Tháng 4 tới, thành phố Cần Thơ sẽ liên tục có những chương trình hội thao của người khuyết tật nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4). Là chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố, công việc của bà Bùi Thị Hồng Nga (61 tuổi) cũng trở nên bận hơn.Cả ngày phải ngồi trên chiếc xe lăn, di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia khiến đôi chân bà mỏi nhừ, người ê ẩm. Lúc đó, ông Phan Đức Long, hơn vợ 5 tuổi, quê An Giang chỉ biết âm thầm làm “người vận chuyển” cho vợ.
Chiều về, ông vo gạo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, mang quần áo vào.
Ngồi trên chiếc xe lăn, bà phụ chồng vặt rau, kể những chuyện mình đã làm và chứng kiến trong ngày. Ông cũng góp vào những câu chuyện của mình rồi hỏi vợ, món này nấu thế nào, vị ra sao..., làm căn nhà chỉ có hai vợ chồng già thêm rộn rã.
|
Từ ngày làm vợ ông, bà thấy từng phút giây trôi qua thật ý nghĩa. |
Bà Nga bị tật hai chân khi mới tròn một tuổi, do biến chứng của cơn sốt bại liệt. Trải qua những khó khăn, mặc cảm, tự ti bà đã đạt được ước mơ làm cô giáo.
Năm 1987, bà quyết định đi mổ nắn lại xương với hy vọng sẽ có đôi chân lành lặn. Ca phẫu thuật thất bại, bà phải ngồi xe lăn suốt đời và phải nhận quyết định nghỉ hưu ở tuổi 29.
Điều này làm bà chán nản. Bà chỉ biết chia sẻ những tâm sự lên chương trình “Tìm bạn bốn phương” với mong muốn được kết bạn với những người cùng hoàn cảnh.
Thư đi, thư gửi về, bà Nga như được an ủi nên dần thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Lúc đó, ông Long đang bị bệnh nan y nên hay mở radio nghe tâm sự của bạn trẻ bốn phương.
Lúc nghe cô MC đọc tâm sự của Nga, ông thấy tò mò nên viết thư xin làm quen. Ban đầu, nghĩ ông cũng khuyết tật như mình, bà Nga viết thư đáp lại. Khi biết ông là người bình thường, bà không hồi âm.
“Tôi chỉ muốn kết bạn với người khuyết tật. Họ giống tôi nên dễ nói chuyện. Ông ấy bình thường thì xin lỗi, tôi không đón tiếp”, bà nhìn ông nhớ lại.
Không nản lòng, ông trải những tâm sự qua thư. “Anh có chân tay đầy đủ, nhưng có trái tim của người khuyết tật. Có khi, anh là người đau khổ hơn em”.
Đọc thư, bà suy nghĩ rất lâu rồi mới trả lời: “Nếu thư qua lại giúp anh vui hơn thì tôi đành chấp nhận”. Từ đó, họ thường xuyên viết thư cho nhau.
“Lúc đó, chẳng biết chuyện ở đâu mà nhiều lắm. Lần nào, hai đứa cũng viết đến 30 trang. Kể hết trong thư rồi nên giờ chúng tôi không biết nói gì cả”, bà nhìn chồng lém lỉnh.
|
Bà luôn thấy có lỗi vì không thể sinh cho chồng một đứa con. Ông thì ngược lại, chỉ cần nhìn vợ vui là hạnh phúc. |
Thư qua lại hơn một năm, ông tỏ tình thì một lần nữa, bà cắt liên lạc. “Tôi chỉ muốn làm bạn thôi, yêu thì không được. Biết đâu, người ta yêu mình vì thương hại”, cô gái Nga khi đó dứt khoát, dù trái tim đã thổn thức từ lâu.
Ở cách xa hơn 100km, ông Long ngày đêm ngóng trông thư trả lời của cô bạn quen qua radio mà chẳng thấy nên đứng ngồi không yên. “Khi đó tôi đang bị bệnh, nằm một chỗ nên không qua Cần Thơ gặp cô ấy được”, ông nhớ lại.
Không đành lòng nhìn con gái phải sống giả dối với cảm xúc, mẹ bà Nga đến An Giang tìm gặp Long. Trong nhà có truyền thống làm nghề y, cụ đưa ông về chữa trị.
Khỏi bệnh, ông quyết định ở lại phụ giúp làm nghề y cho mẹ bạn gái, đồng thời tìm cơ hội ngỏ lời một lần nữa. Lần này, ông quỳ xuống, ôm đôi chân không lành lặn của bà hôn và nói: “Hãy để anh làm đôi chân cho em”. Bà khóc vì hạnh phúc.
|
Hơn 30 năm qua, ông luôn là “người vận chuyển” cho vợ trên mỗi chặng đường. |
Lễ cưới diễn ra, bà mặc chiếc áo cô dâu, ngồi trên chiếc xe lăn cho chú rể đẩy lên sân khấu. Cả hai cắt bánh cưới trong tiếng vỗ tay chúc mừng của khách mời và nụ cười hạnh phúc của cha mẹ hai bên.
Từ ngày làm vợ ông, bà bỏ qua những mặc cảm, tự ti vì khiếm khuyết của đôi chân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với nhiều bạn bè.
Để thỏa ước mơ về nghề giáo, bà mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà. Ông Long đang làm quản lý các câu lạc bộ từ thiện, nhưng vẫn phụ vợ dọn bàn ghế, quét dọn lớp học khi học trò ra về.
Sáng mỗi ngày, ông dậy sớm nấu đồ ăn cho hai vợ chồng, ủi đồ, chở bà đến chỗ làm rồi mới đến cơ quan mình. Chiều về, ăn cơm xong, ông rửa chén, pha ấm nước mang ra sân cho hai vợ chồng nhâm nhi rồi ngồi xuống nắn bóp chân cho vợ.
Thương chồng tất bật với những việc không tên trong nhà, bà muốn phụ một tay cho nhanh, nhưng đôi chân phản ứng lại không cho phép. “Ông ấy là người chồng tốt, hi sinh rất nhiều cho vợ, vậy mà, tôi chẳng thể sinh cho ông ấy một đứa con”, giọng bà chùng xuống.
Nghe vợ nói buồn, ông động viên: “Anh sắp tận thế rồi. Cõng em, cõng thêm đứa con nữa sao chịu được”. Cứ như thế, hơn 30 năm sống chung, mỗi khi nghe vợ nhắc đến việc sinh con, ông lái đi hướng khác hoặc tìm những câu thật vui chọc cho vợ cười.
“Trong nhà có tiếng cười trẻ thơ lúc nào cũng vui, nhưng sức khỏe của bà ấy quan trọng hơn ”, ông nói.
Tình yêu chàng Tây dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nại giao thông
Tâm thư của chàng trai ngoại quốc dành cho cô gái Việt qua đời vì tai nạn giao thông khiến mọi người vô cùng cảm động.
" alt="Xúc động người đàn ông quỳ gối hôn lên đôi chân tật nguyền của bạn gái"/>
Xúc động người đàn ông quỳ gối hôn lên đôi chân tật nguyền của bạn gái
|
Lương Hương Giang - cô gái chuyển giới xinh đẹp nức tiếng miền Tây. |
Lương Hương Giang (24 tuổi, Đồng Tháp) đẹp nức tiếng miền Tây. Là gái chuyển giới nhưng cô lại được trời ban cho gương mặt thanh tú, đôi mắt to, làn da trắng nõn… Nhiều người chỉ gặp Giang đôi lần cũng phải thừa nhận: “Giang đẹp hơn cả phụ nữ”.
Nhưng với người chuyển giới như Giang, dù đẹp cỡ nào cũng gặp khó khăn trong tình yêu. Công cuộc đi tìm “một nửa” của họ chẳng khác gì canh bạc, may ít, rủi nhiều.
Nỗi đau tình yêu trong quá khứ
Từ sâu trong tâm hồn một “cô gái nhân tạo” như Hương Giang vẫn mang sự nhạy cảm, mỏng manh vốn có của phái nữ. Cô cũng khao khát được yêu, bảo vệ và chở che.
Nhưng trên con đường tìm kiếm tình yêu đích thực, cô gái Đồng Tháp gặp phải quá nhiều rào cản. Là định kiến gia đình, xã hội, là những kẻ Sở Khanh dùng lời ong bướm để lợi dụng cả vật chất lẫn tình dục.
|
Hương Giang từng gặp phải nhiều chuyện tình buồn trong quá khứ. |
24 tuổi, xinh đẹp, gợi cảm, khiến người khác vừa nhìn đã mê nhưng từng đó thứ chỉ khiến Giang dễ bị đàn ông “đánh bẫy” chứ chẳng khiến họ yêu thật lòng. Nhiều người tìm đến cô chỉ vì tò mò, muốn thử xem quan hệ với gái chuyển giới có gì khác biệt.
Có người lại cho rằng, dù đã giải phẫu thì gái chuyển giới bản chất vẫn là đàn ông, quan hệ xong chẳng thiệt thòi gì. Họ nghĩ Giang dễ dãi, gạ gẫm: “Đi khách sạn không?”, “Vào nhà trọ đi” một cách thản nhiên như thể hỏi “Em ăn cơm chưa?”.
Cũng không phải Hương Giang chưa từng gặp đàn ông tử tế, yêu cô thật lòng. Có điều, rào cản gia đình, xã hội vẫn là thứ quá khó để vượt qua. Mối tình đầu của Giang là một chàng trai nghèo mà si tình. Anh ta sẵn sàng bán chiếc xe máy mưu sinh duy nhất để có tiền vào Nam thăm cô, đưa cô ra mắt bạn bè với sự ngọt ngào và hãnh diện.
Nhưng trách nhiệm của người con trai trưởng trong nhà, phải lấy vợ và sinh con nối dõi đã khiến cho tình yêu của anh ta vỡ vụn. Giang lần đầu hiểu được, tình cảm chân thành chẳng phải là thứ dễ tìm.
“Riết rồi mình tuyệt vọng, không hiểu được tình yêu là gì và không tin vào nó. Chẳng gia đình nào chấp nhận con dâu họ là người chuyển giới và không thể sinh con sinh cháu cho họ”, Giang ngậm ngùi.
“Có một mảnh tình yêu nhưng quá khó khăn để giữ”
Sau tất cả, cô gái Đồng Tháp chọn cho mình cuộc sống độc thân, có đôi ba người bạn tri kỷ là đủ. Cô dè dặt với những người đàn ông thích mình, bày ra vẻ mặt lạnh lùng, khó gần để khỏi bị người lạ làm quen.
Nhưng từ trong sâu thẳm, Hương Giang vẫn khao khát được yêu thương, bảo vệ và chở che. Trước một chàng trai kém 4 tuổi, theo đuổi điên cuồng dù biết cô là gái chuyển giới, cô đã xiêu lòng.
|
Hương Giang hạnh phúc bên người yêu hiện tại. |
“Anh tên Thiện, gặp nhau lần đầu ở quán trà sữa, về nhà bình luận, nhắn tin Facebook rồi… yêu nhau. Thì ra, mỗi ngày Thiện đều đến quán trà sữa đó, chỉ để ngắm mình, từ rất lâu rồi”, Giang kể.
Giang nói: “Tôi là gái chuyển giới”, Thiện cười: “Anh biết rồi”. “Tôi không biết đẻ con” - “Không sao cả”. “Anh là con trưởng, bố mẹ anh nhất định phản đối” - “Chúng ta thuyết phục dần dần”. Cuộc nói chuyện trực tiếp đầu tiên của họ thẳng thắn và cũng ngọt ngào như vậy.
Giang xúc động, anh chàng vỗ về: “Anh biết em lâu rồi, biết cả quá khứ của em. Mỗi chiều đi làm về, anh đều tranh thủ tắm, ăn cơm rồi chạy xuống quán trà sữa để đợi và ngắm em. Thương em, anh chấp nhận tất cả. Chỉ cần em đồng ý với anh”.
|
Bạn trai hiện tại chấp nhận mọi định kiến để ở bên Hương Giang. |
Nhưng Giang cũng chẳng vì mấy lời ngọt nhạt đó mà gật đầu ngay. Mỗi tối, anh chàng vượt 10 cây số xuống nhà thăm cô. Anh tạo cho cô cảm giác bình yên khi ở gần, để rồi nỗi sợ bị đàn ông lợi dụng, phản bội trong quá khứ không còn ám ảnh cô nữa.
“Rào cản lớn nhất của hai đứa vẫn là gia đình. Ảnh là con một, không thể cưới người không biết đẻ được. Mình có nói với ảnh nhưng ảnh chỉ trấn an: “Dù thế nào anh cũng không bỏ anh”, Giang kể.
Hương Giang đã theo bạn trai về nhà ra mắt. Không một ai nhận ra cô là người chuyển giới. Giang vốn định sẽ nói sự thật ngay ngày hôm ấy nhưng sự vui vẻ, niềm nở của gia đình khiến cô ngần ngại.
“Rồi tụi mình cũng nói thôi, có thể là vài bữa nữa. Nếu gia đình anh phản đối kịch liệt, mình cũng chấp nhận thôi, vì bản thân mà làm khổ gia đình người ta, mình không làm được. Nhưng anh thì bảo hai đứa phải kiên trì, mình mà từ bỏ trước anh sẽ lật tung tất cả để tìm kiếm”, Giang chia sẻ.
Có được một mảnh tình yêu mà quá khó khăn để giữ, đó là thiệt thòi lớn nhất của những người chuyển giới như Hương Giang. Nhưng cô vẫn chấp nhận đánh đổi để được yêu, bởi đời người chỉ sống một lần.
Bí mật quá khứ đau đớn của 'cô đào chuyển giới' Sài Gòn
Sau những trận đánh đau đớn của người bố, Thanh Xuân (SN 1998) phải chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của mình.
" alt="Tâm sự của cô gái chuyển giới về chuyện tình yêu"/>
Tâm sự của cô gái chuyển giới về chuyện tình yêu