|
Jovan Hill bên trong căn hộ, cũng là nơi anh “làm việc” tại Brooklyn, New York. Ảnh: NY Times. |
Trong video trực tuyến kéo dài 7 phút, Jovan Hill nói về rất nhiều thứ, nhưng chỉ một thứ lặp đi lặp lại: anh liên tục nhắc người xem gửi tiền cho mình.
“Hôm nay tôi nghèo quá, nên nếu bạn muốn giảm được chút tiền thuế nào, hãy ủng hộ cho quỹ từ thiện của Jovan nhé”.
Vài phút sau, tài khoản Venmo và PayPal của Jovan liên tục báo có tiền chuyển tới. Số tiền mỗi người ủng hộ dao động từ 1-100 USD, với những lời nhắn như gọi Jovan là một “ông vua thất nghiệp”.
Nhật ký của một gã đồng tính thất nghiệp
Jovan tự gọi những video của mình là một bộ nhật ký của một gã đồng tính thất nghiệp, lấy cảm hứng từ trang web 4chan và bản thân anh, một người da màu đồng tính.
Mặc dù vậy, gần 200.000 người theo dõi anh, tính tổng ở các mạng xã hội như Twitter, YouTube, Instagram hay Patreon, thì không hề ghét bỏ hay khinh thường Jovan Hill. Thậm chí anh được coi là khác biệt hẳn nếu so với những người tạo ảnh hưởng trên mạng.
Những video trực tiếp của Jovan, không hề dựng kịch bản trước, cho người xem hiểu rõ cuộc sống của một thanh niên ngoài 20 tuổi không có sự trợ giúp của gia đình, và cũng chẳng có một công việc truyền thống.
“Lý do duy nhất tôi thức dậy và đi làm mỗi sáng là để tôi có thể ủng hộ Jovan tiền thuê nhà hàng tháng”, Paige Wolfe, một nhân viên ngân hàng 23 tuổi chia sẻ trên Twitter.
Những người hâm mộ như Paige giúp cho Jovan chi trả khoản tiền thuê nhà tại New York và chi phí sinh hoạt 1.300 USD mỗi tháng, bao gồm cả những khoản như hút cần, tiền trang trải cho gia đình, giải trí và mua quần áo. Chính Jovan cũng luôn cảm thấy ngạc nhiên vì sự hào phóng của người xem.
“Khi tôi nói chuyện với bạn bè lâu năm, nhiều người không thể hiểu được tại sao người ta lại có thể cho tiền một người lạ mặt, không quen biết. Chính tôi cũng cảm thấy như vậy. Nhưng đây là một cộng đồng, một cộng đồng xoay quanh tôi”.
“Vì sao phải đi làm cơ chứ”
Jovan Hill lớn lên ở Texas, trong một gia đình có 11 anh chị em đều do một tay mẹ nuôi nấng. Khi còn nhỏ, anh hầu như chỉ chơi game và sinh hoạt trên các diễn đàn ẩn danh.
Tuy nhiên khi lớn lên, Jovan bắt đầu cởi mở hơn, không còn phải ẩn danh mỗi khi lên mạng nữa. Anh mở một trang Tumblr, tự ghi lại cuộc sống của mình, một thanh niên đồng tính ở lứa tuổi trung học, sinh ra và lớn lên trong một gia đình sùng đạo.
Jovan lần đầu biết tới sự hào phóng của cộng đồng vào năm 2016. Khi đó, bà của anh đang phải sống với sự trợ giúp của máy móc, nhưng nhà Jovan thì không còn đủ tiền để duy trì. Jovan hoảng loạn và cầu cứu sự trợ giúp từ những người theo dõi.
Jovan hi vọng mình sẽ nhận được nhiều lắm là vài trăm USD. Anh không ngờ rằng những người theo dõi đã ủng hộ đủ số tiền 3.000 USD để bà của anh duy trì sự sống.
“Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra những người theo dõi thực sự quan tâm đến cuộc sống của mình”.
Jovan tiếp tục thu hút thêm nhiều người theo dõi khi anh vào học tại Đại học bang Texas. Tuy nhiên trong vài năm, anh không hề coi đây là nguồn thu nhập chính. Sự cố xảy ra với Jovan hồi đầu năm, khi anh gặp rắc rối trong chuyện tình cảm, bỏ học khi chỉ còn vài môn nữa là tốt nghiệp.
|
Số tiền kiếm được hàng tháng đủ cho Jovan thuê nhà tại New York và trang trải chi phí sinh hoạt. Ảnh: NY Times. |
Với 22 USD trong túi và một tấm vé máy bay do mẹ mua cho, Jovan bay tới New York để làm lại từ đầu. Anh thuê một căn hộ tại khu ngoại ô và ở cùng Jake Garner, một người nổi tiếng khác mà anh quen qua Tumblr. Cả hai đều không có một công việc và nguồn thu nhập ổn định, nên quyết định nhờ sự trợ giúp từ những người theo dõi.
“Cách làm của tôi gần như là một sự thỏa thuận với người xem. Nếu anh muốn tôi ngồi ở nhà và lên nói chuyện hàng ngày, anh cần phải trả tiền thuê nhà cho tôi. Ban đầu, tôi chỉ cần khoảng 300 USD để trả tiền thuê ở tầng hầm, nhưng sau đó những người xem muốn tôi sống tốt hơn”.
Hill tìm được việc tại một rạp chiếu phim, nhưng chỉ sau vài tuần đã bỏ việc, thậm chí chẳng thèm lấy phiếu lương. “Làm việc ở đó, tôi còn chẳng kiếm được nhiều tiền bằng ngồi nhà và lên nói chuyện năm lần một ngày. Thế thì tại sao phải đi làm cơ chứ”?
Giờ đây Jovan kiếm được khoảng 4.000 USD mỗi tháng từ nhiều nền tảng mạng xã hội. Ngoài tiền ủng hộ từ nền tảng Periscope, người hâm mộ còn trả 1 USD mỗi tháng để xem video anh đưa lên Patreon. Thỉnh thoảng Jovan sẽ đăng một tấm hình về các khoản tiền ủng hộ qua Venmo lên Twitter, nhằm khích lệ các fan ủng hộ nhiều hơn.
Đôi lúc, anh cũng nhận được câu hỏi từ người xem: vì sao không đi làm. Câu trả lời của Jovan luôn là: “đây là công việc của tôi”.
“Tôi còn chẳng quan tâm, nhưng họ vẫn cứ gửi tiền”
Jovan chỉ là một trong số rất nhiều người gây ảnh hưởng (micro-influencer). Đó là những người có hàng chục ngàn người theo dõi trên mạng xã hội, sẵn sàng trả tiền để họ nói về cuộc sống của mình hàng ngày. Cách kiếm tiền của những người gây ảnh hưởng là kêu gọi ủng hộ, hoặc bán và quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ.
Có tới 2.400 người đăng ký theo dõi trên Patreon, trả phí 3 USD/tháng để xem cặp đôi “Sailing La Vagabonde” đi du lịch khắp thế giới. Bạn cùng phòng với Jovan, Jake Garner chỉ có gần 2.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội, nhưng cũng kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống.
“Nền văn hóa hiện tại đã trở nên nhàm chán, nên nhiều người chọn theo dõi những cá nhân trên mạng”.
Jake Garner thường lên sóng cùng Jovan để trò chuyện cùng nhau. Số tiền cả hai kiếm được cao hơn nhiều so với những công việc trước đây của họ.
“Chúng tôi cũng có thể đầu tư, nhưng chúng tôi đều ghét tư bản”.
|
Góc làm việc bên trong căn hộ của Jovan Hill. Ảnh: NY Times. |
Jovan “làm việc” mỗi ngày 3 lần. Anh mở Periscope, nói chuyện trong 10 – 30 phút, thường là ở căn hộ của mình, hoặc đôi khi là ở ngoài phố hay trong những bữa tiệc. Công cụ làm việc của anh chỉ là một chiếc iPhone X, một cỗ máy tính, và “phụ kiện” thường xuyên xuất hiện cùng là những điếu cần sa.
Những chủ đề trong buổi nói chuyện của Jovan rất đa dạng. Có lúc anh bình luận về các tin tức giải trí, nhớ lại thời thơ ấu, hay có khi là kể về những câu chuyện tình cảm. Trong vài phút, Jovan có thể đổi chủ đề nhiều lần, và tâm trạng cũng thay đổi liên tục.
Cùng lúc đó, anh chàng có thể ăn uống, chơi nhạc, gọi điện thoại cho bạn bè, hay hút cần. Thường thì Jovan sẽ nói đến tiền, hay khích lệ mọi người ủng hộ cho mình.
“Tôi sẽ làm bất cứ thứ gì để có 15 USD”, anh chàng nói trong một video. Vài phút sau, một khoản ủng hộ 5 USD tới từ người theo dõi có tên Ashley, với yêu cầu “được chú ý”.
“Tôi yêu bạn, Ashley”, Jovan nói với giọng điệu đà.
Jovan cho biết mình mắc chứng rối loạn lưỡng cực, hội chứng tâm lý khiến một người liên tục thay đổi giữa hai trạng thái hưng phấn và trầm cảm. Anh không uống thuốc, nên việc thay đổi tâm trạng diễn ra khá thường xuyên.
“Tôi đâu có yêu cầu các người phải theo dõi đâu. Các người tự đến đấy chứ”, Jovan nói trong một video trực tiếp. Trước đó, anh cho biết mình đang phê thuốc.
Jovan cũng thường xuyên sử dụng Twitter, có khi đăng tới hơn 30 bài một ngày. Vài tháng trước, anh phải trở về Texas để đóng tiền phạt do đỗ xe. Những người theo dõi đã chuyển tiền để anh thanh toán khoản tiền phạt này.
“Tôi còn chẳng quan tâm, nhưng họ vẫn cứ gửi tiền. Có người nói rằng nếu tôi vào tù thì sẽ chẳng còn tweet được nữa”.
Theo Zing
Người Việt tìm kiếm nội dung gì nhiều nhất trong 2018?
Những sự kiện "nóng" được người Việt quan tâm tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm qua vừa được công bố.
" alt="'Ăn xin' công nghệ: Lên sóng mỗi ngày, tháng kiếm 4.000 USD"/>
'Ăn xin' công nghệ: Lên sóng mỗi ngày, tháng kiếm 4.000 USD
10 đội thi xuất sắc nhất từ vòng Sơ loại WhiteHat Grand Prix 2018 sẽ quy tụ tại Hà Nội để tham gia vòng Chung kết.Với thành tích trên đấu trường CTF quốc tế và trong vòng Sơ loại tháng 8 vừa qua của các đội, không dễ để có thể trả lời câu hỏi: Ai sẽ là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch WhiteHat Grand Prix 2018.
|
WhiteHat Grand Prix 2018 |
Top 1 vòng Sơ loại coconutCoffee đến từ Hàn Quốc là một cái tên vô cùng mới mẻ trên đấu trường CTF. WhiteHat Grand Prix 2018 là cuộc thi đầu tiên mà coconutCoffee tham gia.
Tuy nhiên, rất đáng nể là trong vòng Sơ loại, coconutCoffee hầu như luôn chiếm vị trí dẫn đầu trên Bảng xếp hạng và giành ngôi quán quân chung cuộc. Với thành tích lần đầu ra quân như vậy, “lính mới” coconutCoffee là đối thủ nặng ký cho chức vô địch. Cũng đến từ Hàn Quốc là JustToPlay, một cái tên rất mới trên các bảng xếp hạng CTF quốc tế. Tuy mới tham gia chinh chiến nhưng khả năng của JustToPlay là không thể xem thường.
Dcua, đội chơi đến từ Ukraine là cái tên quen thuộc của WhiteHat Grand Prix. Cả 4 lần tổ chức ở quy mô toàn cầu, cuộc thi đều có sự góp mặt của dcua trong Top 10: Năm 2015 – Top 7, 2016 – Top 5, 2017 – Top 8 và 2018 – Top 2 vòng Sơ loại. Tại vòng Sơ loại năm nay, dcua thể hiện đẳng cấp đội chơi Top 4 CTFtime khi không ít lần soán ngôi đầu bảng và chỉ để thua đội Top 1 với điểm số không quá cách biệt.
Trên đấu trường CTF quốc tế, dcua cũng là đội có thâm niên thi đấu lâu nhất khi bắt đầu thi CTF từ năm 2012 với tổng cộng hơn 340 cuộc thi CTF, 39 lần giành chức vô địch. Đã 3 lần để tuột mất chức vô địch, liệu dcua có thay đổi được lịch sử trong vòng Chung kết lần này?
|
Biểu tượng đội dcua |
P4team, LC1BC, perfectblue hiện đang nằm trong Top 10 trên bảng xếp hạng CTFtime. Cả ba đều đã tham gia hàng trăm cuộc thi CTF lớn nhỏ trên toàn thế giới, giành được khá nhiều giải thưởng và thứ hạng cao. Trong vòng Sơ loại, perfectblue nhập cuộc khá sớm và luôn có tên trong Top 10, trong khi p4team, LC1BC có những bước đi chậm và chắc, đủ giúp họ có mặt trong Top 10 chung cuộc.
|
Biểu tượng 3 đội p4team, LC1BC, perfectblue |
Pwndevils là một đội chơi đến từ Mỹ. Dù mới tham gia WhiteHat Grand Prix từ năm nay, pwndevils đã rất xuất sắc giành vị trí thứ 3 chung cuộc vòng Sơ loại. Đa số thời gian diễn ra cuộc thi pwndevils luôn đứng ngay sau Top 1 coconutCoffee và rình rập vị trí cao nhất này.
|
Đội pwndevils |
Trong 10 đội lọt vào vòng Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018 có tới 3 đội Việt Nam: ACEBEAR, Injocker10K và r3s0L. Cả ba đều là những cái tên khá mới của CTFtime khi chỉ tham gia một số ít các cuộc thi CTF. Tuy nhiên, cả ba đội đã xuất sắc vượt qua hơn 700 đội thi để có mặt trong vòng Chung kết.
Có thể nói, vòng Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018 sẽ là cuộc “so găng” giữa những “ngôi sao mới nổi” và những “gạo cội” trên đấu trường CTF quốc tế. Những ngôi sao mới nổi là coconutCoffe, JustToPlay, ACEBEAR, Injocker10K và r3s0L, những đội chỉ bắt đầu hoặc mới tham gia một số ít các cuộc thi CTF. Trong khi đó, gạo cội là dcua, LC1BC, p4team, pwndevils, perfectblue, những đội có thành tích khá cao trên bảng xếp hạng CTFtime, thậm chí là Top 10. Ai sẽ giành ngôi vô địch vẫn là một ẩn số khó đoán và cơ hội được chia đều cho tất cả các đội.
|
Đội ACEBEAR |
Ở vòng Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018, lần đầu tiên tại Việt Nam, thử thách vượt qua các lỗ hổng bảo mật trên thiết bị IoT được đưa vào một cuộc thi an toàn thông tin mạng.
Ở phần thi đầu tiên, mỗi đội sẽ được cấp một hệ thống mạng giống như thực tế tại doanh nghiệp với các thiết bị IoT như: Router, Modem Wi-Fi, Camera giám sát, hệ thống điều khiển trung tâm, các thiết bị đầu cuối…
Nhiệm vụ của các đội thi là phải vượt qua các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên các thiết bị IoT và ghi điểm sau mỗi thử thách. Việc này đòi hỏi thành viên của các đội phải luôn cập nhật kiến thức mới nhất về các lỗ hổng an ninh, đồng thời phải sở hữu đầy đủ kỹ năng liên quan đến phân tích lỗ hổng hệ thống mạng từ xa, dịch ngược (Reverse Engineering)...
Sau đó, các đội thi sẽ tiếp tục tham gia phần thi đối kháng trực tiếp Attack/Defense onsite. Thời gian của 2 phần thi kéo dài liên tục trong 8 tiếng từ 9:30 – 17:30 ngày 1/11/2018. Diễn biến chi tiết vòng Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018 sẽ được tường thuật tại cộng đồng an ninh mạng Việt Nam WhiteHat.vn.
H.N - ĐInh Bạt Tuấn - Phạm Văn Thường
" alt="Đội nào có khả năng vô địch Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018?"/>
Đội nào có khả năng vô địch Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018?