Mới 18, đôi mươi đã hói, vì sao?
Anh cho biết 1 năm trước đầu có nhiều gầu,ớiđôimươiđãhóivìngày hoàng đạo tóc khô mảnh, dễ gãy hoặc bóng mỡ, bết. Tóc rụng 2 bên thái dương, lan tới 2 góc trán, lên đỉnh đầu. Tóc rụng thưa dần, sau thành mảng hói, trong khi tóc vùng chẩm (gáy), 2 bên thành đầu lại mọc dài ra.
“Mỗi lần vuốt nhẹ hay gội đầu, tóc rụng tơi tả nên tôi rất sốt ruột”, anh cho biết bố anh cũng bị hói nhưng tuổi 50 mới bị. Vì thế việc bị hói khi mới qua tuổi dậy thì khiến anh rất lo lắng.
Vì sao nhiều người trẻ xuất hiện hói sớm?
Theo TS.BS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hói là một thể rụng tóc do di truyền và nội tiết, làm tăng hoạt động và tăng số lượng thụ thể của hormone androgen (nội tiết tố sinh dục nam). Người bị hói thường có tiền sử gia đình có người hói.
Mỗi tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận hàng trăm người đến khám vì rụng tóc, hói đầu. Nhiều người trẻ tuổi (khoảng 18 - 30 tuổi) đã xuất hiện tình trạng rụng tóc kiểu hói.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu của rụng tóc kiểu hói ở nam giới có thể xuất hiện từ thời kỳ thanh thiếu niên (14-15 tuổi). Đến 20-25 tuổi, khi hệ nội tiết tố sinh dục nam đạt ngưỡng cao nhất, đàn ông sẽ có các biểu hiện mạnh hơn của rụng tóc, hói đầu.
“Ở giai đoạn dậy thì, các tuyến nội tiết sinh dục tăng cường hoạt động, hormone thuộc nhóm androgen được sản xuất nhiều hơn. Với những người có gene gây hói, hormone càng hoạt động mạnh, làm cho tình trạng rụng tóc xuất hiện nhiều, sớm hơn”, BS Huyền cho hay.
Người rụng tóc kiểu hói khi ở giai đoạn này thường kèm theo da nhờn, bóng, nhiều mụn. Nhiều trường hợp, lượng hormone androgen trong máu bình thường nhưng chính yếu tố gene làm nang tóc tăng nhạy cảm với hormone này nên bị teo nhỏ, mất tóc.
BS Huyền cho rằng cuộc sống hiện đại với nhiều stress, căng thẳng, thức khuya, không điều hoà được cảm xúc, tâm lý cá nhân có thể khiến tóc rụng, hói nhiều hơn và xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các bệnh lý toàn thân (sau các đợt sốt xuất huyết, sốt virus, giảm cân nhiều,…) cũng gây rụng tóc.
Mỗi người có mức độ hói và kiểu hói, có người hói nhiều ở vùng đỉnh đầu hoặc trán thái dương. Điểm chung là tóc rụng thưa mỏng đi từ từ, thường tạo thành chữ M ở phía trước, vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh. Nếu rụng tóc nhiều quá, da đầu chỉ còn lại một vành còn tóc ở hai bên và vùng chẩm.
Khó điều trị hói
Người Việt thường có quan niệm “cái răng, cái tóc là góc con người”, vì thế khi bị rụng tóc, hói đầu, thường có xu hướng tìm cách điều trị. Ở mức độ nhẹ, họ tự mua các loại tinh dầu được quảng cáo kích thích mọc tóc; cao hơn là tiêm vi chất, vitamin hay cấy ghép tóc.
Bệnh viện Da liễu Trung ương từng ghi nhận nhiều người đến khám vì da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước… do viêm da tiếp xúc dị ứng với thành phần trong sản phẩm trị rụng tóc, hói đầu. Có những trường hợp tốn đến cả chục triệu đồng cho tiêm, cấy tóc ở spa nhưng không cải thiện được rụng tóc, thậm chí sau cấy tóc còn bị nhiễm trùng, gãy rụng nhiều hơn.
“Điều trị rụng tóc do hói rất khó do liên quan đến gene và hormone. Người tới khám cần được tư vấn kỹ về tình trạng, nguyên nhân; được trấn an về tâm lý, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể”, BS Huyền cho hay.
Một số phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giúp tóc đỡ rụng, kích thích tóc mọc. Để đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh nên được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sỹ.
Một số bé sơ sinh, vài tháng tuổi có tình trạng rụng tóc nhiều vùng trán, đỉnh đầu, có thể do tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ. Ở một số trường hợp gia đình có gene hói, nhìn dáng tóc trẻ có thể dự đoán được khả năng bị hói và kiểu hói trong tương lai. TS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương本文地址:http://vip.tour-time.com/html/486c898706.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。