Không giống các hệ thống cân bằng điện tử trước đây, MCAS tự khởi động lại mỗi lần phi công hiệu chỉnh, và như vậy nó sẽ xóa các hiệu chỉnh đúng của phi công trước đó.
Ngoài ra, hệ thống MCAS được thiết kế hoạt động dựa trên dữ liệu từ một cảm biến duy nhất. Hai kỹ sư trên cho rằng MCAS cần nhiều cảm biến đầu vào hơn, thay vì chỉ có một.
Tất cả phân tích thiếu thận trọng trên đã cung cấp bức tranh không chính xác cho FAA khi cấp phép hệ thống MCAS. Tác động MCAS gây ra rất lớn nhưng chỉ được coi như hệ thống điều chỉnh đơn giản.
Boeing gặp khá nhiều sự cố kiểm tra lỗi an toàn trong các năm qua dù Bộ Giao thông Mỹ từng đưa ra cảnh báo năm 2012 rằng FAA đã không đủ sát sao để kiểm tra Boeing.
Vấn đề này cũng có nhiều nguyên do, chủ yếu do sự lơ là từ FAA khi trao quyền quá nhiều và quá dựa dẫm vào sự trung thực của hãng sản xuất máy bay.
Năm 2015, sự cố cháy nổ 787 "Dreamliners” một lần nữa cho thấy công tác kiểm soát an toàn của Boeing có vấn đề. Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, công tác kiểm soát an toàn máy bay tiếp tục bị lơ là.
Tháng 10/2017, chỉ 6 tháng sau khi 737 MAX được chứng nhận an toàn, chính phủ Mỹ thông qua luật cho phép công ty chế tạo máy bay được quyền thúc ép FAA ưu tiên thông qua các cấu phần được coi có nguy cơ thấp và trung bình trên máy bay.
Nguyễn Minh (theo Arstechnica)
Với việc lần thứ 2 gặp sự cố nghiêm trọng gây chết người chỉ trong vòng 6 tháng, nhiều câu hỏi đang được đặt ra về chất lượng cùng khả năng đảm bảo an toàn kỹ thuật của những chiếc Boeing 737 Max 8.
" alt=""/>Thảm họa 737 MAX, Boeing lơ là nguy cơ phần mềmTrong cuộc họp cổ đông vào ngày 1/3, CEO Tim Cook cho biết doanh thu mảng dịch vụ của công ty đang trên đường đạt mục tiêu 50 tỷ USD vào năm sau, tăng gấp đôi so với 25 tỷ USD trong năm 2016.
Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi dữ liệu danh sách công việc mà Thinknum thu thập được từ năm 2016 đến nay cho thấy một số điều khá thú vị về chiến lược của công ty. Trong khoảng từ 2016 đến quý 3/2018, mục tiêu đăng tuyển của Apple là kỹ thuật phần cứng, nhưng đến quý 4/2018, công ty đăng tuyển nhiều vị trí phần mềm hơn so với phần cứng. Điều này tiếp tục thể hiện trong tháng 2/2019, nơi công nghệ phần mềm tiếp tục là trọng tâm trong danh sách công việc của Apple.
Việc Apple chuyển hướng tập trung sang lĩnh vực phần mềm đã được báo cáo trong một khoảng thời gian khi mà doanh thu từ nó bắt đầu tăng lên, đặc biệt khi lượng người dùng iPhone hiện tại lên đến con số 900 triệu. Với lượng người dùng như vậy, Apple hoàn toàn có cơ hội kiếm tiền từ khách hàng iPhone theo con đường mới mẻ hơn, đó là cung cấp phần mềm hữu ích cho họ.
Để phục vụ chiến lược này, Apple đã tập trung nhiều vào các doanh nghiệp phần mềm chuyên sâu tại công ty, gồm App Store, Apple Pay, AppleCare, Apple Music, iTunes… Bên cạnh đó, Apple cũng đang hướng đến việc mở ra nhiều dịch vụ dựa trên thuê bao để tăng doanh thu, bao gồm cả kết hoạch phát triển gói thuê bao Apple News, đặc biệt sau khi công ty mua lại dịch vụ tạp chí vào năm ngoái. Apple News có thể được Apple công bố tại sự kiện báo chí diễn ra vào ngày 25/3 tới đây.
Apple Music là một trong những dịch vụ tăng trưởng nhờ iPhone |
Ngoài ra, Apple còn được cho là sẽ sớm phát hành dịch vụ truyền hình trực tuyến mới nhằm cạnh tranh với Netflix, sau khi đã thành công với Apple Music để cạnh tranh Spotify trước đó.
Tất nhiên Apple vẫn xem kính AR là thiết bị lớn tiếp theo của công ty, nhưng đến thời điểm sản phẩm ra mắt, công ty vẫn cần phải đặt rất nhiều nhiệm vụ vào mảng dịch vụ - vốn đang đóng góp doanh thu lớn thứ 2 cho Apple và là nguồn sinh lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Theo Danviet
Các ứng dụng trên iPhone có thể theo dõi vị trí của bạn. Dưới đây là cách kiểm tra xem ứng dụng nào có thể giám sát vị trí của bạn và thu hồi quyền của chúng.
" alt=""/>iPhone đang được Apple khai thác theo cách khác để sinh lợiQuyết định gỡ bỏ khả năng gây nguy hại cho đồng đội trong FBRngay lập tức đã vấp phải sự phản kháng từ phía cộng đồng – mặc dù nhiều người chơi hoàn toàn ủng hộ thay đổi này do không muốn vướng vào cảnh “huynh đệ tương tàn”.
“Tuần trước, chúng tôi đã vô hiệu hóa friendly fire. Chúng tôi thực hiện thay đổi này để giảm thiểu những pha tiêu diệt đồng đội nhiều nhất có thể trên toàn cầu”, Thiết kế Trưởng Eric Williamson nói.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi liên quan đến thay đổi này, cả tích cực lẫn tiêu cực, đặc biệt có những người nghĩ rằng nó có thể ảnh hưởng xấu tới kỹ năng cao và khi thi đấu chuyên nghiệp. Chúng tôi vẫn đang để mắt tới xem nó ảnh hưởng thế nào tới kỹ năng của người chơi và chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá.”
Thay vì giới hạn trận đấu theo nhiều cách thức khác biệt, giờ thì diễn biến sẽ xoay quanh team nào sở hữu nhiều chất nổ. Ngược lại, các teams còn lại sẽ phải chịu đựng những pha “buôn bom” từ phía địch thủ dẫn đến sự rối loạn về cả hình ảnh lẫn âm thanh – trong khi vẫn phải bảo đảm nhiệm vụ chống đỡ các đợt tấn công bằng súng ống...
Tương lai của friendly fire trong FBRvẫn là một dấu hỏi lớn ở thời điểm hiện tại và nó dẫn đến một số mối quan tâm khác. Epic có thể tìm ra một cách khác để đối phó với vấn nạn các team-killers đang có dấu hiệu bùng nổ thay vì loại bỏ một trong những điểm đặc sắc nhất của FBR.
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Epic Games vẫn đang ‘để mắt tới’ friendly fire trong Fortnite: Battle Royale