- Sau 3 ngày mở cổng đăng ký dự thi trực tuyến, đã có hơn 30 nghìn thí sinh đăng ký dự thi thành công kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức. |
Khu vực hỗ trợ cho thí sinh đến trường đăng ký trực tiếp |
Xếp hàng đăng ký dự thi
Cổng đăng ký tuyển sinh kỳ thi Đánh giá năng lực(ĐGNL) của ĐHQG Hà Nội mở từ ngày 2/3. Nhưng đồng thời với những thí sinh "ngồi nhà" đăng ký, thì trong hai ngày 3 và 4/3 vừa qua, các hành lang trong và ngoài khu vực Trung tâm Khảo thí của nhà trường luôn trong tình trạng đông người xếp hàng chờ đợi để vào đăng ký và nộp lệ phí trực tiếp.
Phương An và một người bạn cùng học Trường THPT chuyên Ngoại ngữ xếp hàng chờ tới lượt vào làm thủ tục đăng ký dự thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội). Các em học ngay gần đó nên tới đăng ký và nộp lệ phí trực tiếp tại trường cho tiện.
An cho biết em chưa làm bài thi thử, nhưng thấy rằng cách thi này đỡ áp lực hơn. “Em học đầy đủ ở trên lớp, trước khi thi em sẽ ôn lại theo sách giáo khoa. Riêng với môn văn em đã học rất kỹ rồi nên không quá lo lắng”.
|
Thí sinh và phụ huynh chờ đến lượt vào đăng ký dự thi |
Bạn của An thì vui vẻ cho biết: “Từ năm ngoái em và các bạn đã biết về phương thức dự thi này. Lúc tới đây em cũng hơi lo lo, nhưng đến đây rồi được các cô tư vấn, các anh chị tình nguyện viên giúp đỡ, nên em thấy mọi việc cũng đơn giản”.
Hoàng Việt Dũng, Trường THPT Lê Quý Đôn, nghỉ học một buổi để mẹ đưa đến tận trường đăng ký dự thi. Mẹ của Dũng cho biết em thích vào học Luật, thích vào cả trường quân đội. “Tôi đưa cháu đến tận nơi đăng ký dự thi cho yên tâm”.
Chị Trần Thị Hà, tay cầm tờ giấy ghi các thông tin cần điền trên máy tính, vừa đứng đợi đến lượt vừa cho biết con gái muốn theo ngành dược. “Cháu nó tự đăng ký cũng được, nhưng đằng nào cũng mất công chuyển tiền nên tôi đến đây luôn. Vì con vỉ cái mất thời gian một lúc không sao” – chị Ngọc vui vẻ.
Trong số những người xếp hàng đăng ký dự thi tại trường có không ít người đi đăng ký hộ họ hàng. Chị Mai Ngọc Anh cho biết đi làm thủ tục cho cậu cháu họ đang học ở Thanh Hóa. “Họ hàng ruột thịt nhờ nên mình đi làm thôi. Xong việc là tốt chứ tôi thấy cũng không có phiền phức gì. Mọi người đều tự giác xếp hàng, nhân viên và tình nguyện viên của trường nhiệt tình, chu đáo” – chị Ngọc Anh nhận xét.
Tăng gấp đôi số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi
Nhận xét về tình trạng thí sinh đến ĐKDT tăng cao trong hay ngày vừa qua, ông Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng, ĐHQG Hà Nội, cho rằng vì có việc khống chế chỉ tiêu dự thi nên thí sinh và phụ huynh muốn đến sớm, đăng ký trực tiếp ở trường ngay trong những ngày đầu cho chắc chắn.
“Ở đây có bộ phận thu lệ phí dự thi, thí sinh không phải chuyển qua ngân hàng, hơn nữa khi đăng ký trên máy tính các em có người tư vấn trực tiếp, nên các em và phụ huynh cũng thích đến tận nơi.
Mặt khác, khi có nhiều thí sinh đến đăng ký tại trường chúng tôi thấy vui vì các em được tiếp cận với ĐHQG ngay từ đấu, để có sự lựa chọn hợp lý và hài lòng nhất” – ông Hồng phân tích các nguyên nhân.
Một điểm khác biệt của kỳ thi ĐGNL năm nay là việc ĐHQG Hà Nội khống chế chỉ tiêu đăng ký dự thi.
“Năm trước, đợt 1 chúng tôi có hơn 45 nghìn thí sinh dự thi. Năm nay, sau khi rà soát cơ sở vật chất, chúng tôi quyết định số lượng thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 tối đa là 70 nghìn em. Chỉ sau 3 ngày tiếp nhận, đã có hơn 30 nghìn em đăng ký thành công. Tùy điều kiện nào đến trước – 70 nghìn thí sinh hay 22/3, chúng tôi sẽ kết thúc việc đăng ký dự thi ở đó” – ông Hồng cho biết.
Về đề thi, ông Hồng cho biết một trong những phần quan trọng của kỳ thi ĐGNL là tính ổn định của đề thi. Đề thi đã được chuẩn hóa, được thử nghiệm với học sinh lớp 12, cân bằng độ khó giữa các câu.
Nhắc lại “chuyện vui” của kỳ thi năm trước, khi một số câu hỏi được cho là xuất hiện trong kỳ thi ĐGNL được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội, ông Hồng cho rằng trong bài thi có số câu hỏi lớn, nhiều khi thí sinh nhớ được ý đầu không nhớ ý sau, ý nọ lại nhớ sang ý khác. “Việc các em đưa thông tin thất thiệt ra ngoài làm ảnh hưởng tâm lý các thí sinh thi sau, và ảnh hưởng tới cả nhà trường.
Quan điểm của chúng tôi là ra đề thi mang tính chuẩn hóa. Chúng tôi đã lọc lại, loại bỏ một số câu hỏi năm trước. Chúng tôi cũng sẽ bổ sung một số lượng câu hỏi tương đương với số lượng câu hỏi hiện có trong ngân hàng đề thi”.
Hiện nay đã có 6 trường được ĐHQG Hà Nội có văn bản chấp nhận cho sử dụng kết quả ĐGNL để xét tuyển.
Khi được đề nghị so sánh chất lượng thí sinh của kỳ thi ĐGNL với kỳ thi THPT quốc gia, ông Hồng cho biết đã thực hiện đề tài Đánh giá mối tương quan giữa kỳ thi đánh giá năng lực với kỳ thi THPT quốc gia.
Theo ông Hồng, đánh giá cho thấy kết quả thi ĐGNL với kết quả thi THPT quốc gia là như nhau, tức là những thí sinh nào có kết quả thi ĐGNL cao thì cũng có kết quả thi THPT quốc gia tính theo tổng 3 môn của các khối thi truyền thống cao. Tuy nhiên không có chiều ngược lại, tức là những thí sinh có tổng 3 môn thi THPT quóc gia cao lại chưa chắc có kết quả thi ĐGNL cao.
Ông Hồng lý giải vì thí sinh xác định khối thi theo các tổ hợp 3 môn truyền thống thường có xu hướng học lệch, tập trung vào các môn thi chính. Ở một số thành phố lớn tỉ lệ học sinh học lệch cao hơn.
Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ký xét tuyển vào ĐHQG Hà Nội và vào các trường ĐH, CĐ không thuộc ĐHQG Hà Nội có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL và đã được ĐHQGHN đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi ĐGNL được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi. Bài thi ngoại ngữ gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Điểm mới năm nay là ĐHQG Hà Nội sẽ tổ chức làm bài thi ĐGNL ngoại ngữ trên máy tính cho cả 5 thứ tiếng. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội và vào các trường ĐH, CĐ không thuộc ĐHQG Hà Nội có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển. Kỳ thi được tổ chức tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng vào 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 5 - 8/5 và từ ngày 13 – 15/5. Đợt 2 từ ngày 5 - 15/8. |
Ngân Anh
" alt=""/>Thí sinh ào ạt đăng ký thi đánh giá năng lực
Trong số 45 cơ sở giáo dục đại học bị yêu cầu dừng tuyển sinh hệ cao đẳng kể từ ngày 1/7/2019, có những trường ĐH có thâm niên hàng chục năm, nhưng cũng có những trường mới được nâng cấp từ trường cao đẳng lên, hoặc chuyển đổi sang; như Trường ĐH Kiên Giang, Trường ĐH Quảng Nam và cả trường đang đào tạo nhiều ngành CĐ sư phạm (thuộc Bộ GD-ĐT quản lý) như Trường ĐH Quảng Bình…Chia sẻ với VietNamNet, đại diện phụ trách đào tạo cao đẳng - trung cấp một trường đại học ở phía Nam, cho hay: Khi Luật Giáo dục Nghề nghiệp có hiệu lực năm 2017, trường ông đã đăng ký với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho phép đào tạo 20 ngành cao đẳng. Ngày 17/7/2019, trường nhận được văn bản yêu cầu dừng tuyển sinh 20 ngành đã được cho phép trước đó. Trường không biết nên xử lý thế nào vì hiện tại đã tuyển sinh khóa mới.
Tương tự, đại diện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (1 trong 45 trường trong danh sách của Tổng cục nêu ra) cũng cho hay: Nếu yêu cầu các trường ngừng tuyển sinh cao đẳng trong năm nay thì sẽ rất khó khả thi vì một số thí sinh đã nhập học.
"Nhân lực phục vụ đào hệ ĐH của các trường được xác định từ đầu năm khi xây dựng chỉ tiêu đào tạo các hệ trong trường, thông báo tuyển sinh cũng được các trường triển khai từ đầu năm 2019. Có những ngành đã tuyển sinh từ đầu năm và đang triển khai đào tạo. Có những ngành thí sinh đã đăng ký và đang nhập học, nếu dừng ngay sẽ khó khăn cho các trường. Nếu được, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nên có thông báo và cho phép các trường triển khai đào tạo cho đối tượng đang nhập học tại các trường hết năm nay, không tuyển sinh mới kể từ ngày thông báo"- ông nói.
Theo ông, một việc cần lưu ý là hiện nay nhiều trường đang có những đơn hàng đào tạo cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu đặt hàng lao động trình độ cao đẳng cũng khá cao và các trường cũng đang triển khai. Bây giờ dừng đột xuất sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường với doanh nghiệp. Hơn nữa giai đoạn vừa qua, các trường ĐH đã có lộ trình giảm dần và tiến tới bỏ hẳn hệ CĐ, để các trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh và đào tạo cần có lộ trình cụ thể.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho hay cá nhân ông ủng hộ quan điểm của Bộ LĐ-TB và XH về việc yêu cầu một số ĐH dừng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng vì nếu để trường ĐH đào tạo CĐ sẽ có những hệ quả không mong muốn như: Sai sứ mệnh giáo dục đại học và do đó ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực cho giáo dục đại học; phá vỡ quy hoạch của cao đẳng do đào tạo cao đẳng lợi thế hơn ở đại học để học liên thông và đại học lại tự do mở ngành theo quy định của Bộ GD- ĐT thì lại mâu thuẫn với Luật Giáo dục nghề nghiệp là phải đăng ký.
Tuy nhiên, thông báo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về thời hạn không tuyển sinh trước 1/7/2019 là gấp gáp, thiếu chuyên nghiệp.
"Một chính sách hiệu quả là phải chú ý đến tính đa dạng và đặc điểm của các trường. Các trường đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh cao đẳng, trung cấp từ rất sớm, như việc tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh trực tiếp hoặc qua phần mềm do chính ngành lao động triển khai, rồi chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đào tạo sinh viên tuyển vào năm học 2019-2020. Văn bản ra như vậy khá đột ngột khiến nhiều trường gặp khó khăn. Luật Giáo dục Đại học lại không có điều nào cấm không đào tạo nghề trung cấp hay cao đẳng, nghĩa là các trường có quyền đào tạo nghề. Tất nhiên, muốn đào tạo nghề thì phải đăng ký đào tạo theo Điều 18 của Luật Giáo dục Nghề nghiệp đã qui định"- ông Vinh nêu.
|
Trên thông báo của Trường ĐH Quảng Bình tuyển sinh tòan các ngành CĐ thuộc khối sư phạm |
Ông Vinh cũng cho rằng, Văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thiếu chuyên nghiệp còn thể hiện ở chỗ, không chú ý đến có trường ĐH mới nâng cấp từ trường CĐ lên ĐH, trong khi chưa chắc đã có thể đủ lực đào tạo ĐH, và còn đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phù hợp chỉ để đào tạo nghề thì xử lý thế nào? Hơn nữa, tại địa phương nào đó không có cơ sở nào đào tạo CĐ ngoài trường ĐH thì người học học ở đâu cho thuận tiện...Vì thế cần có lộ trình và thực hiện đa dạng hơn.
Yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là không có sơ sở
Từ góc độ pháp lý, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng phân tích, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014 quy định, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện luật định. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đồng thời bãi bỏ trình độ cao đẳng trong quy định nêu trên của Luật Giáo dục Đại học 2012.
Luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học 2018 vẫn giữ quy định của Luật 2012 (sau khi đã bị luật Giáo dục nghề nghiệp bỏ cụm từ "trình độ cao đẳng") về "Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ".
Ngoài ra, Luật Giáo dục đại học cũng bổ sung định nghĩa, cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
"Cần phải lưu ý rằng, định nghĩa nêu trên đơn giản chỉ nhằm thống nhất cách hiểu về cụm từ "cơ sở Giáo dục đại học" mà không nhằm quy định lại hoặc giới hạn nhiệm vụ quyền hạn của trường đại học. Như vậy, Luật Giáo dục Nghề nghiệp và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng không sửa gì về điều quy định nhiệm vụ quyền hạn của trường đại học. Với những quy định pháp luật trên thì yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là không có cơ sở. Các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của trường ĐH vẫn được giữ nguyên nội dung trong các văn bản pháp luật kể từ năm 2012 đến nay. Mặt khác, Luật Giáo dục Đại học từ 2012 đến nay không có gì mới về việc này và đặc biệt là chưa có bất kỳ quy định nào bãi bỏ Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Do vậy không có cơ sở nào để từ 2014-2018 thì cho các trường ĐH đăng ký hoạt động Giáo dục nghề nghiệp và từ 2019 lại yêu cầu dừng tuyển sinh"- ông Sơn khẳng định.
Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng vì có quy định tại Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, hiện một số trường ĐH đã thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đã chuẩn bị cơ sở vật chất, giáo viên…để thực hiện hoạt động. Hơn nữa thời điểm yêu cầu vào giữa mùa tuyển sinh, khi công tác tuyển sinh gần như sắp hoàn tất là không hợp lý.
Ngoài ra theo ông Sơn, không chỉ ở Việt Nam, một số nước vẫn cho các trường ĐH đào tạo trình độ thấp hơn như Úc, Mỹ.
Được biết, từ ngày 1/1/2017, Bộ LĐ-TB&XH bắt đầu quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên. Chức năng quản lý nhà nước đối với 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên nghiệp; hồ sơ quản lý về giáo dục nghề nghiệp; các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ xây dựng, thực hiện đề án cũng như nhân sự Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp thuộc Bộ GD-ĐT đã được chuyển giao cho Bộ LĐ-TB và XH.
Cập nhật: Sáng 29/7, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH cho VietNamNet biếtcho biết đã chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp rà soát căn cứ pháp lý, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi người học. Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Lê Huyền
Yêu cầu 45 trường ĐH dừng tuyển sinh cao đẳng
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa có văn bản gửi 45 cơ sở giáo dục đại học dừng tuyển sinh hệ cao đẳng
" alt=""/>Yêu cầu 45 trường đại học đột ngột dừng tuyển sinh cao đẳng có hợp lý hay không?