Tuyển sinh 2018: Đại học FPT tăng mạnh chỉ tiêu các ngành khối CNTT
Trường Đại học FPT vừa chính thức công bố Quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2018 với nhiều điểm mới. Theo đó, trong năm nay, nhà trường dự kiến tuyển tổng số 4.400 chỉ tiêu vào 13 ngành thuộc 6 lĩnh vực đào tạo gồm Mỹ thuật ứng dụng; Kinh doanh & quản lý; Máy tính & CNTT; Ngôn ngữ; Du lịch, khách sạn, nhà hàng; Báo chí & truyền thông. Đáng chú ý, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các nhóm ngành khác vẫn được duy trì ở mức tương đương so với năm 2017, năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy vào 3 ngành thuộc khối CNTT của Đại học FPT gồm Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin và Khoa học máy tính đã được tăng mạnh, với 3.100 chỉ tiêu. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành khối CNTT trong 2 năm 2016, 2017 lần lượt là 700 chỉ tiêu và 1.400 chỉ tiêu. Chia sẻ với ICTnews, đại diện truyền thông của Đại học FPT cho hay, việc nhà trường điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo thuộc khối ngành CNTT là nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao của Việt Nam. Mặt khác, cũng theo đại diện truyền thông Đại học FPT, chỉ tiêu các ngành khối CNTT cũng đã được trường đưa ra trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực CNTT từ các doanh nghiệp và các hội, hiệp hội trong ngành, đơn cử như FPT Software, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA). Cùng với đó, theo Quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2018 mới được Đại học FPT công bố, năm 2018, ngoài những thí sinh thuộc đối tượng tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GD&ĐT thì những thí sinh có tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2018; hoặc có tổng điểm 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm trở lên (xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại ĐH FPT) được miễn thi sơ tuyển. Đặc biệt, năm 2018, Đại học FPT còn miễn thi sơ tuyển cho những thí sinh đăng ký học các ngành: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính (các ngành thuộc lĩnh vực Máy tính &CNTT) có điểm trung bình môn Toán trong 2 học kỳ cuối THPT đạt 8,0 trở lên. Điểm mới này trong quy chế tuyển sinh đã cho thấy quyết tâm của Đại học FPT trong việc nâng cao chất lượng đầu vào khối ngành CNTT, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nhu cầu cấp thiết nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định cho cuộc cách mạng số. Đại diện Hội đồng tuyển sinh trường Đại học FPT chia sẻ: “Tư duy Toán mà tốt nói chung là chúng tôi yên tâm, môn Toán lấy điểm cao chứ không nhất thiết phải căn cứ điểm của tổ hợp môn xét tuyển”. Ngoài ra, những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương; có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên cũng được miễn thi sơ tuyển vào Đại học FPT.Tăng chỉ tiêu các ngành khối CNTT,ểnsinhĐạihọcFPTtăngmạnhchỉtiêucácngànhkhốbong da tbn thêm đối tượng được miễn thi sơ tuyển
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Napoli vs Hellas Verona, 02h45 ngày 13/1: Đạp đáy giữ đỉnh
-
Chú Sáu, ba của Bằng, lúc đó nói, nhà ruộng đất nhiều, cần gì học, ở nhà làm ruộng cũng sống khỏe re. Ở tuổi 16, Bằng không nghĩ được gì nhiều, người lớn nói sao nghe vậy. Vài năm sau, Bằng trở thành lao động trụ cột trong nhà. Một mình cậu quán xuyến hai mẫu ruộng, mỗi năm canh tác ba vụ, của ăn không thiếu. Rồi Bằng lấy vợ, sanh con, xây dựng một gia đình như bao gia đình khác ở quê tôi. Dân miền Tây có câu "lấy táo đong lúa chớ không ai lấy táo đong chữ", nghĩa là mọi thứ phải ưu tiên cho cái ăn cái mặc, chuyện học hành có cũng được, không có cũng chẳng sao. "Đói mới chết, dốt không chết"- người quê tôi thường nói vậy. Quan điểm đó kéo dài đời này sang đời khác, nên người dân ở đây không chịu cho con học đến nơi đến chốn. Nhiều gia đình chỉ cho con học đến biết đọc biết viết, rồi nghỉ. Xứ này vốn dĩ đất ruộng mênh mông, trên cơm dưới cá, chuyện đói kém hiếm khi xảy ra. Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta không chú trọng nhiều đến chuyện học hành, nhất là bà con ở quê.
Hôm trước, tôi đi công tác dưới miệt Gành Hào. Đang chạy xe, bỗng có người đàn ông trung niên đứng bên đường ra dấu. Tưởng anh xin quá giang, vì miệt này chuyện đi nhờ xe của người lạ cũng rất phổ biến. Nhưng anh muốn nhờ tôi đọc giùm hướng dẫn sử dụng bao thức ăn cho tôm anh mới mua. Anh nói, chủ cơ sở bán thức ăn có nói qua cách sử dụng nhưng anh không nhớ rõ, lại không biết chữ nên không đọc hướng dẫn được, sợ cho ăn sai sẽ thiệt hại vuông tôm. Tôi biết, những người như anh không hiếm ở xứ này. Nhiều nông dân miền Tây một chữ bẻ đôi không biết, không đọc nổi những dòng chữ trên bao phân, bao thức ăn thì thật xa xỉ khi nói về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hay xây dựng một nền nông nghiệp thông minh để phát triển vùng.
Những năm qua, miền Tây đứng trước nhiều thách thức. Nạn ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách đánh bắt kiểu tận diệt làm cho nguồn thủy sản gần như cạn kiệt. Hiện tượng "được mùa mất giá" lúa gạo và nông sản cũng khiến cho người nông dân điêu đứng. Khi ruộng vườn, sông nước miền Tây không còn đủ sức để "cưu mang" người dân, thì làn sóng di cư ồ ạt diễn ra.
Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần đầu tiên đưa ra con số 1,3 triệu người miền Tây - lớn hơn dân cư của một tỉnh đồng bằng - đã ly hương lên Đông Nam Bộ trong thập kỷ qua. Bài toán giáo dục ở miền Tây lại bị đặt vào thách thức nan giải.
Em Neang Sà B. là người dân tộc Khmer, sinh năm 2003, đang học lớp 12 ở Châu Đốc thì nghỉ ngang để đi Bình Dương làm công nhân. Mấy tháng sau em lấy chồng rồi sanh con đầu lòng. Ở tuổi 19, khi bạn bè cùng trang lứa đang viết nên tương lai tươi đẹp trên giảng đường đại học thì Sà B. chăm con trong phòng trọ mấy mét vuông gần khu công nghiệp, cách quê nhà mấy trăm cây số. Mọi chi phí trong gia đình nhỏ của Sà B. phụ thuộc vào đồng lương chồng em, cũng đang làm công nhân trên ấy.
Ở miền Tây, học sinh đến độ tuổi lao động bỏ học để đi Bình Dương, đi Sài Gòn làm công nhân như Sà B. nhiều không đếm xuể. Đáng báo động hơn là học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng bỏ học. Cô giáo Võ Diệu Thanh đang dạy ở Tiểu học Thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân, An Giang) cho tôi biết, mỗi năm sau đợt Tết Nguyên Đán là trường cô lại "hao hụt" hàng chục học sinh. Mấy em này có phụ huynh đi mần mướn ở Bình Dương, nghỉ Tết về rồi "bắt" con lên trên ấy luôn. Tôi gặp thầy Quách Ngọc Thuần đang dạy cấp hai ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, thầy bảo tình hình học sinh bỏ học theo cha mẹ lên Bình Dương quả thật rất nhức nhói. Năm nào trường của thầy Thuần cũng dùng mọi biện pháp để vận động học sinh đừng bỏ học, nhưng không hiệu quả.
Khi lên Bình Dương, Sài Gòn, những đứa trẻ này hầu như không được đi học tiếp. Các em không chuyển trường đúng quy định nên không được giải quyết cho nhập học trên đó. Các tỉnh khác như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre, tình hình cũng tương tự. Nói cách khác, làn sóng bỏ học để đi Bình Dương, Sài Gòn mấy năm nay đã bao phủ khắp miền Tây. Với những đứa trẻ thất học này, cánh cửa tương lai chắc chắn sẽ hẹp lại. Rồi miền Tây sẽ ra sao?
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều nơi ở miền Tây không tiêu thụ nông sản được khiến đời sống người dân lâm vào khó khăn. Công ty, xí nghiệp ở các tỉnh miền Đông cũng lần lượt đóng cửa, đẩy lượng lớn công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp, đói kém. Lúc bấy giờ, nhiều người mới nhận ra, chỉ có học hành đến nơi đến chốn mới là kế sách "sâu rễ bền gốc" giúp cuộc sống ổn định lâu dài. Nghỉ học để đi Bình Dương, Sài Gòn làm thuê chỉ nên là việc bất đắc dĩ, không thể biến thành một làn sóng, một trào lưu rầm rộ.
Người miền Tây đã quá mệt mỏi với những đợt ly hương rồi hồi hương. Ước mơ của bà con là các tỉnh miền Tây xây thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, để họ có thể vừa đi làm vừa được sống gần gũi với gia đình, chòm xóm, để con cái không phải chịu cảnh dang dở chuyện học hành. Đó cũng là giải pháp căn bản để hạn chế nạn di cư tự phát đang kéo theo nhiều hệ lụy cho vùng.
Ở những khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai, theo tôi cũng cần đánh giá lại các chính sách giáo dục và an sinh cho người nhập cư. Mấy tháng nay, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều công ty bắt đầu mở cửa hoạt động lại. Họ dùng mọi biện pháp để thu hút và tuyển dụng công nhân. Song, trong các chế độ đãi ngộ mà công ty trưng ra để chào mời, tôi không thấy đề cập gì đến chuyện chăm lo giáo dục cho con cái của những công nhân sẽ được tuyển dụng.
Nếu cứ tiếp diễn tình trạng cha mẹ đi làm công nhân, cho con cái nghỉ học rồi lên ở trong các căn phòng trọ chật chội gần khu công nghiệp, suốt ngày với chiếc điện thoại hay máy chơi game, chúng ta xem như đã tước mất tuổi thơ và tương lai của những đứa trẻ này.
Và tương lai của miền Tây phụ thuộc vào những thế hệ đang dần bị tước mất tuổi thơ và quyền được học hành đó.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Tương lai của miền Tây">Tương lai của miền Tây
-
Hãy "rèn" chồng từ thuở "bơ vơ mới về" nếu biết chồng có tính gia trưởng.
Đủ tỉnh táo để nhận ra bệnh gia trưởng của chồng
Nếu bạn thấy anh ấy thường xuyên kêu ca, phàn nàn về thói quen sinh hoạt của bạn ngay từ khi 2 người còn yêu nhau thì bạn nên chuẩn bị tinh thần, đó rất có thể là một người chồng gia trưởng, khó tính trong tương lai. Nếu bạn đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó, hãy "rèn" chồng từ khi mới cưới. Bạn cần phải có chính kiến, suy nghĩ và chủ động trong mọi việc ngay sau khi cưới.
Dựa dẫm vào chồng một chút thì được nhưng thói quen ấy rất dễ thành bệnh. Và khi bạn đã phụ thuộc quá nhiều vào chồng thì việc bạn phải chịu đựng một ông chồng hay phàn nàn, kêu ca là điều khó tránh khỏi.
Hãy tưởng tượng, nếu ý kiến của người chồng luôn được chị em cam chịu, chấp nhận vô điều kiện thì thói chỉ tay năm ngón, gia trưởng và sai vặt của chồng sẽ được thể tăng lên gấp bội. Nhưng nếu, khi những ý kiến vô lý, thái quá của chồng bị vợ phát hiện, phản đối và phân tích một cách nhẹ nhàng thì lâu dần chồng sẽ nhận ra cái sai của mình và "bớt bệnh".
Điều này cho thấy sự tỉnh táo của các bà vợ là vô cùng quan trọng. Dù có tin tưởng và yêu chồng đến như thế nào đi nữa, bạn cũng đừng để chúng làm mờ mắt bạn nhé. Hãy "trị" chồng gia trưởng ngay từ thưở "bơ vơ mới về" đấy nhé.
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Cái này cũng cần các bà vợ nhìn nhận thật khách quan và tỉnh táo để biết mình có góp phần tạo nên sự gia trưởng, khó tính của chồng hay không. Đôi khi, sự gia trưởng của đàn ông cũng bắt nguồn từ chính những nhược điểm của các bà vợ mà không phải người phụ nữ nào cũng nhận ra điều đó.
Hãy kiểm điểm lại bản thân xem bạn có góp phần khiến chồng gia trưởng hơn không nhé!
Chẳng hạn, sống cùng một người vợ chi tiêu hoang phí thì hẳn người đàn ông bắt buộc phải kiểm soát trong chuyện tiền bạc để tránh trường hợp đầu tháng ăn hoang, cuối tháng nhịn đói. Hay với một người vợ kém hiểu biết thì hẳn người đàn ông sẽ khó chịu và phàn nàn khi các bà không biết ứng xử ngoài xã hội hay việc dạy dỗ con cái... Trong trường hợp này, nếu các ông chồng biết lo cho gia đình thì các bà vợ nên mừng mới đúng.
Với những bà vợ đoảng, muốn thay đổi chồng, trước hết, người vợ cần thay đổi bản thân. Hãy xác định đâu là những nhược điểm của mình khiến chồng chưa tin tưởng và dần thay đổi để lấy lại niềm tin ở chồng. Hãy củng cố vị trí của bản thân mình ngoài xã hội để mong được chồng tin tưởng và tôn trọng hơn.
Học cách sống chung với "lũ"
Đây là điều các bà vợ có chồng gia trưởng cần phải ghi nhớ nằm lòng vì không phải ông chồng nào cũng có thể thay đổi hoặc sự thay đổi đó vẫn chưa đủ hài lòng với các bà vợ. Nếu muốn sống chung với tính gia trưởng, khó tính của chồng, tốt nhất hãy áp dụng nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết. Vì đàn ông gia trưởng thường thích chỉ đạo, thích người khác phục tùng mình, thích thể hiện quyền lực với vợ, ghét tranh cãi. Nên khi phụ nữ gân cổ lên cãi thì chỉ làm mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, cách tốt nhất để thay đổi chàng chính là: lờ đi.
Khi chồng phàn nàn, chê trách, tốt nhất là bạn nên im lặng, ậm ừ cho xong, đừng nói lại vì chỉ làm cuộc tranh luận kéo dài thêm. Khi chồng sai vặt, đừng làm theo ngay lập tức, hãy nói đang bận việc nọ việc kia để chồng tự làm, nếu bị chồng mắng, thì cứ nhẹ nhàng bảo chồng đợi rồi... cứ kệ cho chồng chờ dài cổ, chiêu này sẽ hạn chế tính sai vặt của chồng. Nếu là ông chồng nhạy cảm, lâu lâu sẽ nhận ra sự thay đổi của vợ, khi chồng hỏi, bạn hãy nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với chồng về những suy nghĩ trong lòng mình. Cách trao đổi này sẽ thuyết phục chồng hơn là việc cứ càu nhàu, cãi vã với chồng.(Theo Webphunu)
" alt="Độc chiêu trị chồng gia trưởng, khó tính">Độc chiêu trị chồng gia trưởng, khó tính
-
Người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm sáng, trưa, chiều và cả ăn đêm. Những địa chỉ cơm tấm đêm được PV VnExpressgợi ý dưới đây dựa trên tiêu chí lâu năm, đông khách, gần trung tâm thành phố, mở cửa muộn. Cơm tấm 73
Địa chỉ: 73 Lê Văn Linh, Phường 9, quận 4.
Giờ bán: 17h-3h
Tiệm cơm nằm sau chợ Xóm Chiếu, bán hơn 30 năm. Ngày đầu tiệm mở gần điểm tập kết rác củatiểu thương chợ nên khách quen gọi là "cơm tấm bãi rác". Thực tế, khu vực bán hàng nằm trên vỉa hè, được quét dọn sạch, không gian rộng kê được nhiều bàn ghế phục vụ khách.
4 quán cơm tấm cho khách ăn đêm tại TP HCM
-
Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa
-
Ảnh: Sina Hai vợ chồng Lao Guo sống ở vùng nông thôn thuộc huyện Bồng Khê, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Một ngày cuối đông năm 1996, họ để 3 đứa trẻ ở nhà cho bà nội rồi lên tỉnh Chiết Giang sắm Tết.
Sau khi cho 3 đứa cháu ăn sáng, bà lão ra phía sau nhà chăm sóc đàn lợn. Khi quay trở lại, bà chỉ thấy 2 bé gái.
Bà lão đã tìm xung quanh nhà nhưng không vẫn không thấy bóng dáng cháu trai.
Quá hoảng sợ, bà cho người đi thông báo cho 2 vợ chồng Lao Guo. Sau đó, cả làng đã hợp sức cùng đi tìm cháu bé. Họ lật tung cả ngôi làng, len lỏi từng ngóc ngách để tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Năm 1998, tại một công trình xây dựng ở huyện Phong Đài, thành phố Hoài Nam, một người đàn ông tên Lao Li tranh thủ lúc nông nhàn đã đến công trường chở vật liệu kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Một ngày nọ, Lao Li phát hiện ra một công nhân nói giọng Tứ Xuyên dẫn theo một cậu bé khoảng 2, 3 tuổi. Lao Li tò mò đến nói chuyện và biết được rằng sau khi kết hôn và không thấy tin vui, người công nhân đã nhận cậu bé làm con nuôi.
Tuy nhiên, không bao lâu sau, vợ người công nhân này sinh được một bé trai. Từ đó, vợ anh ta không muốn nhìn thấy đứa con nuôi này nữa. Người công nhân đành phải mang theo đứa trẻ khi anh đi làm.
Lao Li thương cảm cho cậu bé nên thường đưa cậu bé từ lán về nhà nhờ vợ chăm sóc vì nhà ông ở gần đó. Một tháng sau, người công nhân nọ mất tích, để lại đứa trẻ cho Lao Li nuôi.
Vợ chồng Lao Li cho rằng, đứa trẻ xuất hiện ở nhà họ là do duyên số nên đã quyết định nuôi nấng cậu bé như con ruột của mình và đặt tên là Li Bing.
Ngày tháng trôi qua, Li Bing lớn lên nhưng không hề biết xuất thân của mình. Gần đây, trong lúc bố mẹ không có nhà, người chị gái mới nói với Li Bing rằng, anh không phải là con ruột của bố mẹ.
Hơn 20 năm rong ruổi tìm con
Tại Tứ Xuyên, sau khi con trai nhỏ mất tích, vợ chồng Lao Guo đau khổ cùng cực. Họ đã đi khắp đất nước, vừa làm việc bán thời gian vừa tìm kiếm con.
Mùa xuân năm nay, hai vợ chồng đã đến cơ quan công an địa phương để thu thập thông tin và nhập thông tin mẫu máu vào cơ sở dữ liệu của Bộ Công an với hy vọng tìm được con trai.
Bất ngờ gần đây, cảnh sát Tứ Xuyên đã tìm thấy thông tin của Li Bing trong cơ sở dữ liệu thông qua đối chiếu. Kết quả cho thấy mẫu máu của Li Bing và Lao Guo có quan hệ họ hàng trực hệ.
Để an toàn, cảnh sát Tứ Xuyên đã yêu cầu cảnh sát Hoài Nam lấy một mẫu khác của Li Bing để so sánh lần thứ hai. Li Bing lúc này đang làm việc ở Thượng Hải nhưng nhận tin từ cảnh sát, anh đã trở về Hoài Nam để lấy mẫu máu.
Kết quả giám định lần thứ 2 khẳng định Li Bing chính là cậu con trai mà vợ chồng Lao Guo đã tìm hơn 24 năm qua.
Biết tin, Lao Guo và vợ vô cùng vui mừng. Họ mong ngóng ngày đêm để được gặp lại con trai.
Tuy nhiên, lúc này ở Hoài Nam, Li Bing lại chìm trong im lặng và lưỡng lự. Anh suy nghĩ nhiều tới công ơn dưỡng dục của bố mẹ nuôi. Anh cũng sợ bố mẹ nuôi sẽ buồn khi anh gặp lại bố mẹ ruột của mình.
Tuy nhiên một vị cảnh sát đã gặp và nói cho Li Bing biết về hành trình tìm con gian nan của cha mẹ ruột anh. Người này cũng mong anh có thể đảm đương trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con trai.
Cuối cùng, tại địa điểm đoàn tụ do cảnh sát tổ chức, Li Bing đã đến gặp bố mẹ ruột của mình. Họ ôm nhau mừng mừng tủi tủi và liên tục rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khiến bao người chứng kiến phải xúc động.
Linh Giang(Theo Sina)
Hai chị em gái thất lạc nhau từ thời thơ ấu đoàn tụ sau 25 năm
Bà mẹ một con Brittanny Bigley chia sẻ rằng, sau hơn hai thập kỷ xa cách, cô chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ lại được ôm em gái.
" alt="Hạnh phúc bất ngờ sau 24 năm đi khắp đất nước tìm con trai mất tích">Hạnh phúc bất ngờ sau 24 năm đi khắp đất nước tìm con trai mất tích
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Cagliari, 2h45 ngày 12/1: Phong độ lên cao
- Giúp cả nhà vợ khỏi Covid nhờ bác sĩ quen trên mạng
- Chàng trai chế tạo xe đạp chạy bằng lốp ôtô
- Người đàn ông bức xúc vì phải quét mã trả tiền trước khi vào phòng vợ
- Nhận định, soi kèo Augsburg vs Stuttgart, 23h30 ngày 12/1: Thiên nga gẫy cánh
- Phạt tiền chồng chửi vợ, quy định 'có cho... vui'?
- Khâu cổ tử cung để mang thai an toàn
- Mì Quảng tôm hùm giá 800.000 đồng ở Đà Nẵng
- Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- 3 đứa con suýt chết thảm vì mẹ cặp bồ trai trẻ
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo PEC Zwolle vs NEC Nijmegen, 2h00 ngày 12/1: Vượt qua đối thủ
- Người dân phàn nàn khó kiếm vợ, chính quyền trở thành 'ông mai'
- Vợ thì không được quyền… cũ
- CFMoto 800MT Explorer
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- 6 cách lấy lòng mẹ chồng dịp nghỉ lễ
- Man City nguy cơ mất Rodri đến hết mùa
- 4 cách đơn giản giúp vợ chồng làm lành sau 'chiến tranh lạnh'
- Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
- Những điều tối kỵ khi đối thoại với mẹ chồng
- Chồng cũng thương, bồ cũng thích, nên chọn chồng hay chọn bồ?
- 3 kênh TikTok hướng nghiệp thú vị dành cho Gen Z
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa
- Cách làm trân châu đường đen bằng bột năng
- Một bữa ăn 50 nghìn tiền rau mà vẫn thòm thèm
- Mẫu áo tắm được săn lùng nhờ Song Hye Kyo
- Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Inter Kashi, 15h30 ngày 13/1: Bât phân thắng bại
- Đoàn Thanh niên Vietcombank hỗ trợ thiếu nhi miền Bắc
- Vợ triệu phú bất động sản xoay xở với thu nhập 7 triệu/tháng
- Những người mộng mơ 'bằng cấp không quan trọng'
- 搜索
-
- 友情链接
-