Chê mẹ quê, con du học về nước ra khách sạn ngủ
Khác với quy mô mang tầm quốc tế của AirBNB, Luxstay tập trung phát triển mảng thị trường trong nước. Chiến lược của nền tảng này là đánh vào thị trường ngách ở các tỉnh thành và địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, nơi mà các nền tảng ngoại chưa đặt chân đến.
Luxstay có khởi đầu ấn tượng khi chinh phục cùng lúc 3 “cá mập” Shark Tank năm 2019, mang về số tiền 6 triệu USD - khoản đầu tư lớn nhất sau 3 mùa chương trình phát sóng. Song startup này không gặp may khi chỉ 1 năm sau đó, ngành du lịch tại Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Đại dịch khép lại là lúc ngành du lịch trong nước được “phá băng”. Thế nhưng, màn trở lại của Luxstay lại không được suôn sẻ như nhiều ứng dụng đối thủ khác.
Hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6/2022, website của Luxstay đột nhiên ngừng hoạt động. Ứng dụng Luxstay không thể truy cập được khiến nhiều người dùng bức xúc và phản hồi lại bằng “cơn bão” 1 sao. Điều tương tự cũng xảy ra với ứng dụng của Luxstay dành cho chủ nhà.
Một loạt sự cố dồn dập khiến xuất hiện không ít đồn đoán về việc sẽ có thêm một startup Việt rời khỏi thị trường.
Sự trở lại bất ngờ của "Airbnb" phiên bản Việt?
Mới đây, trang fanpage của Luxstay trên Facebook đã bất ngờ có động thái đổi sang tên gọi mới là LuxWorld. Cùng với đó, logo nhận diện của fanpage cũng thay đổi. Trong phần mô tả, đội ngũ quản trị LuxWorld giới thiệu đây là nền tảng du lịch cao cấp tại Việt Nam và Châu Á.
Theo ghi nhận của VietNamNet, website Luxstay.com và ứng dụng Luxstay đã hoạt động bình thường. Với diễn biến mới này, có vẻ như “Airbnb” phiên bản Việt đang chuẩn bị cho màn quay trở lại.
Trước sự thắc mắc của nhiều người, khi VietNamNet liên hệ, đại diện Luxstay khẳng định, thông tin startup này đóng cửa như một số đồn đoán là không chính xác.
Trả lời về những thay đổi gần đây, vị này cho biết, Luxstay đang rebrand (đổi thương hiệu) thành LuxWorld. Đây là một sự thay đổi có kế hoạch đã được chuẩn bị từ trong đại dịch Covid-19. “Sắp tới Luxstay sẽ đổi mới mô hình kinh doanh để phù hợp với xu hướng và áp dụng công nghệ nhiều hơn”, người này chia sẻ. Khi đi vào những câu hỏi chi tiết, đại diện Luxstay nói cần có lộ trình truyền thông và sẽ được cập nhật trong thời gian tới.
Tham vọng trở thành kỳ lân công nghệ Việt Nam
Ít người biết rằng, nhà sáng lập Luxstay - Nguyễn Văn Dũng (Steve Nguyễn) từng là một trong những nhân vật đầu tiên tại Việt Nam tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến.
Steve Nguyễn cũng là nhà đồng sáng lập của Metub - một trong những mạng đa kênh (MCN - Multi-Channel Network) lớn nhất Việt Nam, quản lý trong tay hàng nghìn kênh YouTube.
Sau nhiều thành công trong quá khứ, nhà sáng lập này đã quyết định bỏ lại tất cả, bán lại cổ phần ở nhiều công ty để tập trung vào dự án Luxstay với tham vọng sẽ biến công ty trở thành một kỳ lân công nghệ (startup tỷ USD).
Từng chia sẻ với VietNamNet, Steve Nguyễn cho biết, Luxstay được tạo nên bởi 3 từ khóa chính là du lịch, bất động sản và công nghệ. Vị CEO sinh năm 1989 cho rằng, chỉ có công nghệ mới giúp cho doanh nghiệp mở rộng và tăng trưởng quy mô một cách nhanh chóng.
“Home sharing sẽ là giải pháp mang tới nguồn phòng lưu trú bổ sung cho ngành du lịch Việt Nam. Nhận định được đưa ra bởi home sharing hiện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong bức tranh doanh thu của toàn thị trường dịch vụ lưu trú Việt Nam”, anh chia sẻ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tưởng đóng cửa, hạ màn, “AirBNB” phiên bản Việt bất ngờ quay trở lạiTừ đầu năm đến nay, khách du lịch Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đột biến, nhưng kèm theo đó là những hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hoạt động chui ở Việt Nam ngày càng nhiều, thuyết minh sai cả về địa lý, lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Vì đâu lại có tình trạng lộn xộn này và cơ quan chức năng đã làm được gì?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ông Bình nguyên là Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Mời bạn đọc theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:
Play" alt=""/>Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc hoạt động chui nhờ được bật đèn xanhPhế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này gây ra 4 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm tai giữa cấp. Đây là những căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng (viêm tai giữa), để lại nhiều di chứng nặng nề ngay cả sau khi hồi phục (viêm màng não, nhiễm trùng huyết), và thậm chí dẫn đến tử vong.
Cũng tại hội nghị, các chuyên gia y tế đã được cập nhật thông tin dịch tễ và vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn (vắc-xin PCVs).
“Vắc-xin PCVs được phát triển tương ứng với các chủng phế cầu khuẩn thường gặp theo địa lý - không gian - thời gian. Trong đó, sự phát triển vượt bậc của vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn đến thời điểm hiện tại sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn đã mang lại những hiệu quả thiết thực đối với sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng chi phí y tế quốc gia.”, GS Mark Peter Gerard van der Linden, Đại học Aachen, Đức cho biết.
Ông Pullicino John Paul, Trưởng Văn phòng đại diện Pfizer (Thailand) Limited tại TP.HCM cũng chia sẻ, “Pfizer cam kết đồng hành cùng cộng đồng đẩy lùi những hậu quả nguy hại về sức khỏe do phế cầu khuẩn gây ra thông qua những giải pháp y tế tiên tiến. Thông qua việc hợp tác với các cơ quan ban ngành, các tổ chức, các hiệp hội y khoa, trường đại học… trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Pfizer sẽ không ngừng nỗ lực trong công cuộc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.”
Để tìm hiểu thêm thông tin về Pfizer, truy cập trang web chính thức: www.pfizer.com. Hoặc follow trên Twitter tại @Pfizer và @Pfizer_News, LinkedIn, YouTube và Facebook tại Facebook.com/Pfizer. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Cập nhật kinh nghiệm dự phòng bệnh do phế cầu khuẩn