Một nhân viên giao đồ ăn tại Bắc Kinh hôm 31/1. Ảnh: AP
Trong thập kỷ qua, ngành công nghiệp giao đồ ăn trở nên phổ biến tại Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào khác, phục vụ hơn 500 triệu khách hàng và tuyển dụng 3 triệu tài xế. Tuy nhiên, dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã khiến ngành này thiệt hại không ít. Các nhà hàng dựa vào dịch vụ giao đồ ăn bị tê liệt, trong khi người tiêu dùng tìm kiếm giải pháp thay thế.
Cathy Liu, 25 tuổi, sống tại Bắc Kinh, cho biết cô đã ngừng đặt đồ ăn qua mạng vì dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và khiến cô hoảng sợ. Trước đây, cô đặt 1 tới 2 lần mỗi tuần. Cô lo ngại vì không biết người chế biến và thức ăn được bảo quản ra sao trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, nhân viên giao hàng lại tiếp xúc với rất nhiều người mỗi ngày và tăng nguy cơ nhiễm virus.
Meituan Dianping và Alibaba, hai công ty giao đồ ăn lớn nhất nước, đang trong cuộc đua xử lý các lo ngại sức khỏe, không chỉ để bảo vệ doanh nghiệp mà còn giúp hàng triệu công dân khác.
Trường học, doanh nghiệp đóng cửa mang đến cơ hội thu lời hấp dẫn nếu họ trấn an được khách hàng. Trong dịch SAR 2003, mọi người đổ xô đặt hàng qua mạng khi buộc phải ở nhà. Tuy nhiên, tin tức về các nhân viên giao hàng mắc bệnh lại thổi bùng lo ngại. Mạng xã hội nước này đang chia sẻ câu chuyện về một tài xế đã giao gần 40 đơn hàng tại Thanh Đảo trước khi vợ của anh được chẩn đoán nhiễm virus. Tại Thâm Quyến, báo chí địa phương đưa tin một nhân viên nhiễm virus đã làm việc 14 ngày trước mà không có triệu chứng nào.
Nhiều tòa nhà phức hợp đã cấm tài xế giao đồ ăn, còn một số cộng đồng hạn chế với mọi người ngoài. Các nhà hàng cho biết lượng đơn hàng “rơi tự do”, còn khách hàng lại nói cước giao hàng tăng lên, đôi khi còn cao gấp đôi trước khi có dịch.
Meituan và Ele.me của Alibaba, nắm trong tay 90% thị phần, từ chối bình luận về sức khỏe của nhân viên. Dù vậy, họ nhấn mạnh các biện pháp đang áp dụng để bảo vệ tài xế và khách hàng. Meituan ra mắt dịch vụ tại 184 thành phố, trong đó đồ ăn được giao đến một trạm an toàn và người nhận không phải giao tiếp trực tiếp với nhân viên giao hàng. Ele.me cũng áp dụng giải pháp tương tự tại vài thành phố. Cả hai yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang, thường xuyên khử trùng thùng chở hàng, đo nhiệt độ hàng ngày.
Tại tâm dịch Vũ Hán, nơi 11 triệu người bị cách ly, Ele.me nói họ thưởng thêm cho tài xế, đồng thời giảm phí hoa hồng của các nhà hàng.
" alt=""/>Sợ nhiễm virus Corona, người Trung Quốc hạn chế gọi đồ ăn qua mạngTuyển thủ người Ghana vừa hoàn tất thương vụ gia nhập Schalke trong một mùa giải, vì không nằm trong kế hoạch thi đấu của Conte.
Baba Rahman vừa chia tay Chelsea sang Schalke dưới dạng cho mượn |
Trên tờ Ruhr Nachrichten, Baba Rahman chia sẻ: "HLV Antonio Conte nói với tôi rằng, ông muốn đội bóng của mình chơi thiên về phòng ngự. Nhưng bản thân tôi là mẫu hậu vệ cánh thích lao lên tấn công nhiều hơn.
Bởi vậy, nếu ở lại Chelsea, tôi sẽ không có nhiều cơ hội ra sân. HLV Conte khuyên tôi nên chuyển sang đội khác dưới dạng cho mượn. Sau khi kết thúc mùa giải 2016/17, chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau để bàn về tương lai."
Đến Schalke, Baba Rahman sẽ có dịp tái ngộ HLV Markus Weinzierl, người từng dìu dắt anh thời còn thi đấu ở Augsburg.
Trên website của Schalke 04, ông Markus Weinzierl nói: "Baba là mẫu hậu vệ tấn công biên rất tốt và tôi biết rõ những phẩm chất của cậu ấy. Với sự bổ sung này, chắc chắn Schalke sẽ trở nên mạnh mẽ hơn."
Trong một năm khoác áo The Blues, Baba Rahman ra sân 23 trận và là sự lựa chọn thứ hai bên hành lang cánh trái sau Cesar Azpilicueta.
Anh tỏ ra không thích lối đá thiên về thể lực ở Premier League: "Tại Anh có rất nhiều cầu thủ mạnh về thể lực. Các đội bóng vẫn chơi theo kiểu chạy và sút, với cường độ cao thử thách sức bền của mỗi cầu thủ."
* T.A
" alt=""/>Conte tống khứ hậu vệ vì quá ham tấn công