Nhận định, soi kèo Copenhagen vs Aarhus, 23h00 ngày 21/4: Thắng vì ngôi đầu


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Internacional vs Nacional Football, 07h30 ngày 23/4: Đạp đáy giữ đỉnh -
MC Thanh Mai qua Israel để làm việc với đối tác từ trước Tết. Tình hình dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát khiến chính phủ Israel đóng cửa đất nước từ hôm 19/3. Quyết định này khiến MC Thanh Mai bị kẹt lại nước bạn, song cô giữ tinh thần thoải mái, cố gắng hoà nhập cuộc sống mới vì hiểu đây là tình hình khó khăn chung của toàn thế giới. MC Thanh Mai xoay sở cuộc sống ở Israel giữa dịch CovidMC Thanh Mai nấu ăn, giữ tinh thần thoái mái khi bị ở Israel. Hiện Thanh Mai sống ở Haifa - thành phố lớn nhất miền Bắc Israel - nơi đây giáp biển Địa Trung Hải nên không khí trong lành, mát mẻ. "Isareal đang vào mùa xuân nhưng thời tiết hơi se lạnh, khá giống Đà Lạt. Thời tiết ở đây có 4 mùa, lạnh rét màu đông, nắng nóng mùa hè, không khí mát lạnh mùa xuân. Tôi đang ở một căn hộ đối diện biển Địa Trung Hải, chỉ mất vài phút lái xe ra biển chơi, cảnh quan rất đẹp", Thanh Mai cho biết.
Cuộc sống của MC Thanh Mai ở Israel diễn ra đơn giản và thoải mái. Vì không phải dậy sớm đi làm, cô có thể ngủ "nướng" và chiều chuộng bản thân thêm một chút. Sau khi thức dậy, người đẹp ăn sáng, tập thể dục, làm việc với êkíp qua các ứng dụng online. Lúc nghỉ ngơi, cô tự dọn dẹp nhà cửa: "Tính tôi ưa gọn gàng, tôi cũng luôn dọn dẹp sạch sẽ. Tôi đang ở chung cư, diện tích không quá lớn nên việc dọn dẹp không vất vả".
Nữ MC tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ. Nhờ khoảng thời gian tại Israel, Thanh Mai lại nhớ về tuổi thơ. Ngày xưa ít tiền, khi đi chợ, người đẹp phải mất thời gian chọn lựa, tính toán sao cho đủ. Bây giờ, cô như trở lại năm mười mấy tuổi, vẫn phải nấu ăn, đi chợ, chỉ khác là không lăn tăn về chi phí. Hiện tại, cô đi siêu thị mỗi tuần một lần để luôn có thực phẩm tươi mới trong tủ lạnh. Chưa kể Thanh Mai tìm tòi, học cách nấu những món ăn Việt Nam vì nhớ hương vị quê nhà. Cô nấu ăn mỗi buổi thích mỗi bữa phải có đồ ăn mới, nóng sốt dù có hơi vất vả.
"Siêu thị cũng đầy đủ, miễn là mình chế biến các món ăn phù hợp với nguyên vật liệu ở đây. Ở siêu thị gần nhà tôi may mắn có quầy hàng châu Á. Ở đó bày bán nước mắm, bánh tráng, wasabi, phở… ", cô nói.
Thanh Mai tâm sự thêm: "Đôi khi tôi lại tìm thấy niềm vui nho nhỏ. Chẳng hạn, khi đi chợ mua hành mà dùng không hết, tôi bỏ chúng vào một bình có nước, không ngờ là chúng phát triển được. Khoai lang, khoai tây tôi cũng áp dụng cách này. Những việc này ngày trước mình chẳng để ý, bây giờ thì nó lại trở thành niềm vui be bé".
Theo Thanh Mai quan sát, chính phủ Israel chống dịch rất tốt, sớm đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh người đến từ vùng dịch. Hiện tại, Israel chỉ mở cửa nhà thuốc, bệnh viện và siêu thị. Họ có máy móc phục vụ cho việc chống dịch và trang thiết bị để điều trị cho các bệnh nhân. Hiện tại, Israel có 4 công ty nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19. "Tôi tin tưởng người Mỹ, Châu Âu hay Do Thái tại Israel có thể nghiên cứu vắc xin thành công để thế giới được bình ổn".
Tuy sống xa quê hương thời điểm dịch bệnh, MC Thanh Mai vẫn hướng về Việt Nam. Về công việc, Thanh Mai thừa nhận mọi thứ bị xáo trộn khá nhiều. Từ khi có dịch Covid-19, các cơ sở làm đẹp của cô phải đóng cửa. Tuy không có doanh thu, cô vẫn phải chi trả các chi phí cố định, trong đó có lương của khoảng 100 nhân sự. "Tôi hiểu các doanh nghiệp lớn họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tôi. Ngoài kia, tôi thấy rất nhiều người lao động mất việc. Tôi chỉ cầu mong dịch Covid-19 nhanh chóng qua đi, chúng ta có vắc xin ngăn ngừa nCoV để mọi người trở lại cuộc sống trước đây, cùng du lịch, cùng vui chơi. Sau những ngày giãn cách xã hội, tôi bắt đầu lên kế hoạch mở lại các cơ sở kinh doanh", người đẹp cho biết.
Tuy sống xa quê hương thời điểm dịch bệnh, MC Thanh Mai vẫn hướng về Việt Nam. Đầu tháng 3, cô gửi tặng khẩu trang, nước rửa tay hơn 100 triệu đồng cho người dân TP.HCM. Sau đó, Thanh Mai ủng hộ hơn công tác tuyến đầu chống dịch, chống hạn mặn và quyên góp ATM gạo.
Ngân An
MC Thanh Mai: Tết từng không có tiền, chỉ dám hít hà mùi thức ăn
MC Thanh Mai chia sẻ trước khi cuộc sống ai cũng khó khăn và cô cũng vậy, Tết từng rất khổ không có tiền mua đồ mà chỉ dám hít hà mùi thức ăn ở quán bên đường.
"> -
Người thổi sáolà tên triển lãm cá nhân lần đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ khai mạc 10h ngày 7/1/2021 tại ĐH Mỹ Thuật Việt Nam và sẽ kéo dài đến hết ngày 15/1/2021. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có những chia sẻ xung quanh triển lãm này. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Tôi là người đi ngang qua cánh đồng hội hoạ'Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có triển lãm đầu tiên vào ngày 7/1/2021. Vẽ tranh xây được căn nhà nhỏ 2 tầng cho mẹ
- Cơ duyên nào đưa ông thành "nhà văn cầm cọ"?
Tôi bắt đầu vẽ từ tháng 1/2005. Ngày đó dịch giả, họa sĩ Phạm Long Quận - bạn của tôi từ Cuba về đã gửi tranh, toan và màu vẽ tại nhà tôi. Một buổi trưa ông lấy một tuýp màu bóp nhẹ lên toan. Một màu vàng lộng lẫy hiện ra và cuốn tôi theo. Bạn thúc giục tôi vẽ cùng với màu vàng đầu tiên vẽ lên toan cuốn tôi đi không thể nào cưỡng nổi.
Và chỉ 5 tháng sau tôi được nhà văn Hoàng Minh Tường lôi vào cuộc triển lãm có tên Nhà văn vẽ cùng các nhà văn, họa sĩ Trần Nhương, Đỗ Minh Tuấn và Đoàn Lê. Trong triển lãm đó tôi mạnh dạn bày 14 bức. Tôi tặng bạn bè 3 bức và 11 bức còn lại tôi bán được hết. Số tiền bán tranh đã giúp tôi xây một ngôi nhà nhỏ hai tầng ở làng Chùa cho bố mẹ. Sau đó tôi "gác cọ" và nghĩ rằng sẽ không vẽ thêm nữa vì đã 48 tuổi. Muốn vẽ thì phải học, tuổi tôi còn bao thứ phải lo, không có thời gian tập trung để học.
Lần đầu tiên triển lãm các tác phẩm hội hoạ của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không thấy áp lực. - Điều gì thôi thúc ông cầm cọ trở lại và ở tuổi 63 lại cho ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên?
Năm 2012, tôi tới chơi nhà ông Trịnh Văn Sỹ, một thành viên của nhóm nhân sĩ Hà Đông. Vừa bước vào phòng, khách tôi sững người lại. Trước mắt tôi là những bức tranh giấy tôi vẽ từ 7 năm trước giờ được đóng khung treo trang trọng. Đấy là những bức tranh tôi vẽ bằng phấn sáp và mực màu. Hoá ra, nhà thơ Dương Kiều Minh - hàng xóm vì thấy tôi vứt những bức vẽ đó đi thì nhặt lại, trước khi mất đã đưa cho ông Sỹ giữ.
7 năm bỏ vẽ nhưng vì ông Sỹ xây nhà mới và muốn tôi vẽ bức tranh tặng ông, tôi lưỡng lự nhưng do mối thân tình nên nhận lời. Bức tranh Người thổi sáo 1ra đời vì chiều bạn.
- Người thổi sáo ấn tượng với ông như thế nào mà bức tranh đầu tiên khi cầm cọ trở lại và khi triển lãm đầu tiên ông cũng lấy tên đó?
Trước hết tôi là một cậu bé thổi sáo ở quê. Ngày xưa chỉ có hai thứ mà những đứa trẻ, thanh niên hay những người ở làng quê có thể chơi được. Thứ nhất là đàn bầu - nó bằng ống tre, ống bơ sữa bò, với một cái dây phanh xe đạp để gảy, không có tăng âm, cho nên phải ngồi sát mới nghe được. Thứ hai là sáo - được làm từ cây trúc ở dọc bờ rào, bọn trẻ con chúng tôi hay kéo ra ngoài đê ngồi thổi sáo.
Tôi từng trải qua những ngày tháng mang một nỗi phiền muộn mà không thể thoát ra được. Một sáng có một người thổi sáo mù đi qua nơi tôi ngồi uống cà phê ở thị xã Hà Đông. Tôi đã cầu khẩn người thổi sáo mù thổi cho tôi một khúc nào đó mà người thổi sáo mù muốn thổi nhất.
Giai điệu của khúc sáo ấy đã thay đổi tôi. Những phiền muộn trong lòng tôi bấy lâu nay đã tan biến. Những tháng ngày sau, tôi đã luôn ngồi ở quán cà phê vỉa hè ấy để mong gặp lại người thổi sáo mù. Nhưng tôi không bao giờ thấy người thổi sáo mù đi qua nữa. Không hiểu sao, cho đến bây giờ tôi vẫn tin buổi sáng mùa Thu ấy người thổi sáo mù đã từ dãy núi cao đi xuống thành phố.
- Ngoài hình tượng cây sáo thì những hình ảnh như chim bồ câu, bình gốm hay đôi mắt cũng xuất hiện chủ đạo trong tranh của ông. Ông có thể lý giải gì về hình tượng này?
Tuổi thơ tôi hay nuôi chim, từ chim sẻ đến chim sáo,... Lớn lên, trong đầu tôi có những tư tưởng lớn hơn, đó là những con chim bồ câu - luôn tạo ra một thế giới thanh bình. Chúng ta đã tàn phá thiên nhiên, đấy là sai lầm. Thiên nhiên rất quan trọng với con người, cây cối là chủ đạo nhưng thực tình tôi vẽ cây xấu quá, mấy lần thử rồi nhưng tôi không thấy ưng nên đành thôi. Còn bây giờ tôi đã vẽ những cây theo cách của mình.
Bình gốm đã ăn vào sâu ký ức của tôi. Lúc nào trong ký ức khi tôi trở về nhà, cái đầu tiên bằng khứu giác tôi cảm nhận được là mùi khói bếp, còn thị giác dâng lên đó là những chiếc lọ gốm trong bếp: lọ đựng mắm, lọ đựng hạt giống. Ngày xưa khi đi chợ ở quê, tôi rất thích đi qua những nơi bán niêu, nồi, chõ.
Trong quan niệm của tôi có 3 cái bình quan trọng: một bình đựng nước, một bình đựng chữ và một bình đựng hạt giống. Với tôi, chỉ có 3 bình đó tạo thành nhân loại, tạo thành thế giới, tạo thành văn hoá. Nếu mất một trong 3 bình đó thì chúng ta sẽ không thể làm gì cả. Nếu như một ngày thế giới tàn lụi, có người đem đến cho tôi 3 bình gốm ấy thì tôi có thể xây dựng lại thế gian này. Tất cả những hình ảnh trên nó mang tính biểu tượng, nó gắn bó với tuổi thơ của những người ở thế hệ tôi.
Tôi là người bị màu sắc thống trị
- Là "nhà văn cầm cọ", hội hoạ có vị trí thế nào trong sự nghiệp của ông?
Gọi là sự nghiệp cũng không đúng, hội hoạ giống như một phương tiện để tôi sống nhiều hơn so với người khác. Vì khi làm thơ tôi nhìn thế gian ở một góc và khi sáng tác tranh tôi lại nhìn thế gian thêm một góc nữa, tôi chơi đàn bầu cũng vậy. Thế nên tôi muốn nhìn thế gian đủ đầy thôi. Và chỉ khi sáng tác tận cùng mới mong có thể mang đến điều gì đó.
Người ta hỏi tôi có ý định bán tranh không? thì tôi vẫn bán. Bởi đó là người ta đang chia sẻ với mình, yêu thích là sự chia sẻ trung thực nhất. Tôi rất vui khi có người thích xem và quyết định mua tranh của tôi. Nhiều người nói rằng họ không biết hội hoạ nhưng xem tranh của tôi họ rất thích. Bởi vì họ thấy trong đó những câu chuyện đồng cảm với mình.
Tôi không phải hoạ sĩ vẽ tranh để sống. Tôi cứ "trồng" tranh trên cánh đồng ấy, ai đi qua muốn mua thì cứ lấy. Không ai có thể cản tôi trên con đường này. Tôi không phải là một họa sĩ mà chỉ là kẻ bị màu sắc thống trị. Tôi là người đi ngang qua cánh đồng hội hoạ.
Tôi là "nhà văn cầm cọ" nhưng may mắn thay nhận được đánh giá từ mọi người là thoát ra được những văn chương thơ phú để vẽ lên những điều mình thích. Chắc sẽ chẳng ai phán xét tranh của tôi, vì tôi đâu phải hoạ sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Tôi chẳng học cách phối màu, tôi chỉ vẽ màu này gần màu kia, tôi thấy ưng và thấy nói hợp nhau là được.
- Vậy với ông, nghệ sĩ được làm điều mình thích đó là một thành công?
Tôi cho đó là thành công lớn nhất. Bởi vì nếu ta mong chờ ai cũng như Picasso, hay Nguyễn Du thì tất cả chết hết rồi. Vì có hàng triệu người làm thơ, người vẽ. Họ làm thơ, họ vẽ để được bày tỏ, cảm nhận cuộc sống này. Còn nếu chỉ để trở thành một cái gì đó chúng ta sẽ không đi đến đâu. Tại sao mỗi ngày lại có một nhà thơ, một bài thơ ra đời? Bởi vì họ cần viết để cho họ, tạo nên giá trị cho thế gian này.
Tôi không minh chứng cho nghệ thuật nhưng tôi có thể là nhân chứng của một đời sống nghệ sĩ. Một bên là danh tiếng, một bên là đời sống, nó khác nhau hoàn toàn. Những người làm thơ là minh chứng của đời sống thi ca, còn những nhà thơ vĩ đại hãy cứ làm thơ vĩ đại. Những người vĩ đại làm những việc vĩ đại. Có những người làm nên đời sống và có những người thay đổi đời sống.
- Trước ngày diễn ra triển lãm, ông còn trăn trở điều gì muốn vẽ?
Thực ra chẳng ai nghĩ mình đã đi hết con đường, chẳng ai nghĩ mình hoàn thiện. Tôi học Tiếng Việt 63 năm nhưng tôi vẫn bị sai chính tả, sai ngữ pháp, hoặc Tiếng Việt của tôi không đủ để tôi bày tỏ cảm giác bên trong mình. Cho nên là người vẽ cơ bản tôi nghĩ lăn tăn và mong muốn có thêm thời gian hơn nữa để vẽ không chỉ thường trực trong tôi mà còn trong mỗi nghệ sĩ làm nghề chân chính.
Đã thấy vẽ đẹp không ai vẽ nữa, cũng như thấy hoàn thiện trong thi ca rồi không ai làm thơ nữa. Chúng ta luôn cảm giác bị thất bại trước những cái chúng ta làm ra. Tôi luôn khuyên những người trẻ, khi làm thơ hãy in tập thơ ra, để thấy sự thất bại của mình ở đâu, và tiếp tục hoàn thiện trong tập thơ mới. Điều đó có vẻ hơi cầu toàn, nhưng đó là mong muốn của tôi.
Tình Lê
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn
Chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết anh được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ 2020-2025.
"> -
Nam sinh Việt lọt top thí sinh có điểm thi Tiếng Anh cao nhất thế giớiTrần Ngọc Bảo đạt điểm tuyệt đối 150/150 ở kỳ thi IGCSE của Cambridge. Ảnh: NVCC Chia sẻ với VietNamNet, Bảo nói: “Khi hoàn thành bài thi, dù biết làm khá ổn song em không hề nghĩ rằng mình sẽ có điểm số cao nhất Việt Nam, chưa nói đến việc vào top thế giới với điểm tuyệt đối”.
Nam sinh cho hay, em chưa bao giờ coi tiếng Anh như một môn học hay phải cố để đạt được điểm cao theo kiểu bị bắt ép. “Em luôn coi tiếng Anh là một phần của cuộc sống thường ngày, là một ngôn ngữ, công cụ để sinh hoạt và giao tiếp. Chính vì vậy, em không hề cảm thấy khó chịu hay khó khăn khi học, mọi việc đều thật sự thoải mái”, Bảo chia sẻ.
Nam sinh cho biết, khi học tại trường, em có cơ hội nói chuyện với các thầy cô giáo bản xứ bằng tiếng Anh, không chỉ riêng trong môn ESL mà trong cả các môn học khác của hệ Cambridge.
Ở kỳ thi IGCSE, bài kiểm tra môn tiếng Anh gồm 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đề thi mỗi kỹ năng gồm 3 phần với các câu trắc nghiệm kết hợp tự luận, về nhiều chủ đề từ tự nhiên đến xã hội, cùng các vấn đề thời sự.
Để đạt điểm tuyệt đối IGCSE, thí sinh phải có nền tảng kiến thức và khả năng mở rộng, liên kết thông tin, giải quyết vấn đề.
“Trong bộ môn ESL tại trường, chúng em luôn được làm việc nhóm, cùng thầy cô và các bạn thảo luận về nhiều chủ đề nóng trên thế giới. Cách học này không chỉ giúp em phát triển tiếng Anh toàn diện mà hỗ trợ nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện tư duy”, Bảo nói.
Bài thi Viết (Writing) trong ESL tương đối khó. Cách Bảo học kỹ năng Viết cũng khá đặc biệt. Em không viết quá nhiều nhưng luôn chú trọng vào chất lượng của từng bài viết cũng như "tranh thủ" xin nhận xét của thầy cô trên lớp.
“Việc biết lỗi sai và cách sửa sai là rất quan trọng khi luyện kỹ năng Viết. Vì vậy, số lượng chưa chắc quan trọng bằng chất lượng”, nam sinh chia sẻ.
Bảo thường tận dụng thời gian trên lớp để luyện viết, rồi nhờ giáo viên chấm và chữa. Em cho rằng, việc chấm và chữa bài viết rất nghiêm của cô giáo dạy trên lớp góp phần giúp mình đạt điểm số cao trong kỳ thi vừa qua.
Ngoài ra, theo Bảo, vai trò của việc tự học rất quan trọng, đặc biệt với học sinh theo học chương trình song bằng với lượng kiến thức lớn như em. "Đây là kết quả tốt, nhưng giữ được mới khó. Em dặn mình phải tiếp tục nỗ lực", Bảo nói.
Đến thời điểm này, Bảo đạt điểm trung bình chung học tập 9,5/10 theo chương trình của Việt Nam và A/A* (từ 80/100 điểm trở lên) các môn hệ Cambridge. Kết quả của Bảo thuộc nhóm cao nhất lớp. Nam sinh cũng đạt điểm SAT 1.520/1600.
Ngài Iain Frew, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam chúc mừng Trần Ngọc Bảo với thành tích "Top in the World". Ảnh: NSS. Không chỉ học giỏi, Bảo còn tích cực tham gia các hoạt động câu lạc bộ, thể thao. Thậm chí, nam sinh cho rằng mình đam mê thể thao hơn cả việc học.
Mê và chơi bóng đá từ nhỏ, Bảo hiện là thành viên câu lạc bộ bóng đá của trường. Nam sinh còn tham gia đội bóng của cơ quan bố. Đều đặn mỗi tuần một lần, hai bố con Bảo tham gia chơi tại khoa Khí tượng Thủy văn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi bố làm giảng viên. “Hai bố con thường đá cùng đội, chỉ khác vị trí chơi. Nhưng bố hay chuyền bóng sai”, Bảo hóm hỉnh.
Nam sinh kể, bố là giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nên cũng hỗ trợ em rất nhiều trong việc củng cố các kiến thức nền tảng.
Chia sẻ về dự định trong tương lai gần, Bảo cho hay sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành chương trình song bằng. Em hy vọng kết thúc chương trình phổ thông sẽ tìm kiếm cơ hội học bổng du học Mỹ với hướng ngành theo đuổi liên quan đến Sinh học. Ở kỳ thi các môn học thuật Cambridge toàn cầu hồi tháng 6/2024, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu có 3 học sinh nằm trong World Rank (bảng xếp hạng thế giới) ở top 1, top 5 và top 9; với 7 danh hiệu Top in Viet Nam/High Achievement (Điểm cao nhất Việt Nam/thành tích cao).
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.">