Họ hàng nghèo, gia đình tôi khá khẩm nhất trong họ nhưng lúc tôi đi học cũng phải vay vốn ưu đãi. Sau này tôi đi làm, kinh tế tốt hơn nhiều, hỗ trợ bố mẹ xây nhà năm trước. Anh em trong họ đa phần học hành không đến nơi đến chốn, ham rượu chè cờ bạc, tôi ngược hoàn toàn (có lẽ đây là nguyên nhân tôi thấy bị lệch pha mỗi khi về quê). Từ nhỏ tôi học khá giỏi, luôn vào top của trường huyện. Sau này tôi đỗ đại học có tiếng rồi ra trường làm cho công ty nước ngoài đến giờ.
Ở thành phố, tôi không có người thân; từ hồi ra trường càng đơn độc hơn vì bạn bè cấp 3 đa phần về quê, bạn đại học mỗi người một phương. Tôi vẫn ổn với việc một mình đi tập gym, đi bơi, du lịch, siêu thị; lắm lúc cũng tủi thân vì không có người hỗ trợ mình cả về tinh thần lẫn kinh nghiệm sống. Lạ cái là số phận như muốn tôi cô độc vậy. Công việc tôi làm phải theo ca kíp nên thời gian biểu lệch giờ hành chính, từ đó các cuộc hẹn hò gặp mặt bạn bè cũng khó khăn hơn. Công ty ít người độc thân nên tan giờ tôi ít hội hè.
Mọi chuyện trở nên phiền não khi tôi bắt đầu thích một cô gái ở ngoại thành Hà Nội. Em vui vẻ, thông minh, xinh xắn, cao tầm 1m57, học cùng trường đại học của tôi. Bố mẹ em đều là giáo viên, gia đình khá giả (không phải giàu nhưng chắc hẳn hơn gia đình tôi). Chúng tôi biết nhau khá lâu, hồi em còn sinh viên. Đến nay đã hơn một năm, em ra trường thì tôi thổ lộ tình cảm. Tôi không hỏi em có làm bạn gái không, chỉ nói thích em và em cười. Sau đó chúng tôi thi thoảng đi uống nước trò chuyện. Những lần gặp gỡ đều vui vẻ cả nhưng tôi vẫn cảm giác em ít tạo cơ hội. Tôi hiểu một mối quan hệ mà giảm đi sự tương tác sẽ sớm kết thúc. Có vẻ em đang muốn kết thúc mối quan hệ này bằng sự tinh tế vốn có.
Giờ tôi không tự tin vào sự tiến triển của mối tình này và oán thán cuộc đời. Tôi rất nỗ lực nhưng xuất phát điểm thấp (ngoại hình, gia cảnh) nên khó đạt được mong ước của bản thân (trong trường hợp này là cô gái tôi yêu). Tôi không biết mình cần nỗ lực thêm bao nhiêu nữa nhưng có một điều chắc chắn là bản thân không hạ thấp những tiêu chuẩn hay tham vọng trong tình yêu và sự nghiệp. Vậy nên, đêm nay tôi thấy mệt và cô đơn.
Nghĩa
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
" alt=""/>Xuất phát điểm thấp khiến tôi khó khăn trong cuộc sốngBên cạnh tấm ảnh cậu con trai 6 tuổi Jackson Sooter chụp cùng em gái 4 tuổi Addy, người cha Matt Sooter viết con trai mình đã nói lời tạm biệt với em gái trong đau khổ. "Một đứa trẻ lẽ ra không phải nói lời chào tạm biệt đầy đau khổ như vậy với người bạn chơi, người bạn thân nhất, em gái của nó như thế", Sooter nói. "Nhưng đó là việc phải làm, và gia đình chúng tôi đang sống trong một thế giới tan vỡ".
Addy được chẩn đoán bị bệnh Khuếch tán nội tại cầu Glioma (DIPG) năm 2016. Đây là một dạng u não gây ảnh hưởng đến cơ, thần kinh, nhịp tim và thở.
Bé gái sống tại Rogers, Arkansas (Mỹ) đã mất 1 năm rưỡi trải qua 33 vòng hóa trị.
Khối u được ngăn chặn một thời gian nhưng rồi phát triển trở lại và gia đình đã phải chi trả 150.000 bảng Anh cho việc điều trị thử nghiệm ở Mexico. Nhưng khối u tiếp tục lan rộng và vào ngày 3/6, gia đình phải chuẩn bị nói lời tạm biệt với Addy.
Trên trang facebook cập nhật thông tin về Addy với những người ủng hộ, cha của cô bé viết: "Các triệu chứng của Addy tiến triển rất nhanh trong một ngày rưỡi qua. Hôm qua con bé tỉnh dậy vẫn vui tươi, giờ thì không còn có thể ăn, nuốt rất khó khăn, con bé ngủ suốt và đã được chuyển vào khu điều trị nội trú. Hẳn là con bé không còn nhiều thời gian".
Chỉ vài giờ sau khi tấm ảnh Jackson không muốn rời em gái được chia sẻ, Addy đã qua đời.
"Con đã đi qua kiếp sống này để sang kiếp sau bởi con đã sống bướng bỉnh nhưng cũng ôn hòa, và được yêu thương bởi gia đình. Lúc cuối đời con không đau đớn. Đối với những người muốn nói lời tạm biệt, tôi rất xin lỗi. Mọi chuyện diễn ra nhanh hơn chúng tôi tưởng tượng, nhưng đó là một phước lành bởi con bé không phải chịu đựng gì nhiều ở những phút cuối đời", người cha viết.
Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc ngủ gật chập chờn của một em bé vùng cao tỉnh Sơn La, mà nguyên do là vì háo hức dậy từ sáng sớm để đi nhận quà từ thiện.
" alt=""/>Nhói tim hình ảnh cậu bé vỗ về em gái trước khi em qua đờiÔng Lê Thanh Kiếm (SN 1948) chủ nhân hiện tại của một căn nhà như vậy chia sẻ, vào những năm đầu thế kỷ 20, bố của ông - cụ Lê Cao Chẩm là một trong những thương gia buôn lụa giàu có.
Vợ chồng ông Lê Thanh Kiếm. |
Từ truyền thống dệt lụa của người dân trong làng, cụ Chẩm thu mua rồi mang đi khắp nơi rao bán. Những tấm lụa đẹp có giá trị như vàng nên cụ nhanh chóng phất lên.
Năm 1943, cụ quyết định thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng biệt thự với diện tích 70m2.
Khác với các biệt thự kiểu Pháp trong làng, cụ Chẩm xây nhà đơn giản hơn. Khu nhà bao gồm 1 gian lợp ngói âm dương, 1 căn nhà 2 tầng với cầu thang, nền nhà, ốp trần bằng gỗ.
Số gỗ này được vận chuyển từ nam ra bắc vì vậy thời gian xây dựng căn nhà mất đến gần một năm.
Dấu tích còn lại của biệt thự cổ. |
Vào năm 1948, tức 5 năm sau khi xây dựng căn nhà, ông Kiếm mới ra đời. Tuy nhiên, khi ông vừa tròn 1 tuổi thì mẹ ông mất. Cụ Chẩm ở lại, nuôi dưỡng 3 con thơ, 2 trai, 1 gái. Lúc đó, con trai cả của cụ tức anh trai ông Kiếm mới hơn 4 tuổi.
Nào ngờ, việc kinh doanh thời kỳ đó gặp nhiều khó khăn vì biến động xã hội, tuổi cụ Chẩm cũng đã cao nên không thể ra nước ngoài hay đi nam về bắc buôn bán vải như trước.
Cụ quanh quẩn ở nhà trồng cam, trồng chè, chăn nuôi và dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
Trải qua thời gian dài trần nhà bằng gỗ vẫn còn giữ được nguyên vẹn. |
“Chúng tôi càng lớn càng học giỏi. Tiền ăn học tốn kém trong khi tiền làm ra càng ngày càng khan. Bố tôi phải dỡ bỏ tầng 2 của căn nhà 2 tầng, lấy gạch, lấy gỗ và các vật liệu đem bán, kiếm tiền nuôi các con học”, ông Kiếm nhớ lại.
Theo lời ông Kiếm, số tiền bán vật liệu khi đó rất ít. Tuy nhiên, vì tuổi cao sức yếu, lại không còn cách nào khác nên cụ Chẩm đành đồng ý. Nhờ đó mà 2 cậu con trai của cụ là ông Kiếm và người anh cả của ông được ăn học cao hơn nhiều bạn cùng trang lứa trong làng.
Khi ông Kiếm chưa kịp tốt nghiệp ra trường thì cụ Chẩm mất đi. Kinh tế tiếp tục khó khăn, các con không còn chỗ dựa nên phần tầng 1 của căn nhà 2 tầng tiếp tục bị dỡ bỏ, lấy gạch mang bán.
Năm 2001, tức nhiều năm sau khi cụ Chẩm qua đời, vợ chồng ông Kiếm mới xây lại gian nhà trên nền đất của căn biệt thự 2 tầng cũ.
"Tôi là người cùng làng, thời trẻ, nghe nhiều người kể lại nhà của cụ rất to đẹp. Đặc biệt là căn nhà 2 tầng với cầu thang gỗ sang trọng. Nền nhà, trần nhà được ốp hoàn toàn bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Tuy nhiên, khi tôi về làm dâu thì căn nhà 2 tầng đó không còn nữa”, bà Phạm Thị Ngần (SN 1954) - vợ ông Kiếm, chia sẻ.
Theo bà Ngần, ngôi biệt thự do cụ Chẩm xây dựng hiện chỉ còn 1 gian nhà lợp ngói âm dương. Sau nhiều năm, gian nhà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Các thành viên trong gia đình chỉ sắp xếp lại đồ đạc, mua thêm vật dụng để tiện sinh hoạt cho gia đình.
Người phụ nữ này cũng cho biết, kể từ khi về làm dâu, bà cũng chứng kiến thêm nhiều biến cố trong gia đình. Cuộc sống hai vợ chồng vô cùng vất vả. Tuy nhiên bà vẫn luôn tâm niệm sẽ giữ lại gian nhà của ông cha để làm nơi thờ tự tổ tiên.
"Dù thiếu thốn đến đâu tôi cũng không nghĩ đến chuyện bán nhà hay dỡ bỏ ngôi nhà cũ...", bà Ngần khẳng định.
Gần 90 năm tuổi, căn biệt thự kiểu Pháp của gia đình ông Phạm Khắc Tiệp ở làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn.
" alt=""/>Chuyện ít biết về chủ nhân ngôi biệt thự bị dỡ một nửa ở Hà Nam