当前位置:首页 > Bóng đá

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus

Bùi AnnBùi Ann

(Dân trí) - Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định, kế hoạch của Nga triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo Oreshnik ở Belarus có thể không làm tăng nguy cơ tấn công vào Ukraine hoặc các nước NATO.

Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus - 1

Hiện trường vụ hỏa hoạn sau khi Nga phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine (Ảnh: Getty).

Vào ngày 6/12 tại Minsk, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký một hiệp ước về bảo đảm an ninh mới trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Nhà nước Tối cao của Nhà nước Liên minh. 

Trong cuộc họp, ông Lukashenko kêu gọi Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik tới Belarus và đề xuất rằng Belarus sẽ có quyền kiểm soát việc xác định mục tiêu của tên lửa từ lãnh thổ nước này. Bên cạnh đó, quân đội Nga vẫn sẽ tiếp tục vận hành hệ thống Oreshnik tại Belarus. 

Đáp lại lời kêu gọi, Tổng thống Nga cho biết hệ thống tên lửa Oreshnik có thể được triển khai tại Belarus sớm nhất là vào nửa cuối năm 2025.

Vào tháng 11, Nga đã sử dụng tên lửa Oreshnik để chống lại Ukraine sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine bắn tên lửa  chiến thuật ATACMS vào sâu lãnh thổ Nga. 

Ông Putin mô tả Oreshnik là hệ thống tên lửa tầm trung được trang bị công nghệ siêu vượt âm có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10. Hệ thống Oreshnik có tầm bắn xa, độ chính xác cao và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.

Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của Moscow về hệ thống Oreshnik, các chuyên gia ISW vẫn giữ nguyên đánh giá rằng việc triển khai Oreshnik tới Belarus không làm tăng đáng kể mối đe dọa trước mắt về các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung vào Ukraine hoặc các nước NATO. Lập luận này được củng cố bởi những điều sau đây.

Thứ nhất,theo các chuyên gia này, quân đội Nga từ lâu vốn có vũ khí hạt nhân ở lục địa. Đồng thời, vùng đất Kaliningrad có khả năng tấn công các mục tiêu ở Ukraine và NATO. Lực lượng Nga thường xuyên bắn tên lửa đạn đạo Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa hành trình Kh-101 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào Ukraine.

Lầu Năm Góc cho biết Oreshnik không phải loại vũ khí hoàn toàn mới, mà là phiên bản cải tiến của tên lửa RS-26 Rubezh của Nga, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được thử nghiệm từ năm 2011.

Bên cạnh đó, về mặt chiến lược, các chuyên gia cho biết Moscow dường như đang sử dụng hệ thống tên lửa này để đưa ra cảnh báo rằng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.

Ông Putin đã cố gắng thiết lập một loạt các "lằn ranh đỏ" cho Mỹ và NATO khi những nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine. Như vậy, việc triển khai hệ thống Oreshnik có thể là một phần trong phản ứng của Moscow đối với các cuộc tấn công của Ukraine vào Nga bằng ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. 

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, thông tin chi tiết về Oreshnik vẫn còn hạn chế. Ngày 6/12, trong quá trình thảo luận về tính khả thi của việc triển khai Oreshniks tại Belarus, Tổng thống Putin cho biết Oreshnik vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện tại số lượng còn rất ít.

Một vài chuyên gia cho rằng, hiện nay cũng chưa rõ liệu nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không. 

Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc thời điểm, số lượng tên lửa Oreshniks có thể xuất hiện ở Belarus và khả năng đe dọa của nó sẽ ra sao. 

Tuy nhiên, một số học giả lại không lạc quan như vậy. Ông Jeffrey Lewis,  chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết Oreshnik cũng có khả năng quân sự thực sự trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Với tốc độ tối đa ít nhất là Mach 10, vũ khí này cũng sẽ bay nhanh hơn hầu hết các hệ thống phòng không và tên lửa có thể đánh chặn một cách đáng kể.

Ông Timothy Wright, một chuyên gia về tên lửa Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đánh giá về vụ Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine hôm 21/11: "Nếu Nga không thông báo trước khi phóng, Mỹ sẽ vô cùng lo ngại. Bởi vì, bạn biết đấy, luôn có một bóng đen hạt nhân bao trùm cuộc xung đột này".

Theo Pravda

分享到:

相关推荐