Bóng đá

Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-18 10:04:59 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 12/04/2025 10:07 Pháp tin nhanh the thaotin nhanh the thao、、

ậnđịnhsoikèoMonacovsMarseillehngàyBệphótin nhanh the thao   Nguyễn Quang Hải - 12/04/2025 10:07  Pháp

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhóm ngành Công nghệ thông tin gồm nhiều ngành/ chương trình đào tạo. Cụ thể: Khoa học máy tính (260 chỉ tiêu), Kỹ thuật máy tính (180 chỉ tiêu), Công nghệ thông tin Việt - Nhật (80 chỉ tiêu), Việt – Pháp (40 chỉ tiêu), chương trình liên kết với Đại học La Trobe (Australia- 70 chỉ tiêu), Đại học Victoria (New Zealand – 60 chỉ tiêu), chương trình ngành Khoa học máy tính liên kết với ĐH Troy (Mỹ - 40 chỉ tiêu).

Năm ngoái, ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin có điểm chuẩn cao nhất là 27,42. Ngành Công nghệ thông tin liên kết ĐH Victoria (New Zealand) có điểm chuẩn thấp nhất là 22 điểm.

Đối với chương trình chuẩn, năm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội áp dụng mức học phí từ 20-24 triệu đồng/năm tùy theo từng ngành, chương trình đào tạo. Cao nhất là ngành Công nghệ thông tin Việt – Pháp với học phí là 50 triệu đồng/năm.

Theo thông báo của trường, mức học phí này có thể được điều chỉnh cho các năm học sau nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.

Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội

Năm 2020, Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 310 sinh viên ngành Công nghệ thông tin với hai chương trình là hệ chuẩn và định hướng thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, trường cũng tuyển 270 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin hệ chất lượng cao, bao gồm 3 chuyên ngành là Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

Điểm chuẩn nhóm ngành Công nghệ thông tin năm ngoái là 25,85 điểm đối với hệ chuẩn và 25 điểm đối với hệ chất lượng cao.

Mức học phí đối với các chuyên ngành đào tạo hệ chuẩn theo quy định là 11,7 triệu/ năm. Học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao là 35 triệu đồng/năm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Năm 2020, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển 700 sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại cơ sở ở Hà Nội và 140 sinh viên tại cơ sở TP. HCM. Năm ngoái, điểm chuẩn đối với cơ sở Hà Nội là 24,1 và cơ sở TP.HCM là 22 điểm.

Học phí trình độ đại học chính quy chương trình đại trà trong năm học này được trường thông báo là 17 triệu đồng/năm.

Học viện Kỹ thuật Mật mã

Ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Kỹ thuật Mật mã năm nay tuyển 200 chỉ tiêu. Các tổ hợp môn xét tuyển là Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh (Tổ hợp D90); Toán, Vật lí, Hóa học (Khối A00); Toán, Vật lí, Tiếng Anh (Khối A01). Năm ngoái, điểm chuẩn vào ngành này là 22,9 điểm.

Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy là 10,6 triệu đồng/năm. Hằng năm, sau học kỳ I, Học viện gửi từ 10-20 sinh viên có kết quả học tập xuất sắc đi đào tạo tại các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến (kinh phí do Nhà nước cấp).

Trường ĐH Hà Nội

Năm 2020, Trường ĐH Hà Nội tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh hệ chuẩn là 200 chỉ tiêu và hệ chất lượng cao là 50 chỉ tiêu. Tổ hợp tuyển sinh của trường với ngành này là A01 (Toán, Lý, Anh) và D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh). Năm ngoái, điểm chuẩn vào ngành này của trường là 22,15.

Mức học phí được nhà trường đưa ra trong năm học mới là 480.000 đồng/ tín chỉ. Với chương trình chất lượng cao, sinh viên phải nộp 1,3 triệu đồng/tín chỉ.

Viện ĐH Mở

Trong mùa tuyển sinh 2020, Viện ĐH Mở tuyển 330 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin. Năm ngoái, điểm chuẩn vào ngành này của trường là 20,3.

Mức học phí được nhà trường đưa ra trong năm 2020-2021 là hơn 14,3 triệu đồng và năm 2021-2022 gần 15,8 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Năm 2020, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh 390 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin. Mức điểm chuẩn ngành này vào năm ngoái là 22,8.

Học phí bình quân năm học 2020-2021 được nhà trường đưa ra là 17,5 triệu đồng/năm. Học phí các năm tiếp theo tăng không quá 10% so với năm trước.

Trường ĐH FPT 

Năm 2020, trường tuyển 5.000 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin với các tổ hợp D01, A00, A01, D90. Điểm chuẩn vào ngành này của trường năm ngoái là 21 điểm.

Trường cũng đưa ra mức học phí áp dụng cho sinh viên đại học chính quy năm 2020 tại Hà Nội và TP.HCM là 25,3 triệu đồng/kỳ.

Ngoài ra, sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương TOEFL iBT 80 hoặc IELTS 6.0 phải tham gia chương trình dự bị tiếng Anh với học phí hơn 10,3 triệu đồng/mức, mỗi mức học 2 tháng, số mức học tối đa là 6.

{keywords}

Công nghệ thông tin là một ngành học "hot" có tỷ lệ cạnh tranh cao. 

Trường ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM

Năm 2020, Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển 100 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin, 120 chỉ tiêu cho chương trình chất lượng cao định hướng Nhật Bản.

Năm ngoái, điểm chuẩn vào các ngành của trường dao động từ 20-25,3 điểm. Đối với ngành Công nghệ thông tin, mức điểm chuẩn là 24,65, Phân hiệu tại Bến Tre lấy điểm chuẩn là 22,9, ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao định hướng Nhật Bản có điểm chuẩn là 21,3 điểm. 

Học phí trong năm học này đối với chương trình đại trà được nhà trường công bố là 20 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Năm 2020, chỉ tiêu tuyển sinh đối với ngành Công nghệ thông tin chương trình đại trà của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là 180; chương trình chất lượng cao Tiếng Việt là 180, chất lượng cao Tiếng Anh là 60 và chương trình liên kết quốc tế là 40 chỉ tiêu.

Mức điểm chuẩn cho các ngành công nghệ thông tin hệ đại trà, chất lượng cao Tiếng Việt và chất lượng cao Tiếng Anh lần lượt là 23,9; 22,3 và 21,8 điểm.

Cũng theo thông báo của trường, học phí hệ đại trà năm nay là 17,5-19,5 triệu đồng/năm, chất lượng cao Tiếng Việt là 28-30 triệu đồng/năm, chất lượng cao Tiếng Anh là 32 triệu đồng và chương trình đào tạo quốc tế là 35-50 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM

Năm 2020­­­­­, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển 400 chỉ tiêu nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, 440 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao, 40 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin (chương trình liên kết Việt - Pháp) và 80 chỉ tiêu ngành Khoa học máy tính chương trình tiên tiến.

Bên cạnh đó, trường cũng tuyển 120 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin chương trình liên kết quốc tế do ĐH Kỹ thuật Auckland (New Zealand) cấp.

Năm ngoái, điểm chuẩn vào nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin cao nhất trường với 25 điểm. Ngành Khoa học máy tính chương trình tiên tiến có mức điểm chuẩn là 24,6, ngành Công nghệ thông tin chương trình Việt - Pháp có điểm chuẩn là 21 và chương trình chất lượng cao là 23,2.

Mức học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy năm học này là 11,7 triệu đồng/năm. Chương trình Công nghệ thông tin tiên tiến là 40 triệu đồng/năm, Việt - Pháp 38 triệu đồng/năm và chất lượng cao là 29,7 triệu đồng/năm.

Thúy Nga

Tham khảo điểm chuẩn và học phí ngành công nghệ ô tô

Tham khảo điểm chuẩn và học phí ngành công nghệ ô tô

Những năm gần đây, ngành Công nghệ ô tô, Công nghệ kỹ thuật được nhiều thí sinh nam lựa chọn. Đây là ngành có điểm trúng tuyển vào ĐH khá cao.

" alt="Học phí ngành Công nghệ thông tin" width="90" height="59"/>

Học phí ngành Công nghệ thông tin

 - Những chia sẻ buồn của thầy giáo dạy văn Ninh Văn Dậu trên trang Facebook cá nhân hồi đầu tháng 3 khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.

Thầy Dậu là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A2 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (xã la HDreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Câu chuyện mà thầy chia sẻ là về cậu học trò Ksor Gôi – người đã cương quyết bỏ học mặc dù thầy và các bạn đã nhiều lần đến nhà và lên tận rẫy để thuyết phục em quay trở lại trường.

{keywords}
Thầy Ninh Văn Dậu (áo đỏ) thuyết phục cậu học trò Ksor. Bức ảnh do cậu học trò đi cùng thầy chụp lại. 

Chia sẻ với Vietnamnet, thầy Dậu cho biết hiện Ksor vẫn chưa tới lớp. “Do hôm nay đi công tác nên tôi chưa vào rẫy. Chắc là chiều mai tôi mới vào được” – thầy Dậu nói.

Quãng đường vào rẫy để thuyết phục cậu học trò là đường rừng dài gần 20km. Đến nay, thầy Dậu đã 3 lần lên rẫy nơi em đang phá mỳ để nói chuyện với học trò, ngoài những lần thầy đã tới nhà trước đó.

Thầy Dậu sinh năm 1982 đang chủ nhiệm có 41 học sinh, 100% là người dân tộc thiểu số Gia Rai. Hầu hết các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực yếu do xét tuyển đầu vào đều bằng học bạ. 

“Riêng Ksor có học lực trung bình, khá hơn các bạn khác, nên trường hợp của em tôi rất tiếc và vẫn đang cố gắng để thuyết phục em”.

Gia đình Ksor làm rất nhiều mỳ, nhà có 5 anh chị em. Lý do khiến em quyết định bỏ học là vì “thấy người nhà đi làm khổ quá, thương mọi người nên ở nhà đi làm luôn”, mặc dù gia đình cũng động viên em quay trở lại lớp và bản thân em cũng rất muốn đi học.

“Tôi xót ruột lắm!” – thầy Dậu nhiều lần nhắc đến sự tiếc nuối với trường hợp của Ksor.

Từ đầu năm học đến giờ, thầy giáo này đã phải đi vận động tới 6 em đi học trở lại và đã thành công với 4 trường hợp. “Còn 2 em vẫn đang dang dở và tôi vẫn đang cố gắng” – thầy nói.

“Mỗi trường hợp là một hoàn cảnh khác nhau. Có em thì tảo hôn, nghỉ học, có em thì học yếu, em thì lười học. Trường hợp nào tôi đi vận động cũng rất thương các em, vì nhận thức các em không đầy đủ, điều kiện môi trường phát triển cũng không có, không có điều kiện tiếp xúc với thông tin như người Kinh. Gian nan lắm...”

Thầy Dậu cho biết, những lần đi vận động học trò, thầy phải dùng rất nhiều cách. Có khi là nhờ các cựu học sinh đã thành đạt, có công việc ổn định đi cùng. Nhiều học trò của thầy sau khi tốt nghiệp đã đi học nghề, mấy năm gần đây đã có những em đi học cao đẳng, đại học, có những em sau khi học xong về làm cán bộ xã.

 

Những dòng chia sẻ xúc động của thầy Ninh Văn Dậu về cậu học trò Ksor:


“Chiều nay cũng giống như bất cứ buổi chiều nào khác. Nhưng hình như không... Cái se lạnh của đất trời Krông Pa có giống như mọi năm không mà sao lòng thấy se sắt lắm. Cảm giác như vừa đánh mất điều gì đó.

Chỉ mới cách đây hơn một tuần em đã hứa với thầy, với cô Linh và với cả tập thể lớp 12A2 rằng em sẽ đi học lại. Trong đó có cả gia đình em chứng kiến. Và một tuần qua em đã đều đặn tới lớp. Thầy cảm thấy thật ấm lòng trong cái tiết trời đầy nghiệt ngã và rất khó ở của mảnh đất này.

Nhưng em biết không, hai ngày qua thầy tới sinh hoạt lớp không thấy em xuất hiện, thầy nhận thấy có gì đó không ổn! Và đúng như linh cảm của người đã từng đi qua những nốt trầm của cuộc đời. Cả lớp thông báo: em bỏ học!

Nghe tới đó lòng thầy nghẹn lại. Thế rồi buổi tối về thầy gọi, nhưng em không nghe máy. Thầy liên lạc với người nhà em để tâm sự và trao đổi thêm. Có lẽ họ cũng cảm nhận được phần nào ý định của thầy. Tuy nhiên, chốt lại vẫn là: em bỏ học!

...

Vậy là chiều nay thầy cùng với bạn Tức lại lên đường. Vượt qua con đường rừng gần 20km để vào được cái rẫy nhà em, tận bên trong lòng hồ Ia HDreh. Thầy thấm mệt, bạn Tức cũng thấm mệt... nhưng cũng chưa là gì so với hình ảnh lấm lem trên khuôn mặt đen đúa của em - hình ảnh lấm láp ấy gọi dậy tuổi thơ dữ dội của thầy. Khi gặp lại em, ngồi trao đổi tâm sự, thầy quên cả đoạn đường khó nhọc mà mình đã vượt qua.

Ngồi với thầy cả buổi, nhưng em không nói gì ngoài câu: “Em bỏ học thầy ạ!”.

Là người đứng trên bục giảng cả chục năm, chứng kiến không biết bao số phận học trò đã đi qua - những phận đời đầy mỏng manh và éo le, nhưng lòng thầy vẫn quặn lại đầy xót xa vì em. Và giờ đây thầy không muốn tâm hồn mình trở nên trống trải, thiếu hụt bởi bất kỳ sự vắng mặt một vị trí nào trong lớp.

...

Vậy tại sao em có thể bỏ học?

Thầy có nói gì em cũng không trả lời. Điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ từ biệt cái chữ từ đây thật sao? Câu nói: “Em bỏ học thầy ạ!” làm đau một tâm hồn vốn rất nhạy cảm, dễ xúc động và đầy suy tư, trăn trở. Có lẽ nào thầy đã thất bại hoàn toàn?

Thầy và cả lớp vẫn đợi em. Nếu em vẫn chưa chịu vượt rẫy vượt rừng để trở về với trường với lớp, nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”.


  • Nguyễn Thảo
" alt="'Nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”" width="90" height="59"/>

'Nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”