Ông Ngô Huy Toàn cho biết, mới đây, Thanh tra Bộ TT&TT đã phối hợp với cơ quan Bộ Công an tìm ra một thanh niên sống ở nông thôn đã tạo lập ra được thiết bị Fly TV, qua thiết bị này lấy được tín hiệu từ K+ rồi phân phối tín hiệu đó để thu tiền.
“Đây là tình huống mới. Việc xử lý rất khó khăn vì đối tượng nêu trên giấu danh tính khi đăng ký sử dụng tên miền. Người đó cũng không trực tiếp thu tiền mà qua rất nhiều cấp trung gian khác nhau. Chúng tôi phải phối hợp với cơ quan an ninh văn hóa lần mãi mới ra được người này. Mặc dù mức độ xâm hại chưa lớn lắm, thu lợi chưa nhiều lắm nhưng đối tượng đó đã bị xử lý và đã chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý của cơ quan chức năng”, ông Ngô Huy Toàn nói.
“Có thể trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm, đối tượng chưa nghĩ đến hậu quả phải gánh chịu tác động về mặt lâu dài, sau khi làm việc với cơ quan chức năng thì đã nhận thức ra vấn đề và cam kết không tái phạm hành vi tương tự.
Qua câu chuyện vi phạm bằng Fly TV nêu trên, có thể thấy công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cần tăng cường hơn nữa. Một số người trong xã hội không có chủ định vi phạm bản quyền bằng mọi cách nhưng họ chưa nắm rõ quy định của pháp luật”, ông Ngô Huy Toàn chia sẻ thêm.
Trưởng phòng Thanh tra Báo chí – Xuất bản cũng đã nhấn mạnh một số khó khăn mà cơ quan chức năng phải đối mặt trong môi trường số, đó là rất khó xác minh đối tượng vi phạm.
“Với website xuất xứ tên miền Việt Nam thì việc xử lý không khó. Với những cá nhân đăng ký sử dụng tên miền nước ngoài thông qua đại lý cũng có thể dễ dàng tìm ra. Nhưng khi đối tượng vi phạm sử dụng tên miền nước ngoài, giấu địa chỉ IP... thì quá trình phối hợp giữa các quốc gia không thể ngày một ngày hai mà đòi hỏi quy trình thủ tục chặt chẽ..
Thực tế, giờ nhiều người không qua đại lý đăng ký tên miền mà trực tiếp đăng ký thẳng với tổ chức tên miền nước ngoài, chúng tôi rất khó kiểm tra, xử lý cũng như xác minh đối tượng. Nội dung này trong nhiều diễn đàn tôi đã có cơ hội trao đổi với đại diện các hiệp hội, tổ chức nước ngoài, nhưng câu trả lời chưa thực sự rõ nét lắm”, ông Ngô Huy Toàn phân tích.
" alt=""/>Xử lý vụ dùng Fly TV lấy tín hiệu K+ để thu tiền phân phối trái phépTheo tin từ SCTV, SCTV đã có bản quyền và sẽ phát sóng trực tiếp toàn bộ giải đấu Copa America Centenario 2016, diễn ra từ ngày 04 - 27/6 trên các kênh BTV5, SCTV15 và SCTV-TTHD.
Copa America Centenario 2016 được kỳ vọng là một giải đấu hàng đầu, một ngày hội của những vũ điệu Latin nóng bỏng, khi mùa giải năm nay Copa America Centenario kỷ niệm 100 năm ra đời giải đấu danh giá nhất khu vực Nam Mỹ. Sự kiện là một ngày hội không thể bỏ lỡ với những ai đam mê thứ bóng đá hoa mỹ và đậm chất kỹ thuật.
Cách đây 1 năm, không phải các ông lớn như: Brazil, Argentina hay Uruguay mà Chile mới là những người bước lên bục cao nhất. Đó là cơ sở để tin vào những điều bất ngờ, thú vị sẽ diễn ra tại giải đấu năm nay. Bên cạnh đó, “món đặc sản” không thể thiếu được ở mỗi kỳ Copa America đó là sự hội tụ những siêu sao hàng đầu của làng túc cầu thế giới. Lionel Messi, Luis Suarez hay Alexis Sanchez mỗi cái tên đều mang đến sự yêu thích nhất định trong lòng người hâm mộ.
Tính đến thời điểm này có hai đơn vị truyền hình đã sở hữu bản quyền phát sóng Copa America Centenario 2016 là SCTV và VTVcab. Hôm 21/5/2016, VTVcab đã công bố sẽ tường thuật trực tiếp toàn bộ 32 trận đấu tại giải đấu danh giá có lịch sử lâu đời nhất thế giới này từ ngày 4/6 - 27/6/2016.
Khác với các kỳ Copa America trước đây, tại Copa America Centenario 2016 lần đầu tiên giải đấu có sự tham dự của 16 đội bóng (10 đội Nam Mỹ và 6 đội thuộc khu vực CONCACAF), với 4 bảng đấu, mỗi bảng sẽ lấy 2 đội nhất nhì lọt vào vòng tứ kết. Điều này cũng khiến giải đấu hứa hẹn tính cạnh tranh hấp dẫn hơn với cuộc đối đầu nảy lửa giữa những tên tuổi lớn nhất trong làng bóng đá châu lục và thế giới, những ngôi sao sân cỏ hàng đầu.
" alt=""/>Lịch phát sóng Copa America Centenario 2016 trên SCTV và VTVcabTrong quá khứ, mỗi lần Apple muốn thay đổi công nghệ thẻ SIM, hãng này đều thành công. Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone có khay SIM rời. Đây là lần đầu tiên người dùng có khái niệm gỡ khay SIM ra khỏi máy và gắn SIM vào khay, thay vì mở nắp lưng hoặc khe cắm để gắn SIM. Đến 2010, Apple đề xuất dùng Micro-SIM và về sau là Nano-SIM để tận dụng không gian bên trong smartphone tốt hơn. Hãng cũng thuyết phục được cả ngành di động phải chạy theo sản xuất chuẩn SIM của mình và tích hợp vào các sản phẩm cao cấp như hiện nay.
Thẻ SIM dù có kích thước ngày càng nhỏ gọn và khe SIM đi từ chỗ gắn cố định trong máy tới mức có thể tháo rời thì cũng vẫn là những hạn chế khó tránh của thiết kế. Các nhà sản xuất đã phải dành rất nhiều công sức và thời gian nhằm giảm kích thước khe SIM nhưng vẫn đảm bảo bộ phận này hoạt động ổn nhất có thể. Như những bộ phận động khác bên trong một thiết bị, khe SIM luôn là thứ khiến các nhà thiết kế đau đầu.
Đương nhiên là có một cách khác để thay thế thẻ SIM, đó là sử dụng SIM nhúng. Thay vì sử dụng cơ chế thẻ SIM và khay SIM có khả năng tháo lắp, các nhà sản xuất có thể hàn một thẻ SIM vĩnh viễn vào bên trong thiết bị. Điều này không chỉ giúp loại bỏ khay SIM mà còn cho phép kích thước của chiếc SIM giảm xuống và chỉ nhỏ bằng một con chip trên bảng mạch. (Thực ra bên trong một chiếc SIM không chứa gì nhiều, tuy nhiên các nhà sản xuất buộc phải tạo ra những chiếc SIM có kích thước đủ lớn để bàn tay của con người có thể cầm được và nhét vào trong chiếc điện thoại mà không làm hư hại SIM).
Quay trở lại năm 2012, khi Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) bắt đầu phát triển những loại SIM nhúng, Apple đã tỏ ra rất hứng thú với chuẩn mới này. Đến năm 2014, công ty đã cho ra đời những chiếc SIM riêng của mình.
Tại Mỹ và Anh, các phiên bản LTE của chiếc iPad Air 2 và iPad Mini 3 đều được lập trình với một thẻ SIM Apple. Loại SIM này có thể chuyển đổi dịch vụ từ nhà mạng này sang nhà mạng khác thông qua trình đơn Settings ngay trên hệ điều hành iOS. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ cho phép bạn chuyển đổi dịch vụ giữa các nhà mạng một cách dễ dàng để tận dụng được những lợi thế của các nhà cung cấp khác nhau. Ví dụ như nhà mạng này có gói roaming rẻ hơn nên khi bạn ra nước ngoài, chỉ bằng vài thao tác chạm, bạn đã có thể chuyển sang một chiếc SIM khác. Sau đó khi quay trở về nước, bạn lại chuyển đổi về SIM cũ để tận hưởng chính sách sử dụng dữ liệu 3G giá rẻ.
Đây sẽ là một tiện ích tuyệt vời khi đi du lịch. Thay vì phải mua một chiếc SIM mới của quốc gia bạn viếng thăm, Apple SIM sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng mạng của một nhà cung cấp địa phương với giá cước gọi và dịch vụ dữ liệu di động rẻ. Nhưng sản phẩm này cũng đe dọa các nhà mạng vì có thể khiến SIM truyền thống bị khai tử. Chính vì vậy Apple SIM đã từng bị các nhà mạng tại Mỹ phản đối kịch liệt.
" alt=""/>Apple SIM sẽ khiến các loại SIM truyền thống bị khai tử