tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ thay vì bệnh nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh…
TS.BS Dương Hồng Niên, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8 (Ảnh: N.P).
TS.BS Dương Hồng Niên, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8 (Hà Nội), cho biết, theo xu thế chung, tỷ lệ người mắc bệnh lý tim mạch đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng.
Hằng ngày, khu vực phòng khám tiếp nhận 200-300 bệnh nhân đến khám với nhiều mặt bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp, hội chứng mạch vành cấp và mãn tính…
"Gần đây, chúng tôi thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị nhồi máu cơ tim, có bệnh nhân mới ngoài 20 tuổi. Điều đó cho thấy bệnh lý tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa", TS Niên nói.
Theo chuyên gia, nhờ đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy can thiệp mạch, thiết bị đốt rối loạn nhịp tim, máy tạo nhịp…, khoa đã có thể cấp cứu kịp thời nhiều ca bệnh nặng, không phải chuyển lên tuyến trên. Hơn 10 năm nay, khoa cũng đã triển khai các kỹ thuật can thiệp mạch.
Bệnh lý tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa (Ảnh: M.A).
Ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại cứu sống bệnh nhân tim mạch
Vì thế, theo PGS Tuyền, buổi hội thảo hôm nay là dịp y tế công an nhân dân được cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, được trao đổi học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, từ đó ứng dụng trong thực hành điều trị hàng ngày cho cán bộ chiến sĩ và phục vụ nhân dân.
Việc tầm soát sớm bệnh lý tim mạch trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thời gian qua, khoa Nội Tim mạch của bệnh viện đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật can thiệp tiên tiến, bao gồm can thiệp động mạch qua da như động mạch vành, động mạch cảnh... Ngoài ra, bệnh viện bước đầu thực hiện đặt stent graft động mạch chủ giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý phình động mạch chủ.
Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật và đào tạo chuyên môn cho các y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là các bệnh xá công an cơ sở. Đồng thời, sớm phát triển khoa Nội Tim mạch thành một đơn vị tim mạch ngang tầm với các nước trong khu vực.
" alt=""/>Cảnh báo trẻ hóa người bị nhồi máu cơ tim, có ca chỉ ngoài 20 tuổiTôi năm nay 55 tuổi, ly hôn gần 20 năm rồi, cũng thèm khát một gia đình với vợ con đầm ấm quây quần nhưng vết thương trong quá khứ khiến tôi e sợ.
Đến cuối cùng tôi vẫn vò võ, đi sớm về hôm một mình. Thời gian trước, bạn bè hay rủ tụ tập, chè chén nhưng say rượu về nhà, không có bàn tay phụ nữ chăm sóc tôi thấy cô độc. Những lúc này, tôi chỉ ước như ngày xưa ốm, sốt hầm hập có bát cháo trắng vợ nấu và viên thuốc cảm đưa kề miệng.
Tết đến, tôi mới thấm thía hai tiếng gia đình. Cái không khí Tết, cái tiếng băm chặt, nấu nấu xào xào, tất tả chạy ngược chạy xuôi lo vun vén chu toàn cái Tết của mỗi nhà, dù là hình thức bên ngoài, nhưng sâu thẳm bên trong chứa đựng tình yêu thương vô vàn của mỗi thành viên.
Ngày trước, vào 27, 28 Tết tôi cũng đều đi sắm cành đào chơi Tết, dọn dẹp nhà cửa. Sau đó, tôi chở vợ đi chợ, sắm đôi gà, vài cân gạo nếp đồ xôi làm mâm cơm tất niên cho tươm tất.
![]() |
Cành đào mang Tết đến. Ảnh: Phạm Tân |
Khoảnh khắc cùng vợ mổ gà, nấu nướng nó bình dị lắm, đơn sơ lắm nhưng đó là hạnh phúc, là giá trị thiêng liêng, gắn kết vợ chồng với nhau.
Nhìn con xúng xính tấm áo mới, hớn hở vui đùa cùng lũ bạn cùng xóm, tôi thấy cuộc đời bình yên đến lạ.
Đêm 30 tôi dẫn vợ con đi dạo phố, ngắm người qua lại, chỉ thấy tràn ngập những nụ cười và ánh mắt hi vọng.
Cả nhà mua ít muối, gạo, một cành lộc nhỏ xinh, xanh biêng biếc đón giao thừa. Chúng tôi về xông nhà, thắp nén nhang trầm, mùi nhang quyện với mùi hoa thơm lan tỏa vào không khí...
Một thứ mùi vị chỉ ngày Tết mới có, nó không chỉ tác động vào khứu giác, cảm giác mà còn chạm vào tận ngóc ngách sâu thẳm của trái tim. Để bất cứ ai, dù ở bất cứ nơi đâu, khi gặp thứ mùi vị này cũng đều khao khát và tìm về gia đình mỗi dịp Tết đến.
Cuộc đời ai cũng phạm sai lầm, không nhiều thì ít nhưng dù bất cứ chuyện gì xảy ra đừng bao giờ để vuột mất gia đình của mình, vì mất rồi thì mãi mãi chẳng bao giờ tìm lại được.
20 năm, vợ tôi một mình nuôi con, dựng vợ gả chồng cho chúng rồi bà ấy cũng ở vậy. Hai vợ chồng vẫn cứ đau đáu về quá khứ nên chẳng ai đi bước nữa.
Đôi lần gặp vợ ngoài chợ, vẫn dáng người nhỏ bé, vẫn đôi mắt đượm buồn nhưng thời gian đã lấy đi tuổi xuân của bà ấy.
Mất 20 năm tôi mới thấm thía được lỗi lầm và biết trân trọng hai tiếng gia đình. Người phụ nữ của tôi chắc vẫn đang đợi tôi nối lại sợi dây thiêng thiêng của tình phu thê, sợi dây vì nông nổi của tuổi trẻ, tôi đã tự tay cắt đứt.
Sáng nay, dạo chợ xuân, tôi đã chọn mua được cành đào bích và chậu hoa thủy tiên, thứ bà ấy thích nhất.
Ngày mai, tôi nhất định sẽ sang bên đó, lại mổ gà, nấu nướng cùng vợ. Chỉ có điều, từ giờ tôi sẽ nắm giữ hạnh phúc này mãi mãi…
Độc giảDaoHaiNam@...
" alt=""/>Tâm sự: Đàn ông ly hôn, Tết đến mới thấm thía hai tiếng gia đìnhTôi vào Facebook của họ và thấy họ đã huỷ kết bạn với nhau. Tự nhiên tôi thấy lòng mình trống vắng bởi đã quá quen việc họ dành cho nhau những comment (bình luận) đầy hài hước, tình cảm vậy mà tuyệt nhiên gần đây không còn nữa.
Tôi đã quen hình ảnh hai người họ sánh bước bên nhau nhưng gần đây chỉ thấy hình của người chồng với con hoặc người vợ với con.
Tôi muốn gửi tin nhắn cho họ mà chẳng biết nói gì. Tôi có hàng tỉ lời khuyên cho những người xa lạ sao chẳng tìm ra nổi một lời khuyên nào cho người thân?
![]() |
Ảnh minh họa |
Có bao nhiêu cặp đôi như thế? Họ đã nắm tay nhau đi suốt một chặng đường dài, cùng nhau vượt qua thác ghềnh tuổi trẻ, sống tận hiến hết trái tim mình cho cuộc hôn nhân đầu tiên và duy nhất ấy. Thế mà một hôm, chiếc ly bảy màu mỏng manh kia vụt vỡ, để lòng tin vào hôn nhân thêm một vệt xước dài, thăm thẳm, đớn đau.
Chúng ta chẳng ai dám chắc nắm tay nhau đi đến cuối đời. Hôn nhân là thế, muốn mong đôi khi chẳng phải cứ mong muốn là được. Chẳng phải cố gìn giữ thì nó sẽ bền vững. Thứ mong manh nhất chẳng phải tơ trời mà là tơ duyên, mà là tơ tình một sợi. Chẳng ai giữ nổi! Chẳng ai quản nổi!
Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ, thứ tình bền vững nhất có khi lại là thứ tình của người đã khuất trong tim người ở lại chứ để đi tới già với nhau hẳn phải cần nhiều lắm những may mắn.
Như kiểu người chồng và người vợ phải trở thành khí trời của nhau vậy chứ là gì khác thì cũng đến một ngày tan vỡ. Tình yêu mong manh nên người ta cần đến tình thương để gắn chặt nhau lại.
Nhưng tình thương bền vững hay không lại chẳng phải do ta tạo ra. Có ai dạy được nhau cách để thương và được thương? Trước hôn nhân, ai cũng chỉ là đứa trẻ.
Dẫu kết hôn đến lần thứ 2, 3, ,4 thì kinh nghiệm của hôn nhân trước vốn chẳng thể áp dụng cho cuộc hôn nhân sau. Người ta cũng chẳng bớt đi ngốc nghếch được khi yêu một ai đó.
Có quá nhiều cách để người ta buông tay nhau ra nhiều đến độ cái hắt xì có khi cũng thành lý do. Nhưng chẳng có cách nào để người ta điều khiển tim mình, ngăn việc mình muốn buông tay.
Bằng nếu làm được thì đó cũng chỉ là áp đặt bản thân mình, gắng gượng mà giữ lại. Hay tệ hơn thì là sự hy sinh với vô vàn lý do kiểu anh ấy là một người cha tốt hoặc cô ấy không có lỗi, là lỗi ở mình quá đòi hỏi cô ấy thôi.
Nếu chia tay vì người thứ 3 thì đã đành một nhẽ. Dù nói thật, ai lớn tiếng nói vợ mình, chồng mình có bồ mình sẽ bỏ ngay đều là bởi họ yêu bản thân họ hơn, yêu cái sĩ diện của họ hơn mà thôi.
Bằng còn yêu người ấy thì có đánh chết họ cũng chẳng thể buông tay. Huống hồ là chuyện có người thứ 3, mà đôi khi, vì lỡ bước sai đường, trái tim lạc. Nhiều người vẫn tha thứ để bước tiếp bên nhau và chỉ buông tay vì cảm xúc trong lòng không còn dành cho nhau nữa!
Cả hôm nay, tôi cứ vào facebook của 2 người bạn ấy xem lại hình ảnh cũ của họ. Tôi muốn khóc. Nó thực sự đớn đau hơn cả việc chứng kiến một người chết trẻ. Nó xót xa đến mức có cảm giác như chẳng còn tin gì nữa trên đời. Kể cả với cuộc hôn nhân của chính bản thân mình. Trời ạ, có thứ gì để vịn vào lúc lòng rỗng vắng thế này không?
Tôi những muốn gửi bài viết này cho 2 người họ đọc nhưng lại sợ điều đó sẽ làm họ gặp thêm nhiều phiền muộn. Nên tôi đành lòng đứng từ xa cùng lời cầu nguyện cho họ, cho hôn nhân của họ và cho cả những cuộc hôn nhân của bạn bè mình, của mình.
Để đừng đến một ngày phải remove (loại bỏ) nhau ra khỏi friendlist (danh sách bạn bè), block (xóa vĩnh viễn) nhau khỏi đời nhau, hay chúng ta phải nói về nhau như đoạn quá khứ đã từng xanh mướt đầy khao khát, về đoạn đường cả hai đã từng qua và đứa con đã sinh ra từ những ngày yêu nhau thắm thiết!
![]() 'Xin cô cho cháu vào tập đoàn nào to to một tý' Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: "Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!" " alt=""/>Buông tay rồi biết vịn vào đâu?
|