Trong trường hợp một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ hỏi xin mã ID của người đó để cập nhật lên hệ thống. Thông tin này sau đó sẽ được tải xuống ứng dụng Bluezone của tất cả người dùng. Trường hợp mã ID nhận được trùng với mã ID trong lịch sử tiếp xúc 14 ngày, ứng dụng sẽ phát đi cảnh báo về nguy cơ có khả năng lây nhiễm.
So với phương thức truyền thống, nếu tất cả mọi người cùng cài đặt Bluezone, việc truy vết, xác định và khoanh vùng người tiếp xúc gần với họ sẽ được thực hiện nhanh chóng. Bằng cách sử dụng công nghệ để xác định tiếp xúc, cơ quan chức năng cũng sẽ loại bỏ được sự sai sót hay gian lận khi tiến hành khai báo.
Một trong những tính năng đáng chú ý của Bluezone là thông qua lịch sử tiếp xúc, ứng dụng này sẽ giúp lần tìm ra tận gốc nguồn lây bệnh. Nhờ đó, cơ quan chức năng có thể tìm ra và xử lý triệt để nguồn gốc của các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Đây cũng là lý do mà Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi người dân cùng chung tay tải và sử dụng ứng dụng Bluezone.
Thông tin về lịch sử di chuyển của người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp cùng lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm, để từ đó cơ quan chức năng có biện pháp sàng lọc dịch tễ kịp thời. Do vậy, người dùng không cần phải quá lo lắng về việc có thể bị cách ly oan dù không trực tiếp tiếp xúc.
Ứng dụng Bluezone chỉ có thể phát huy hiệu quả khi có một lượng lớn người sử dụng. Do đó, bên cạnh việc tự cài đặt để bảo vệ bản thân, mỗi người cần hướng dẫn những người xung quanh tải ứng dụng Bluezone để từ đó bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng.
Bluezone là ứng dụng được bảo trợ chính thức từ Bộ Thông tin & Truyền thông. Bởi vậy, người dân có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm cài đặt, sử dụng ứng dụng này.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi ngườiNhiệm vụ quan trọng của ngành TT&TT
Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì thực hiện tại Chỉ thị 01 ngày 14/1/2020.
Cũng tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Vietnam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”.
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030. Dự thảo này hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (mic.gov.vn) để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Trong dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ, đề cập đến sự cần thiết xây dựng Chiến lược, Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam đang có một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ đông đảo với khoảng 43.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ICT và khoảng 17.000 doanh nghiệp kinh doanh, phân phối sản phẩm, giải pháp trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, cần vượt qua một số khó khăn thách thức chủ quan và khách quan. Mặc dù có số lượng đáng kể nhưng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam còn phụ thuộc vào hoạt động gia công và công nghệ lõi từ nước ngoài, sản phẩm và giải pháp có giá trị gia tăng thấp, năng lực đổi mới sáng tạo và cạnh tranh quốc tế còn hạn chế.
Trong khi đó, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp công nghệ quốc tế ngày càng gay gắt. Lợi thế của Việt Nam về nhân công giá rẻ trong lĩnh vực công nghệ bị ảnh hưởng sâu sắc do tác động của các công nghệ mới có tính đột phá thay thế những hoạt động có hàm lượng tri thức thấp.
“Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Chiến lược quốc gia là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp vừa có tính hệ thống, vừa có tính đột phá mang tính đặc thù Việt Nam, huy động được nguồn lực của toàn xã hội để khai thác được những điểm mạnh và tận dụng được những cơ hội để phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Bộ TT&TT cho hay.
Đề xuất 6 nhóm giải pháp chính
Bên cạnh mục tiêu về số lượng doanh nghiệp cần phát triển, dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 xác định mục tiêu quan trọng là doanh nghiệp công nghệ đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế xã hội, tham gia giải quyết các bài toán kinh tế xã hội của Việt Nam và có thể phát triển một cách bền vững có sự cạnh tranh cao, vươn ra thị trường quốc tế.
Nhấn mạnh quan điểm cần một cách làm mới để đạt được các mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, tại dự thảo Chiến lược, Bộ TT&TT đã đề xuất 6 nhóm giải pháp chính, bao gồm:
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách kiến tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
2. Đẩy mạnh năng lực nghiên cứu công nghệ số trong đó doanh nghiệp là lực lượng tiên phong;
3. Hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường năng động cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
4. Phát triển ngành công nghiệp dữ liệu và hệ sinh thái công nghệ số;
5. Đổi mới mô hình phát triển nhân lực và phương thức sử dụng lao động chuyên ngành công nghệ số;
6. Hình thành các định hướng phát triển đột phá thông qua các nhiệm vụ, dự án của Chính phủ có tác động lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.
Các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 được đưa ra tại dự thảo Chiến lược gồm có: Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số; Phát triển 1,5 triệu nhân lực công nghệ số; Doanh thu doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân bằng từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP; Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 20-30%/năm;
Vài tháng gần đây, chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh như China Telecom đã thông báo kế hoạch và khoản mua sắm nhằm củng cố hệ sinh thái công nghệ nội địa, thay thế thiết bị từ các gã khổng lồ như Intel, Microsoft, Oracle và IBM.
Wu Kan, Quản lý danh mục tại hãng chứng khoán Soochow, người đang đầu tư vào nhiều công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, cho rằng khi Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc, tương lai sẽ có xu hướng “một thế giới, hai hệ thống”. Bất kỳ phân khúc nào có nguy cơ bị chia rẽ lại mang đến cơ hội đầu tư lớn.
Một số nhà quan sát thị trường cảnh báo doanh nghiệp Trung Quốc sẽ mất nhiều năm mới đạt được vị trí như các ông lớn đã có tên tuổi trên toàn cầu. Song, ông Wu cho rằng tiềm năng tăng trưởng và hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ sẽ bù đắp được.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây tăng cường lệnh cấm với Huawei và các ứng dụng TikTok, WeChat. Washington cũng ra mắt sáng kiến “Clean Network” (tạm dịch: dọn dẹp mạng lưới), loại bỏ công ty công nghệ Trung Quốc bị xem là đe dọa an ninh quốc gia. Dưới áp lực của Mỹ, nhà sản xuất Trung Quốc quay lại cuộc chiến giành thị phần trong nước, theo Jie Lu, Giám đốc nghiên cứ Rebeco’s China. Ông Lu nhận định Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư và R&D vào các lĩnh vực trọng điểm như bán dẫn.
Chính quyền địa phương tăng tốc thành lập các liên đoàn công nghiệp để quảng bá việc sử dụng công nghệ xử lý Kunpeng của Huawei. Tuần trước, chi nhánh Wuchang của nhà mạng China Unicom ký hợp tác với Huanghe Technology, công ty sản xuất máy chủ và PC dùng công nghệ Kunpeng. Tháng 5, nhà phân phối công nghệ Digital China cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất PC và máy chủ dùng CPU Kunpeng.
Cũng trong tháng 5, China Telecom nói có thể mua sắm tối đa 56.314 máy chủ trong năm 2020, 1/5 số này dùng chip Kunpeng và Hygon Dhyana, cạnh tranh với Intel và AMD. Động thái được xem là đại diện cho nỗ lực thúc đẩy địa phương hóa của Bắc Kinh.
Zhang Chi, Chủ tịch Xin Ding Capital, nhận định: “Trung Quốc phải khuyến khích thay thế bằng hàng nội để tránh bị bóp nghẹt, ngay cả khi công nghệ hiện tại còn thua xa”. Khoảng 95% máy chủ Trung Quốc hiện dùng CPU của Intel. Sẽ là thảm họa nếu một ngày nào đó, Trump cấm Intel bán CPU cho Trung Quốc, ông Zhang nói.
Ông Zhang dự đoán cơ quan nhà nước Trung Quốc sẽ thay thế tất cả máy tính dùng chip Mỹ trong vòng 5 năm tới. National Software & Services, công ty phát triển hệ điều hành cạnh tranh với Windows và phần mềm trung gian cạnh tranh với IBM và Oracle, ước tính doanh thu năm 2020 có thể tăng 70% đạt 10 tỷ NDT.
Beijing Kingsoft Office Software tuần này báo cáo doanh thu nửa đầu năm nay tăng 143%. Công ty cho biết nhu cầu an toàn thông tin của Trung Quốc đã giúp tăng doanh số. Beijing Baolande Software cũng xem khách hàng chính phủ, tài chính là động lực tăng trưởng mới nhờ nhu cầu thay thế phần mềm.
Tuy nhiên, Brian Bandsma, Quản lý danh mục tại Vontobel Asset Management, cho rằng cơ hội trong nhu cầu thay thế sẽ hạn chế, xét tới mức độ cạnh tranh mà doanh nghiệp địa phương cung cấp kém hơn và tỉ lệ ứng dụng có thể lâu hơn dự kiến. Những hãng như Microsoft đã tồn tại hàng thập kỷ và sở hữu phần mềm vô cùng phức tạp, được nhiều ngành sử dụng. Đó là lý do vì sao Microsoft đạt được vị trí ngày nay.
Du Lam (Theo Reuters)
Foxconn, đối tác sản xuất iPhone quan trọng của Apple và nhiều hãng công nghệ khác, dự định phân chia lại chuỗi cung ứng nguồn giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.
" alt=""/>Trung Quốc thúc đẩy bản địa hóa công nghệ giữa thương chiến với Mỹ