8 cách dạy đặc trưng của cha mẹ có con kém thành công khi lớn

时间:2025-01-18 20:05:50 来源:NEWS

Rất nhiều người sau khi trưởng thành thường nhớ lại những gì cha mẹ làm vô tình khiến cho họ trở thành một người không thành công. Và họ mong muốn tuổi thơ của mình không lặp lại với con của họ.

Làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất trên đời. Và để nuôi dạy con thành công lại là một công việc khó khăn hơn thế.

Tất cả những bậc cha mẹ đều mong muốn con của mình sẽ thành công trong cuộc sống nhưng họ không biết rằng một số việc làm của họ vô tình trở thành nguyên nhân khiến con thất bại khi trưởng thành. Những đứa trẻ sẽ coi vào sai lầm của cha mẹ và nghiễm nhiên thực hiện như một bài học.

{ keywords}

Những đứa trẻ thường coi sai lầm của cha mẹ là bài học để làm theo. Ảnh minh họa

Đó là lý do mà chúng tôi sẽ chỉ ra 8 điểm chung của những bậc cha mẹ có con không thành công:

1. Không khuyến khích con thử sức những điều mới mẻ

Một trong những việc làm của cha mẹ khiến con không thành công đó là họ chưa từng khuyến khích chúng thử sức với những kỹ năng mới. Có thể con của bạn sẽ gặp thất bại trong những lần đầu tiên nhưng hãy khuyến khích chúng tiếp tục làm bởi thất bại là một phần của cuộc sống và học tập để đối phó với thất bại là rất quan trọng cho sự thành công trong cuộc sống sau này.

2. Quá nuông chiều con

Cha mẹ quá nuông chiều con,áchdạyđặctrưngcủachamẹcóconkémthànhcôngkhilớxem kết quả bóng đá hôm nay ví dụ như làm cả những việc mà chúng có thể tự làm, là nguyên nhân khiến chúng bị thất bại trong cuộc sống. Hãy giao cho con một công việc vặt nào đó trong nhà trong khả năng của chúng và để con làm một cách độc lập là cách tạo nên sự thành công cho chúng. Ví dụ như hãy để con tự giặt quần áo khi đã trở thành thanh thiếu niên.

{ keywords}

Quá nuông chiều con là nguyên nhân khiến chúng không thể thành công trong tương lai. Ảnh minh họa

3. Khen ngợi chúng từ những điều nhỏ nhất

Bạn có tin được không khi việc khen ngợi trẻ quá nhiều cũng khiến con không đạt được thành công trong cuộc sống. Biểu dương những thành tích nhỏ mà trẻ đã đạt được sẽ không khuyến khích chúng cố gắng hơn mà chỉ khiến chúng ỷ lại. Ví dụ việc khen một đứa trẻ 8 tuổi có thể tự mặc quần áo là không cần thiết. Thay vào đó hãy khen ngợi con khi đạt được những thành tích lớn trong học tập.

4. Không khuyến khích con kết bạn

Nhóm nhà nghiên cứu đã xem xét và chỉ ra rằng những đứa trẻ thành công thường được bố mẹ ủng hộ trong việc kết bạn và tham gia vào mạng lưới xã hội. Còn những đứa trẻ thất bại thì ngược lại. Chúng bị cha mẹ bao bọc quá kĩ và không cho kết bạn nhiều.

5. “Cha mẹ trực thăng”

Một đứa trẻ bị kiểm soát tuyệt đối không chỉ cảm thấy khó chịu mà khả năng thất bại cao trong cuộc sống sau này. Bởi chúng nghĩ rằng bố mẹ không hề tin tưởng vào khả năng của mình từ đó mất tự tin và chấp nhận rủi ro ngay cả khi chúng đủ sức để thực hiện điều đó.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ được gọi là “cha mẹ trực thăng” ít cởi mở hơn với những ý tưởng mới, và sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn với mục đích tiêu khiển.

6. Cha mẹ quá nghiêm khắc

Một nghiên cứu của trường Đại học London đã chỉ ra rằng những bậc cha mẹ quá hà khắc ảnh hưởng đến mức độ tự kiểm soát của trẻ. Những ảnh hưởng này nếu kéo dài có thể liên quan đến ứng xử của chúng trong cuộc sống sau này. “Bố mẹ quá hà khắc ảnh hưởng đến khả năng ứng xử ở cả con trai và con gái, vấn đề đạo đức ở trẻ 9 tuổi và vấn đề tình cảm ở trẻ 12 tuổi”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Thay vào đó, hãy cho trẻ tự quyết những điều trong phạm vi của chúng để chúng trải ngiệm sự tự do, đón nhận thành công trong tương lai.

7. Không tâm sự với con

Tạo lập một mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái không những có lợi cho cả hai bên mà còn giúp ích cho sự thành công sau này của trẻ. Để xây dựng sự kết nối này, hãy nói chuyện thẳng thắn với con về những lo lắng, những mong muốn của con để giúp con tìm hiểu và giải quyết chứ không nên đàn áp chúng.

8. Chưa từng thử làm những điều mình dạy con

Những điều cha mẹ dạy con có thể đúng nhưng cũng có thể chưa đúng. Để biết chính xác chúng có ích lợi cho con hay không, bản thân cha mẹ phải là người thực hiện những công việc ấy.

(Theo Khám phá)

推荐内容