Các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng chia sẻ kinh nghiệm cải thiện thực hành ăn dặm trong 1.000 ngày đầu đời cho trẻ em Việt Nam tại hội thảo (Ảnh: Nhật Minh).
Tại hội thảo khoa học "Nhật Bản - Việt Nam về cải thiện thực hành ăn dặm trong 1.000 ngày đầu đời cho trẻ em Việt Nam", các chuyên gia từ Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC, phòng khám dinh dưỡng Nutrihome và các chuyên gia từ Nhật Bản đã thảo luận, chia sẻ thông tin khoa học về các vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em hai nước, nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực để chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, khoa học và phù hợp cho trẻ em Việt Nam.
Hội thảo do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam tổ chức, nằm trong khuôn khổ dự án "Khảo sát kiểm chứng thương mại hóa cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời tại Việt Nam'' do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA triển khai từ năm 2023.
Tại hội thảo, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Y tế, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đã ký kết hợp tác chiến lược với Asahi Group Foods thuộc Tập đoàn dinh dưỡng Asahi - thương hiệu lớn, uy tín có tuổi đời hơn 130 năm tại Nhật Bản.
Hợp tác giữa 2 hệ thống lớn tại Việt Nam và Nhật Bản nhằm tiến tới những hợp tác chuyên sâu, toàn diện về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, chú trọng nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hành. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em Việt Nam dễ dàng tiếp cận sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao từ Nhật Bản một cách thuận tiện, an toàn với chi phí hợp lý.
Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam cho biết, trong hơn 30 năm qua, JICA đã và đang triển khai nhiều loại hình hợp tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ông hy vọng, những kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành về bữa ăn và định lượng dinh dưỡng hợp lý, hướng dẫn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của người Nhật sẽ sử dụng phổ biến ở Việt Nam, qua đó góp phần cải thiện sức khỏe của phụ nữ mang thai và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chia sẻ tại hội thảo, BS.CKI Phạm Đỗ Uyên, Bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC và Nutrihome cho biết, trẻ em được tiêm vaccine đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Từ tháng 3/2024 -7/2024, VNVC và Nutrihome phối hợp cùng Asahi Group Foods thực hiện khảo sát cung cấp bộ công cụ hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật, sản phẩm ăn dặm và hướng dẫn cách thực hành cho ăn bổ sung cho trẻ 6-18 tháng tuổi với phụ huynh đến khám dinh dưỡng, tiêm chủng vaccine tại Nutrihome và VNVC. Các phụ huynh đều đánh giá bộ công cụ hữu ích và truyền đạt cách thức phù hợp cho trẻ ăn dặm.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, VNVC hiện có gần 200 trung tâm tiêm chủng hiện đại tại hơn 55 tỉnh thành trên toàn quốc, khả năng phục vụ đến hàng trăm nghìn khách hàng là trẻ em trong độ tuổi ăn dặm mỗi tháng.
Vì vậy VNVC có lợi thế lớn để những sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng hàng đầu Nhật Bản tiếp cận với phụ huynh, từ đó giúp trẻ em Việt Nam có thêm lựa chọn cho bữa ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng, góp phần cải thiện tầm vóc và trí tuệ ngay 1.000 ngày đầu đời.
"Với hợp tác này, VNVC sẽ không chỉ cung cấp những liều vaccine an toàn, chất lượng cao, bình ổn giá cho trẻ em Việt Nam mà còn mang cơ hội để trẻ em được chăm sóc dinh dưỡng với những sản phẩm uy tín, chất lượng hàng đầu Nhật Bản. Được tiêm vaccine đầy đủ và chăm sóc dinh dưỡng tốt, trẻ em Việt Nam sẽ có sức khỏe và nền tảng tương lai vững chắc hơn", bà Vũ Thị Thu Hà khẳng định.
Trước đó, Hệ thống tiêm chủng VNVC ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn dược phẩm Takeda (Nhật Bản) và triển khai tiêm chủng vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam kịp thời bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em từ 4 tuổi và người lớn trước cao điểm dịch sốt xuất huyết diễn ra vào tháng 10 hằng năm.
" alt=""/>VNVC hợp tác cùng tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản chăm sóc toàn diện cho trẻ em ViệtMột trường hợp mắc bệnh Whitmore đang điều trị tại bệnh viện (Ảnh: BVCC).
Đáng chú ý, những bệnh nhân có bệnh lý nền mắc bệnh Whitmore có tổn thương nghiêm trọng, thời gian điều trị dài ngày. Trường hợp của bệnh nhân 39 tuổi (TP Hạ Long) là một ví dụ, tiền sử mắc bệnh đái tháo đường type 1.
Trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện khó thở, mệt nhiều ngày và sốt cao. Các bác sĩ đã thăm khám và chẩn đoán tình trạng toan chuyển hóa nặng, viêm phổi.
Trong quá trình điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh nhân diễn biến nặng sốc nhiễm khuẩn. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (Whitmore), tiên lượng nặng.
Các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực với thuốc kháng sinh, vận mạch… Hiện tại sau 6 ngày, bệnh nhân thoát sốc, chỉ số sinh tồn ổn định, giảm sốt.
Bệnh Whitmore là gì?
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất, nhất là những vùng đất ẩm, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn.
BSCKI Trần Quốc Tuấn, Phó Trưởng khoa Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết, các bệnh nhân mắc Whitmore phải nhập viện điều trị đợt này đều từng tiếp xúc với nước, bùn lầy trong quá trình khắc phục thiên tai, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống sau ảnh hưởng của bão số 3.
Triệu chứng của bệnh là sốt cao, rét run kéo dài nhiều ngày, tình trạng nhiễm trùng nặng, cấy máu phát hiện vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.
Bệnh Whitmore có biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến theo hướng cấp tính hoặc bán cấp tính nên đôi khi thầm lặng, tổn thương rất nhiều cơ quan.
Bệnh nhân có thể bị viêm phổi, viêm mô mềm, viêm xương đùi, viêm khớp háng, áp xe đa ổ, áp xe tại các cơ quan như cơ, gan, lách, thận, viêm màng não nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn...
"Tỷ lệ tử vong tương đối cao nếu không điều trị kịp thời. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi mạn tính, người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh", BS Tuấn nói.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh Whitmore
Thời gian ủ bệnh 1-21 ngày, có thể kéo dài và khó chẩn đoán. Việc điều trị bệnh trên từng trường hợp bệnh nhân sẽ có phương pháp, phác đồ điều trị thời gian khác nhau. Điều trị bằng thuốc bây giờ chủ yếu chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
Ở giai đoạn tấn công, bệnh nhân được điều trị bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch từ 4 đến 6 tuần, thậm chí là 8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Tiếp đó bệnh nhân về nhà phải duy trì kháng sinh đường uống trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
Bệnh đặc biệt có thời gian điều trị kéo dài, nên bệnh nhân cần sự tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên để đánh giá về nguy cơ, diễn biến và tác dụng phụ của thuốc nếu có.
Sau thời gian mưa lũ, vô số vi sinh vật, rác bẩn, chất thải… theo dòng nước, bùn, đất làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh người dân cần lưu ý đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Đồng thời, lưu ý vệ sinh sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống sôi…
Đặc biệt khi bệnh nhân có các vết loét ở ngoài da, các triệu chứng như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, nhức mỏi tay chân, ho, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
" alt=""/>Nhiều người mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn ẩn náu trong bùn lầy sau mưa bão