Ở Phan Thiết, vào cuối thế kỷ 20, ai cũng biết hoặc nghe nói đến rạp hát Hồng Lợi và ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp rất đẹp tại đường Phan Chu Trinh. Nhưng ít ai biết, chủ nhân của nó là một người đàn ông mù.Những năm cuối thế kỷ 19, người dân vùng Ngũ Quãng di cư vào phía Nam lập nghiệp nhiều. Trong số đó, chiếc thuyền buồm của một gia đình nhỏ xuất phát từ Quảng Đức (Thừa Thiên - Huế) vượt qua sóng gió trùng khơi, dừng chân tại cửa sông Cà Ty (Phan Thiết).
Nhận thấy vùng đất hiền hòa, không khí mát mẻ, con tôm con cá cũng dễ kiếm nên họ quyết định chọn nơi này làm quê hương thứ hai của mình. Những ngày đầu tại nơi ở mới, gia đình nhỏ gặp trăm bề khó khăn. Tài sản không có gì ngoài chiếc thuyền buồm cũ nát theo họ vào Nam.
|
Ngôi biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp được xây dựng năm 1928 khi Bá Thiên tròn 30 tuổi. Đây là ngôi nhà to đẹp nhất xứ Phan Thiết thời đó. |
Người chồng hằng ngày ra biển, người vợ ở nhà đi gánh cá, làm thuê, kiếm tiền nuôi con. Một buổi chiều từ biển trở về, người cha hay tin đứa con trai của mình đang sốt dữ dội. Quấn vội tấm vải tả tơi, ông ôm con chạy đến ông lang trong làng. Sau khi bắt mạch, cho đứa bé uống chén thuốc, ông lang nhìn người cha, một cái nhìn ánh lên vẻ thương cảm, rồi lắc đầu.
Chỉ bấy nhiêu thôi, người cha hiểu cơ sự gì xảy ra cho con mình. Ông ôm con tất tả quay về nhà. Ông nói lại với vợ lời của ông thầy lang: "Do di chứng của cơn sốt, thằng bé vĩnh viễn bị mù".
Cả đêm hôm ấy, người cha ngồi bên con triền miên suy nghĩ, có lúc ông cúi xuống ôm lấy đứa con trong lòng nói thầm: "Cha sẽ làm mọi điều cho con, Bá Thiên của cha mẹ. Nhà mình ăn ở hiền lành, chắc là trời muốn thử thách thôi con!". Năm ấy là năm Canh Tý 1900. Khi đó Phan Bá Thiên tròn 2 tuổi.
|
Biệt thự phảng phất nét trầm mặc qua nhiều năm tháng. |
Tuy mù nhưng Phan Bá Thiên là một đứa trẻ sáng dạ. Đúng như cái tên của mình, trời đã phú cho Bá Thiên nhiều năng khiếu hơn người. Chỉ cần nghe người lớn kể hoặc tả lại một đồ vật hay một sự việc nào là Bá Thiên nhớ như in. Là một cậu bé mù nhưng đến năm 10 tuổi, cậu bé Thiên có thể đi lại khắp làng Đức Thắng mà không cần người dắt.
Nhiều lần cha mẹ đi làm thuê, đi trông coi cá muối mắm đều dẫn cậu đi theo và cậu đã làm nhiều người kinh ngạc khi sờ vào con cá rồi nói tên chính xác của nó, cũng như sờ thùng lều, gõ tay vào gỗ là biết loại thùng lều gì, Và đặc biệt hơn chỉ cần thoáng cảm nhận mùi nước mắm bay trong gió đã biết nó là loại nước mắm gì, chất lượng ra sao.
Năm Bá Thiên 12 tuổi thì cha mất, người mẹ nghèo phải nỗ lực làm việc gấp hai, gấp ba để lo cho tương lai của đứa con mù lòa. Nhưng dù cố gắng đến thế nào bà cũng chỉ để lại được cho con một mái nhà tồi tàn cùng nghề làm nước mắm, cũng như giáo dục cho con một ý chí vươn lên, không lùi bước trước số phận.
|
Đại gia mù Bá Thiên. |
Sống trong bóng tối cùng với cái nghèo thiếu trước hụt sau đã hun đúc trong Bá Thiên nghị lực hơn người. Năm 16 tuổi, tuy mù lòa nhưng cậu có thể làm việc như một chàng trai sáng mắt. Ngoài giờ đi làm thuê, cậu về nhà phụ mẹ làm thêm nước mắm để bán. Tiền làm ra hai mẹ con tằn tiện, chỉ tiêu khi thật sự cần.
Sau nhiều năm dành dụm, hai mẹ con có được một số tiền nhỏ, cậu khuyên mẹ cho những người trong làng vay đóng ghe, xây nhà... Không ai nỡ gạt hai mẹ con. Họ đều trả đủ vốn và có đôi chút lãi. Dần dà, số vốn của họ ngày càng tăng, lúc này Bá Thiên nghĩ đến việc mua ghe, phát triển thùng lều…
Như được trời giúp, tiền vào tay Bá Thiên nhanh chóng nảy nở. Năm 20 tuổi Phan Bá Thiên đã là một hàm hộ nước mắm có tiếng ở Phan Thiết.
Khác với những hàm hộ khác, ngoài làm nước mắm, hàm hộ Phan Bá Thiên đã đầu tư, ứng trước tiền cho ghe thuyền của ngư dân ở các làng: Đức Thắng, Phú Hài, Phú Trinh, Tú Luông (Đức Long)… để mua lại toàn bộ hải sản mà họ đánh bắt được. Sau đó ông đó bán lại cho các hàm hộ khác để làm nước mắm.
|
Dấu vết thời gian đã phủ lên tòa biệt thự cổ. |
Cũng như các hàm hộ thời đó, tiền có được ông dành mua đất đai, nhà cửa, ruộng vườn. Về đất đai, ông có hàng ngàn mẫu đất, ruộng vườn ở vùng ven Phan Thiết và các huyện. Cũng vì có hàng ngàn mẫu đất này mà sau khi được Triều đình Huế ban tặng chức Thất phẩm, người dân Phan Thiết quen gọi ông Phan Bá Thiên là ông Thất Ngàn.
Về nhà cửa, ông cũng sở hữu hàng trăm căn nhà phố dùng để cho thuê trên các con đường: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Khải Định (nay là Nguyễn Văn Cừ), Võ Tánh (nay là Trần Phú)… ở thị xã Phan Thiết.
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu về cuộc đời ông Thất Ngàn, chúng tôi nghe các cụ cao niên kể khá nhiều giai thoại về cuộc đời của ông Thất Ngàn như: Từ năm 40 tuổi trở đi, hằng ngày ông Thất Ngàn chỉ có việc đi thu tiền cho thuê đất đai, nhà cửa, thu tiền kinh doanh nước mắm, cá biển, hàng hóa, rạp hát… tối về ông đóng cửa đếm tiền đến khuya.
Tuy mù nhưng chỉ cần chạm tay vào đồng tiền là ông có thể biết chính xác mệnh giá của nó. Hoặc chuyện ông thích nghe hát nên thường bỏ tiền thuê gánh hát cùng nghệ sĩ đó lưu lại Phan Thiết hằng tháng trời và hằng ngày hát cho ông nghe.
Cũng có người nói tuy mù nhưng ông Thất Ngàn có rất nhiều vợ. Họ cũng kể về chuyện 3 người phụ nữ đồng lòng ở cùng ông trong ngôi biệt thự sang trọng bật nhất thời đó.
Chuyện ông là người đầu tiên ở Phan Thiết vào những năm 1940 mua được xe “xít đờ ca”, sau đó là chiếc “trắc xông”( dạng xe mu rùa của Pháp), chuyện trong nhà ông có một hầm nước ngầm khá sâu. Mùa nắng, ông cho những người nghèo đến gánh nước về uống, ông cũng sẵn sàng cung cấp nước cho những ghe bầu đi biển mà không đòi hỏi nhiều ở họ…
Trong nhiều câu chuyện nghe được, không biết chuyện nào là thực hư tuy nhiên ít nhiều nó tạo nên hình ảnh một con người kỳ lạ và khả năng trời phú về làm kinh tế ở ông.
(Còn tiếp)
Đại gia nước mắm Phan Thiết mua cả con phố xây lãnh địa riêng
Hồng Hương là hãng nước mắm có quy mô sản xuất lớn nhất tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1933 - 1975. Ngoài ra, bà còn được người dân Phan Thiết biết đến với vai trò là chủ nhiều công trình kiến trúc cổ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
" alt="Đại gia mù và ngôi biệt thự cổ đẹp nhất Phan Thiết"/>
Đại gia mù và ngôi biệt thự cổ đẹp nhất Phan Thiết
Nổi tiếng với nhiều hang động đẹp và độc đáo, Hạ Long trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình khám phá, nghỉ dưỡng.Hang Sửng Sốt
Tọa lạc trên đảo Hòn Bồ, hang Sửng Sốt được người Pháp phát hiện năm 1901, hang động được đặt tên là “hang động của các kỳ quan”. Đây là một trong những hang lớn nhất của Vịnh Hạ Long.
Trên đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Hang được chia thành 2 ngăn chính với hàng nghìn nhũ đá. Một ngăn giống như nhà hát lớn có thể chứa được hàng ngàn người với trần hang rộng thênh thang. Kết hợp với ánh sáng đèn neon, du khách có cảm giác trần hang giống như bề mặt của mặt trăng.
Ngăn thứ 2 mở ra một không gian hoàn toàn mới lạ. Hệ thống nhũ đá phong phú trên trần hang tạo nên những vật thể, hình thù khơi dậy trí tưởng tượng của du khách như cây đa, hình tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa, hình ảnh lũy tre làng...
Hang Đầu Gỗ
Rộng khoảng 5000m2, hang Đầu Gỗ nằm trên độ cao 27m so với mực nước biển, toát lên vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ, bí ẩn.
Hang được chia làm 3 ngăn chính với rất nhiều những khối nhũ đá tuyệt đẹp trên các vách tường, trần hang.Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên. Trần hang là những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến ngăn thứ 2, du khách sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp huyền ảo của những tia nắng len lỏi vào đây, phác họa những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện....
Tới ngăn thứ ba của hang Đầu Gỗ, lòng hang lại đột ngột mở rộng. Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt. Điểm nhấn tại đây là những chiếc cột lớn sừng sững nhưng lại được mài dũa tinh tế bởi bàn tay của tạo hóa.
Hang Mê Cung
Hang Mê Cung nằm ở độ cao 25m trên đảo Lờm Bò. Qua một khe cửa nhỏ chỉ vừa một người qua, lòng hang mở ra nhiều ngăn, hiện ra trước mắt là những chùm nhũ đá muôn màu rủ xuống tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy.
Đi vào trong hang Mê Cung, du khách thường có cảm giác như đang bước vào cung điện của các vua chúa xưa. Phía ngoài hang động, bên cạnh các trầm tích lịch sử, trên đảo Lờm Bò còn có các loài cây cổ thụ già nua soi bóng nước hồ Mê Cung trong xanh, phẳng lặng, đây cũng là nơi sinh sống của các loài chim, thú như khỉ, kỳ đà…
Hang Trinh Nữ
Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn. Khi bước vào hang, cửa hang gây ấn tượng với du khách là hình ảnh người con gái nằm xõa mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa, buồn vời vợi... Ánh mắt ấy được cho rằng đang hướng ra hang Trống nơi mà người yêu cô gái an nghỉ. Do đó, du khách đến với hang Trinh Nữ và hang Trống bên cạnh được ngắm những nhũ đá và cảnh đẹp còn được nghe người dân nơi đây kể về chuyện tình yêu buồn của đôi trai gái trẻ.
Động Thiên Cung
Là hang động đẹp bậc nhất trong hệ thống hang động vịnh Hạ Long, nằm ở phía Tây Nam của vịnh, Động Thiên Cung có vẻ đẹp lộng lẫy, sinh động từ ngoài vào trong. Đường lên động vách đá cheo leo, hai bên cây cối xanh um che phủ đường đi.
Hang động này nằm ngay gần hang Đầu Gỗ, cửa hang ở trên độ cao 25m. Hang rộng gần 10.000m2 có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn với các trần và bờ vách rất cao, rộng. Trong hang là vô vàn các khối nhũ, măng đá với các hình dáng kì lạ.
Vẻ đẹp của hang khiến người dân nơi đây hình dung ra câu chuyện về cuộc tình và sự chia tay của Rồng bố, Rồng mẹ đã diễn ra trên vách đá, hay liên tưởng đến hình ảnh của các mê cung của Hoàng đế Ba Tư trong chuyện Nghìn lẻ một đêm.
Động Kim Quy
Động Kim Quy nằm trên hòn Dầm Nam, có đỉnh núi cao 187m, phía trước là hòn Dầm Bắc, phía sau là đảo Soi Rim. Động dài 100m và có một con đường nhỏ dẫn lên cao, nơi đây bốn mùa có nước chảy róc rách, các nhũ đá đang được hình thành từ trần màng buông rủ xuống trông như một bức màn tuyệt đẹp.
Theo ban quản lý vịnh Hạ Long, trong nhiều cuộc khảo sát đã phát hiện thêm nhiều hang động mới, trong đó có những hang động có giá trị về mặt khoa học, thẩm mỹ trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả các hang động tại vịnh Hạ Long. Các cuộc khảo sát tìm kiếm do các cơ quan chức năng tổ chức vân thường xuyên diễn ra. |
M.M (tổng hợp)
" alt="6 hang động đẹp thần tiên ở Hạ Long"/>
6 hang động đẹp thần tiên ở Hạ Long
Năm 2018, Hà Nội dự kiến đào tạo nghề cho 24.000 lao động nông thôn trên địa bàn thành phố với nguồn kinh phí đầu tư khoảng 70,3 tỷ đồng.Đây là nội dung Kế hoạch số 80/KH-UBND về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố năm 2018 của UBND TP Hà Nội.
Theo kế hoạch trong tổng số 24.000 lao động được đào tạo sẽ có 13.265 người được đào tạo nghề nông nghiệp, 10.735 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.
Thời gian đào tạo dưới 3 tháng. Người học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học nghề. Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/ngày thực học nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 33 nghề, trong đó có 17 nghề phi nông nghiệp (Kỹ thuật điêu khắc gỗ; kỹ thuật sơn mài; thêu, ren mỹ thuật; sản xuất hàng mây tre, giang đan; hàn điện; điện dân dụng; mộc dân dụng; mộc mỹ nghệ; dịch vụ nhà hàng; xây trát dân dụng; pha chế đồ uống; sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; kỹ thuật khảm trai; may công nghiệp; thiết kế tạo mẫu tóc; sửa chữa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di động)
16 nghề nông nghiệp (Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh; trồng lúa chất lượng cao; trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn; trồng cây ăn quả; kỹ thuật trồng và chế biến thuốc nam; kỹ thuật trồng chè; kỹ thuật trồng hoa; kỹ thuật chăn nuôi lợn; kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; chăn nuôi thú y; kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nước ngọt; nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu; trồng hoa ly, hoa loa kèn; trồng đào, quất cảnh; trồng và sơ chế gừng, nghệ; chăn nuôi gà, lợn hữu cơ).
Tổng kinh phí thực hiện chương trình này dự kiến vào khoảng 70,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Mục tiêu của chương trình là 80% lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
M.M - Phương Cúc - Ngọc Cương
" alt="Hà Nội: 70 tỷ đồng đào tạo nghề 24.000 lao động nông thôn"/>
Hà Nội: 70 tỷ đồng đào tạo nghề 24.000 lao động nông thôn