Pha lê - 23/04/2025 09:22 Nhận định bóng đá g kết quả giải đứckết quả giải đức、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Avispa Fukuoka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 25/4: Chiến thắng nhọc nhằn
2025-04-26 12:36
-
Ngày an toàn thông tin 2014: Nóng 'chủ quyền quốc gia'
2025-04-26 11:53
-
Hacker Ukraina nhận trách nhiệm tấn công website NATO
2025-04-26 10:33
-
Một liên minh các nhóm đối lập tại Syria - đứng đầu là Hayat Tahrir al-Sham - đã thay đổi tình hình chính trị tại Syria sau một thời gian dài bế tắc. Trong một đợt tấn công chớp nhoáng và bất ngờ, phe nổi dậy chiếm giữ một số thành phố quan trọng chỉ trong vài ngày, thách thức trực tiếp Tổng thống Bashar al-Assad và kết thúc quyền lực của gia đình Assad sau 50 năm đứng đầu Syria.
Nội chiến Syria bắt đầu cách đây 13 năm vào năm 2011, khởi nguồn từ Mùa xuân Arab và leo thang thành một cuộc xung đột tàn khốc. Giao tranh liên quan tới các nhóm đối lập trong nước, các phe phái cực đoan và nhiều quốc gia trên thế giới.
Phe ông al-Assad nhận được hỗ trợ từ Nga và Iran, cùng lực lượng Hezbollah của Lebanon, trong khi quân nổi dậy được hậu thuẫn bởi Mỹ và các quốc gia Arab giàu dầu mỏ như Saudi Arabia. Thổ Nhĩ kỳ cũng can thiệp chống lại lực lượng dân quân người Kurd.
Theo New York Times, xung đột đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người Syria và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Diễn biến gần nhất
Chỉ trong hơn một tuần, lực lượng quân nổi dậy chiếm được phần lớn vùng tây bắc Syria, vốn nằm trong tay chính phủ. Đầu tiên, họ giành được thành phố lớn nhất Syria, Aleppo, sau đó vài ngày tràn vào Hama và thành phố chiến lược Homs. Hôm 8/12, phe nổi dậy tuyên bố giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus.
Những bên chiến đấu
Chính phủ Syria, do ông al-Assad lãnh đạo, đóng vai trò trung tâm trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011. Ông al-Assad, người lên nắm quyền vào năm 2000, là thành viên gia đình đã cầm quyền tại Syria từ năm 1970. Họ là người Alawite, một nhóm thiểu số có nguồn gốc từ Hồi giáo dòng Shiite.
Ban đầu, ông al-Assad tuyên bố mình là một nhà cải cách hiện đại, nhưng sau đó đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa trong Mùa xuân Arab, châm ngòi cho một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.
Sau nhiều năm giao tranh, chính phủ Syria giành lại phần lớn lãnh thổ dưới sự giúp đỡ của Iran, Nga và lực lượng Hezbollah tại Lebanon. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các đồng minh của tổng thống Syria dường như bị phân tâm bởi nhiều cuộc xung đột khác.
Các chiến binh phe nổi dậy tại Homs hôm 7/12. Ảnh: Reuters.
Vào đầu nội chiến Syria, các chiến binh thánh chiến thành lập Al Nusra Front để chống lại lực lượng ủng hộ ông Assad bằng hàng trăm vụ tấn công liều chết và nổi dậy. Nhóm này ban đầu có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), sau đó là Al Qaeda. Đến giữa năm 2016, Al Nusra Front cố gắng thoát khỏi gốc rễ cực đoan và liên kết với một số phe phái cho ra đời Hayat Tahrir al-Sham (HTS), có nghĩa là Tổ chức Giải phóng Levant.
Abu Mohammad al-Jolani - lãnh đạo Hayat Tahrir al-Sham - cho biết mục tiêu chính là “giải phóng Syria khỏi chế độ áp bức”. Ông tìm cách hợp pháp hóa hoạt động của nhóm bằng cách cung cấp một số dịch vụ cho cư dân địa phương tại thành trì Idlib.
Ngoài mặt, chính phủ Mỹ tỏ ra thận trọng với Hayat Tahrir al-Sham. Song bên trong, một số quan chức tin vào sự thay đổi của nhóm, bởi Washington biết giới lãnh đạo của Hayat Tahrir al-Sham hiểu rằng họ không thể hiện thực hóa tham vọng tham gia hoặc lãnh đạo chính phủ Syria nếu bị coi là một tổ chức thánh chiến.
Trong khi đó, các lực lượng từ nhóm dân tộc thiểu số người Kurd của Syria kết hợp chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS tại Syria, dưới ngọn cờ của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Sau khi IS bị đánh bại, các lực lượng do người Kurd lãnh đạo đã củng cố quyền kiểm soát các thị trấn phía đông bắc. Tuy nhiên, người Kurd tại Syria vẫn phải đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara coi họ có liên quan tới cuộc nội dậy đòi ly khai của người Kurd tại nước này.
Ngoài ra, Syria còn có nhiều lực lượng dân quân khác với chương trình nghị sự riêng biệt.
Thế lực nước ngoài nào có liên quan?
Kể từ khi nội chiến bắt đầu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một số lần can thiệp quân sự xuyên biên giới vào Syria, chủ yếu chống lại các lực lượng do người Kurd Syria lãnh đạo. Thổ Nhĩ Kỳ hiện kiểm soát khu vực dọc theo biên giới phía bắc của Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ các phe phái như Quân đội Quốc gia Syria, một liên minh các nhóm đối lập vũ trang Syria. Giới phân tích nhận định Ankara đã ngầm chấp thuận cuộc tấn công do Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy.
Nga là một trong những nước ủng hộ ông Assad mạnh mẽ nhất, cử quân đội và máy bay phản lực đến hỗ trợ chính phủ. Moscow cũng duy trì hiện diện quân sự chiến lược tại Syria với các căn cứ không quân và hải quân nhằm hỗ trợ các hoạt động quân sự trong khu vực.
Do xung đột Ukraine, giới phân tích cho rằng Nga đã không thể hỗ trợ chính quyền đương nhiệm nhiều như trước. Các đợt không kích của Nga làm chậm bước tiến của phe nổi dậy dường như không hiệu quả.
Lực lượng Mỹ tại Syria năm 2018. Ảnh: New York Times.
Syria là một phần cốt lõi trong "trục kháng chiến" của Iran, gồm Hezbollah, Hamas và Houthis ở Yemen với hy vọng làm suy yếu Israel và giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Iran tuồn vũ khí cho Hezbollah qua Iraq và Syria. Iran và Hezbollah đền đáp Syria bằng cách cử hàng nghìn người tới Syria củng cố phe ông al-Assad trong cuộc nội chiến.
Hôm 8/12, Iran sơ tán các chỉ huy quân sự và nhân sự khỏi Syria, một dấu hiệu cho thấy Tehran không còn khả năng giúp tổng thống Syria duy trì quyền lực.
Vai trò của Mỹ trong nội chiến Syria nhiều lần thay đổi. Chính quyền Barack Obama ban đầu ủng hộ phe đối lập trong cuộc nổi dậy chống chính phủ, cung cấp vũ khí và đào tạo quân sự. Sau khi IS trỗi dậy vào năm 2014, Washington tìm cách tiêu diệt nhóm khủng bố này bằng đòn không kích và hợp tác với người Kurd, sau đó ở lại đông bắc Syria với lý do ngăn IS trở lại.
Đến thời Tổng thống Donald Trump, ông cho rút bớt quân vào năm 2019, nhưng Mỹ vẫn duy trì khoảng 900 lính, tập trung tại các khu vực khoan dầu do người Kurd kiểm soát ở phía đông bắc và một đơn vị đồn trú ở phía đông nam gần biên giới Syria với Iraq và Jordan.
Về phần Israel, nước này chủ yếu không kích nhắm vào các mục tiêu của Hezbollah và Iran, đặc biệt là nhân sự cấp cao, các cơ sở sản xuất vũ khí và hành lang vận tải Iran sử dụng để chuyển vũ khí cho Hezbollah.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật".Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...
" width="175" height="115" alt="Toàn cảnh quân nổi dậy Syria lật đổ Tổng thống Assad" />Toàn cảnh quân nổi dậy Syria lật đổ Tổng thống Assad
2025-04-26 10:06



Các đại lý của Tupperware Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để bán hết hàng tồn kho. Ảnh: Tupperware.
Thông tin Tupperware Việt Nam đóng cửa sau 11 năm hoạt động khiến nhiều khách hàng hụt hẫng. Dù vậy, đây là hệ quả tất yếu từ việc hãng đồ gia dụng nổi tiếng tại Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm vật lộn với tình hình kinh doanh ảm đạm.
Vẫn bán sản phẩm nhưng không bảo hành
Bà Đỗ Thị Linh Trang, CEO Tupperware Việt Nam, cho biết hành trình của Tupperware tại Việt Nam đã khép lại mà không tiết lộ thêm về lý do. Hiện, Tupperware có 153 cửa hàng ủy quyền bán lẻ tại nhiều tỉnh, thành.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chị Ngọc Mai, một đại lý phân phối Tupperware tại TP.HCM cho biết cách đây ít ngày, chị đã nhận được email từ hãng gia dụng về việc chính thức dừng hoạt động vào ngày 31/12. Vì vậy, nhiều đại lý đang phải giảm giá 20-50% để xả kho.
Hiện, tất cả sản phẩm bán ra đều không được Tupperware Việt Nam bảo hành. Các đại lý có thể hỗ trợ khách hàng bảo hành nếu có điều kiện. Sắp tới, công ty cũng sẽ mở bán lõi lọc cho khách đã lắp máy lọc nước trước đó.
Ngoài ra, Tupperware Việt Nam cũng thông báo các đại lý có thể tiếp tục bán hàng trong kho của mình và tương lai có thế tự nhập thêm hàng từ Tupperware Mỹ về Việt Nam bán nếu đủ điều kiện và năng lực. Công ty cũng cam kết sẽ thanh lý hợp đồng và trả lại tiền cọc đầy đủ cho các đại lý.
Sau khi triển khai các chương trình giảm giá, số lượng khách hàng mua các sản phẩm như bình nước, hộp nhựa... tại cửa hàng của chị Ngọc Mai đã tăng 30% so với ngày thường.
"Nhiều khách hàng rất tiếc nuối vì họ đã tin dùng chất lượng sản phẩm của hãng. Tôi cũng tiếc vì phải dừng hoạt động kinh doanh sau 3 năm gắn bó", chị Mai tâm sự.
Chị Đào Phạm (quận 4, TP.HCM) cho biết đã tranh thủ mua thêm nhiều sản phẩm gia dụng trước khi Tupperware ngừng hoạt động tại Việt Nam.
"Tôi tranh thủ mua đồ được nhập khẩu chính ngạch chứ sau này mua hàng xách tay hay đặt hàng từ nước ngoài sẽ đắt hơn và không yên tâm về chất lượng", chị Đào Phạm chia sẻ thêm.
Phá sản vì đổi mới chậm chạp
Tupperware là công ty chuyên sản xuất các đồ dùng nhà bếp, vốn thống trị thị trường lưu trữ thực phẩm toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đến tháng 9, hãng gia dụng này đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ sau nhiều lần bị cảnh báo về khả năng duy trì hoạt động kinh doanh từ năm 2020, theo Bloomberg.
Hồi tháng 6, công ty đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy duy nhất tại Mỹ và sa thải gần 150 nhân viên.
Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản của Tupperware diễn ra sau nhiều tháng đàm phán với các chủ nợ về việc xử lý khoản vay hơn 700 triệu USD. Các chủ nợ đã đồng ý cho công ty thời gian để giải quyết khoản nợ, nhưng tình hình kinh doanh vẫn tiếp tục xấu đi.
![]() |
Tupperware đã quá chậm chạp trong việc bắt nhịp với các xu thế tiêu dùng mới. Ảnh: Tupperware. |
Các chuyên gia cho rằng những sai lầm về quản trị tài chính, sự lỗi thời của mô hình bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên thương mại điện tử, cũng như sự xuất hiện của các đối thủ giá rẻ hơn, đã góp phần khiến Tupperware trượt dốc.
Bên cạnh đó, sự thiếu kết nối với người tiêu dùng trẻ tuổi vốn là một lực lượng mua sắm chính của thị trường hiện đại cũng là lý do cho sự lao dốc của thương hiệu huyền thoại này.
Khách hàng trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn đến yếu tố bền vững và tính thẩm mỹ. Việc Tupperware tiếp tục sản xuất các sản phẩm từ nhựa trong khi xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng mạnh mẽ khiến thương hiệu này dần mất vị thế.
Trong khi các đối thủ như Rubbermaid hay Ziploc đã nhanh chóng thích nghi và tận dụng xu hướng tiêu dùng mới, Tupperware lại chậm thay đổi.
Giáo sư Keep tại Trường kinh doanh thuộc Đại học New Jersey cho rằng công ty này đã phạm 2 sai lầm lớn. Với sản phẩm, họ để mất thị trường vào tay đối thủ. Tupperware cũng chậm chạp trong việc chấm dứt cách bán hàng trực tiếp, dù mô hình này đã thoái trào từ thập niên 80 và 90. Vị giáo sư cho rằng lẽ ra họ nên sớm bán hàng qua các nhà bán lẻ.
John Talbott, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu bán lẻ tại Trường kinh doanh Kelly nhận định phá sản có lẽ là một hướng đi cho Tupperware.
"Thứ giá trị nhất mà Tupperware có chính là thương hiệu. Thương hiệu này sẽ không biến mất. Nếu họ nộp đơn phá sản và có người mua, tôi cho rằng Target là lựa chọn tuyệt vời để hồi sinh Tupperware bằng thiết kế và chiến lược marketing mới", ông nói với CNN.
Tupperware Việt Nam đóng cửa sau 11 năm hoạt độngHãng đồ gia dụng nổi tiếng cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ sau nhiều năm vật lộn với kết quả kinh doanh yếu kém. " alt="Chuyện gì đang xảy ra với hãng gia dụng nổi tiếng Tupperware?" width="90" height="59"/>Chuyện gì đang xảy ra với hãng gia dụng nổi tiếng Tupperware? "Thượng viện là một câu lạc bộ dành cho người cao tuổi. Chúng ta cần một người phụ nữ thông minh, trẻ trung và thẳng thắn sẵn sàng tiết lộ bí mật của họ", bà Lara Trump viết trên mạng xã hội X.
Tỷ phú Elon Musk, một trong những nhân vật nổi bật trong đội ngũ thân cận của tổng thống đắc cử, đã gặp bà Lara Trump tại Mar-a-Lago trong đêm bầu cử, cũng từng bình luận rằng: "Lara Trump thực sự là một phụ nữ tuyệt vời". Được bầu làm đồng chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) vào tháng 3, bà Lara Trump đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đảng này đạt "cú ăn 3 lịch sử" khi giành lại Nhà Trắng, kiểm soát Thượng viện và duy trì thế đa số tại Hạ viện. Sau khi bà Lara Trump rời khỏi vị trí đồng lãnh đạo RNC, Michael Whatley sẽ tiếp tục đảm trách chức chủ tịch. Trước đó, tổng thống đắc cử đã chọn Charles Kushner, "thông gia" của ông Trump, làm đại sứ Mỹ tại Pháp và đề cử tỷ phú Massad Boulos làm cố vấn cấp cao về các vấn đề Arab và Trung Đông. Giờ đây, với việc bà Lara Trump được cân nhắc cho vị trí thượng nghị sĩ Florida, giới quan sát bắt đầu đặt câu hỏi về mối xung đột lợi ích khi nhà Trump đảm nhận các vị trí quan trọng ở Washington, theo AP. Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ. " alt="Con dâu ông Trump sẽ từ chức" width="90" height="59"/>![]()
![]()
关注微信公众号,了解最新精彩内容
|