Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Bader Ginsburg mới đây đã phải nhập viện do ngã tại văn phòng. Thông tin này khiến nhiều người dân Mỹ bồn chồn lo lắng. Vậy điều gì khiến bà Bader Ginsburg tạo được tầm ảnh hưởng như vậy?âuchuyệnvềnữthẩmphánđượcnửanướcMỹngưỡngmộlich seria
Tiết lộ động trời về mã phóng hạt nhân Mỹ
Triều Tiên thử vũ khí chiến thuật, siêu tối tân
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ bị kết án diệt chủng
Khi nhập viện, bác sĩ chẩn đoán thẩm phán Bader Ginsburg gãy 3 xương sườn. Lập tức cộng đồng mạng xã hội tại Mỹ đã cập nhật thông tin và gửi lời chúc sức khỏe tới người phụ nữ 85 tuổi.
Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Jimmy Kimmel trong tối cùng ngày đã khẳng định cần phải bảo vệ nữ thẩm phán Bader Ginsburg bằng mọi giá. Ngày 9/11, bà Ginsburg đã xuất viện về nhà nhưng công chúng Mỹ vẫn lo lắng về sức khỏe của nữ thẩm phán này.
Đài BBC (Anh) cho biết trong trường hợp thẩm phán Ginsburg quyết định nghỉ hưu hoặc sức khỏe của bà không cho phép để tiếp tục thì Tổng thống Donald Trump sẽ có cơ hội bổ nhiệm thẩm phán theo đường lối bảo thủ thứ 3 sau ông Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. Tòa án tối cao Mỹ luôn duy trì 8 vị thẩm phán và 1 chánh án tại vị, họ có thể làm việc trọn đời.
Nhưng trên tất cả, điều khiến công chúng Mỹ quan tâm tới bà Ginsburg là bởi thẩm phán này đã trở thành một biểu tượng.
Đồng tác giả cuốn sách mang tiêu đề “Notorious RBG” Irin Carmon cho biết: “Ngay cả khi đã 85 tuổi, bà ấy vẫn bám trụ với cam kết về công bằng và bình đẳng. Chúng ta không có nhiều cá nhân như bà ấy”.
Joan Ruth Bader (tên thời con gái của bà Bader Ginsburg) sinh ra tại khu vực Flatbush, Brooklyn, New York năm 1933 và là con của cặp đôi người Do Thái nhập cư. Năm 17 tuổi, Ruth đã phải trải qua nỗi đau mẹ qua đời vì ung thư.
Năm 1954, bà Ruth tốt nghiệp Đại học Cornell và kết hôn với ông Marty Ginsburg rồi đổi tên thành Ruth Bader Ginsburg. Khi mang thai con đầu lòng, bà Bader Ginsburg đã bị giáng chức tại văn phòng an sinh xã hội. Ở thập niên 50 của thế kỷ trước, việc phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai vẫn khá phổ biến. Điều này đã khiến bà Bader Ginsburg che giấu hoàn toàn lần mang thai thứ hai.
Năm 1956, bà Bader Ginsburg là một trong 9 phụ nữ đăng ký vào học tại trường Luật thuộc Đại học Harvard. Sau đó bà chuyển sang Trường Luật Columbia tại New York. Tuy nằm trong nhóm có thành tích cao nhất lớp nhưng bà Bader Ginsburg lại gặp khó khăn trong tìm việc. Bà Bader Ginsburg cho biết các công ty luật tại thành phố New York khi đó chần chừ không tuyển dụng bà bởi xuất thân là phụ nữ, đã có con và gốc gác người Do Thái.
Bà Bader Ginsburg sau đó trở thành giáo sư tại Trường Luật Rutgers năm 1963 và là người đồng thành lập Dự án Quyền Phụ nữ tại Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU). Năm 1973, bà Bader Ginsburg nhận trọng trách là người đứng đầu bộ phận pháp lý của ACLU.
Năm 1980, bà Bader Ginsburg được bổ nhiệm vào Tòa án Quận Columbia. Đến năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đề cử bà Bader Ginsburg vào Tòa án Tối cao. Từ đây, bà Bader Ginsburg chính thức trở thành người phụ nữ thứ hai được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao Mỹ.
Một trong những vụ việc quan trọng và đầu tiên của bà Bader Ginsburg tại Tòa án Tối cao liên quan đến chính sách chỉ nhận nam giới tại Viện quân sự Virginia. Nữ thẩm phán Ginsburg khẳng định không có luật hoặc chính sách nào được từ chối cơ hội của nữ giới trong tham gia và cống hiến cho xã hội dựa trên năng lực cá nhân của họ.
Hình ảnh bà Ginsburg trở nên phổ biến với công chúng khi một sinh viên trường luật tạo tài khoản mạng xã hội Tumblr dành riêng cho bà với tên Notorious RBG. Từ đây, bà Ginsburg trở thành hiện tượng với thế hệ phụ nữ trẻ tuổi. Thậm chí phong cách thời trang của nữ thẩm phán Ginsburg cũng được công chúng ghi nhận và học hỏi.
Theo TTXVN/ Baotintuc
Ngày này năm xưa: Tội ác ghê rợn của gã đồ tể điên loạn
Ngày 16/11/1957, sát nhân khét tiếng Edward Gein, còn được mệnh danh là "Gã đồ tể điên", đã giết hại nạn nhân cuối cùng, bà Bernice Worden tại Plainfield, bang Wisconsin (Mỹ).